Trang chủNewsNhân quyềnCần thêm nhiều phong trào thi đua để tăng tốc chuyển đổi...

Cần thêm nhiều phong trào thi đua để tăng tốc chuyển đổi mô hình phát triển


Cần thêm nhiều phong trào thi đua để tăng tốc chuyển đổi mô hình phát triển - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần xây dựng và phát triển địa phương từng bước “giàu có, phồn thịnh” – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tối 10/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự Hội nghị tổng kết đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023); sơ kết 2 năm thực hiện Phong trào thi đua “Thái Nguyên đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số” giai đoạn 2021 – 2025; tôn vinh “Công dân Thái Nguyên tiêu biểu”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng gửi tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên cùng toàn thể các đồng chí, quý vị đại biểu những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Lịch sử cách mạng Việt Nam luôn in đậm dấu ấn các phong trào thi đua

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng và các đại biểu đã cùng ôn lại hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử của Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947) trước yêu cầu đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, ngày 11/6/1948, tại xóm Nà Lọm, xã Phú Đình – Trung tâm của vùng căn cứ địa cách mạng An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc nhằm động viên quân và dân ta thi đua “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.

Lời kêu gọi đã hiệu triệu hàng triệu con tim, khối óc người dân Việt Nam không kể già, trẻ, gái, trai; không phân biệt dân tộc, tôn giáo; giàu, nghèo, cùng đoàn kết với ý chí tự lực, tự cường, tạo nên sức mạnh vô song đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi, thực hiện được mục tiêu cao cả là giành độc lập cho Tổ quốc, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.

Từ đó, tư tưởng thi đua yêu nước của Người luôn được Ðảng, nhân dân ta vận dụng sáng tạo phù hợp từng giai đoạn cách mạng, luôn là động lực quan trọng, huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, nhất là trước những cơ hội lịch sử, những thời điểm cam go, thử thách ngặt nghèo.

Phó Thủ tướng khẳng định, lịch sử cách mạng Việt Nam luôn in đậm dấu ấn các phong trào thi đua trên nhiều mặt trận; từ tiền tuyến đến hậu phương, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược; trên khắp các lĩnh vực; ở mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành. Tiền tuyến thi đua chiến đấu lập công, hậu phương thi đua tăng gia sản xuất giỏi.

Các phong trào “Bình dân học vụ”, “Hai tốt” trong giáo dục; “Cờ Ba nhất” trong quân đội; “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp; “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp; “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên; “Ba đảm đang” của phụ nữ, hay “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”,… thực sự trở thành động lực mạnh mẽ, hành động cách mạng thiết thực cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, các phong trào thi đua yêu nước được triển khai mạnh mẽ, toàn diện với tinh thần “Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”; “Tất cả vì công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, với tiêu chí, nội dung và khẩu hiệu hành động cho từng lĩnh vực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi công dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong công cuộc Đổi mới, với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nhiều phong trào thi đua đạt hiệu quả cao như “Xóa đói, giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”,… Và gần đây, cả nước “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng thi đua, đoàn kết đồng lòng, chung sức, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Cần thêm nhiều phong trào thi đua để tăng tốc chuyển đổi mô hình phát triển - Ảnh 2.

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tiếp nối truyền thống của “thủ đô kháng chiến”

Chia vui với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thái Nguyên, Phó Thủ tướng nêu rõ, tiếp nối truyền thống của “thủ đô kháng chiến”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn đoàn kết, sáng tạo, ra sức thi đua, làm theo lời Bác: “Toàn thể đồng bào và cán bộ phải ra sức làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta”.

Nhiều phong trào thi đua ý nghĩa, thiết thực, gắn với thực tiễn phát triển của địa phương đã nhận được sự hưởng ứng tham gia đông đảo, tích cực của đồng bào, cộng đồng doanh nghiệp như: “Doanh nghiệp Thái Nguyên hội nhập và phát triển”, “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh”, “Dân vận khéo”…

Đáng chú ý, với phong trào “Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số”, Thái Nguyên đã vươn lên vị trí thứ 8 trong 63 tỉnh về chuyển đổi số; tiên phong triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Các nền tảng xã hội số dùng chung như C-ThaiNguyen, ThaiNguyên ID, Sổ tay Sức khỏe điện tử… từng bước mang lại hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội.

“Từ các phong trào thi đua, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, với những đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích, làm lợi cho đất nước hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều mô hình, giải pháp được nhân rộng, tác động lan toả trong tỉnh Thái Nguyên và khắp cả nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Chúc mừng những thành tích xuất sắc của 10 gương mặt công dân Thái Nguyên tiêu biểu và 75 điển hình tiên tiến, Phó Thủ tướng tin tưởng “còn có rất nhiều tấm gương bình dị mà cao quý đang thầm lặng, ngày đêm làm tốt công việc của mình, cống hiến cho quê hương, đất nước”.

Không bỏ lỡ “chuyến tàu” cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Phó Thủ tướng cho biết, Nghị quyết Đại hội lần XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, các phong trào thi đua cần được triển khai có hiệu quả, thực chất, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

“Chúng ta đang bước vào thời khắc của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển sang kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… biến thách thức thành cơ hội. Để không bỏ lỡ “chuyến tàu” cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều phong trào thi đua hướng vào xây dựng xã hội học tập, công dân số, phổ cập tri thức công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Cần thêm nhiều phong trào thi đua để tăng tốc chuyển đổi mô hình phát triển - Ảnh 3.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thái Nguyên vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19 – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Từng bước xây dựng Thái Nguyên “giàu có, phồn thịnh”

Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát động, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước một cách thiết thực, thường xuyên, toàn diện, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

Một là, phát huy những kết quả đã đạt được sau nửa nhiệm kỳ, tập trung triển khai, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bám sát đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, thi đua đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển đổi số xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị số với sự tham gia của từng người dân. Phấn đấu mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách, xứng đáng với vai trò, vị thế, tiềm năng của tỉnh trung tâm vùng trung du và miền núi phía bắc.

Ba là, chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên; khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phát hiện, thu hút nhân tài, coi nhân tài là động lực phát triển.

Cần thêm nhiều phong trào thi đua để tăng tốc chuyển đổi mô hình phát triển - Ảnh 4.

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cùng các Công dân Thái Nguyên tiêu biểu 2023 – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bốn là, quan tâm hơn nữa đến các vấn đề y tế, văn hóa, xã hội, phát triển giáo dục đào tạo, thể thao, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; đồng thời phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, xây dựng văn hóa, con người Thái Nguyên phát triển toàn diện.

Năm là, thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực tiễn, tinh thông nghiệp vụ, biết vận động quần chúng và tổ chức phong trào thi đua.

Phó Thủ tướng tin tưởng phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục lan tỏa trong toàn xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp, trí tuệ và tinh thần đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, từng bước “giàu có, phồn thịnh” như Bác Hồ mong muốn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phụ nữ Thủ đô giúp vườn hoa “người tốt

Sáng mãi phong trào "Ba đảm đang" Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, thời kỳ nào cũng in đậm dấu ấn về những cống hiến to lớn của phụ nữ Việt Nam cho sự trường tồn của dân tộc. Trong 94 năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã có sự lớn mạnh không ngừng với nhiều phong trào thi đua sôi nổi, để lại dấu ấn đậm nét - trong đó có sự đóng góp tích cực...

Tổng kết đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Đợt thi đua cao điểm diễn ra trong 70 ngày (từ ngày 20/7 đến ngày 27/9/2024) được triển khai đến đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức lao động (ĐV-CBCCVCLĐ) với 5 nội dung. Đợt thi đua cao điểm đã lan tỏa, tạo dấu ấn tích cực; nhiều hoạt động ý nghĩa đã được triển khai, mang đến không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên Công đoàn hưởng ứng. Các Công đoàn...

Đưa hơi thở cuộc sống vào các cuộc vận động, phong trào thi đua

PV: Thưa ông, nhiệm kỳ 2019-2024 là nhiệm kỳ rất thành công của MTTQ Việt Nam trên các mặt công tác, đặc biệt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đã được MTTQ Việt...

Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền về phong trào

Ông Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh: “Phong trào thi đua có được triển khai hiệu quả hay không là phụ thuộc rất lớn vào các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên...

Sôi nổi các phong trào thi đua

Hướng đến ngày hộiTừ nhiều năm nay, gia đình bà Trần Thị Tý (tổ dân phố 9, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) sống trong ngôi nhà chật chội, xuống cấp nghiêm trọng, mùa mưa lũ thường xuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Đà Nẵng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến gửi lời chúc mừng đến đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, các nhà sáng tạo và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhân dịp...

Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các khuyến nghị và thông báo lập trường của Việt Nam đối với những khuyến nghị này trước phiên họp 57 của Hội đồng Nhân quyền.

Khánh thành hai điểm trường vùng cao tại Lào Cai, tô điểm tình hữu nghị Việt Nam-Israel

Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp cùng Alma Cam Ranh Resort tiến hành cải tạo hai trường mầm non vùng cao tại Lào Cai sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) để lại. Lễ khánh thành diễn ra vào sáng nay, 19/2.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Độc đáo Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

VHO - Ban Tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam vừa tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức...

Bồi dưỡng kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật Bài chòi

VHO - Lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hành Bài chòi không chỉ góp phần truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi, mà còn thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ tại cơ sở, góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú...

Việt Nam và Na Uy hướng tới tăng cường hợp tác trong nền kinh tế xanh – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Hợp tác trong các lĩnh vực như ngành hàng hải xanh và năng lượng tái tạo… sẽ được thúc đẩy hơn nữa giữa Việt Nam và Na Uy trong thời gian tới. Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Bà Hilde Solbakken, phát biểu tại lễ kỷ niệm 211 năm Ngày Hiến pháp Na Uy. (Ảnh: VnEconomy) Đại sứ quán...

Hậu duệ Hoàng tộc triều Nguyễn hiến tặng 2 chiếc áo của mẹ vua Bảo Đại | Multimedia

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3,...

Mới nhất