Trang chủNewsThời sựCần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên...

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội


Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 1

Để Hà Nội phát triển xứng tầm là một thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo thì chính quyền thành phố cần đặt quyết tâm để xây dựng, phát triển hệ thống công viên xứng tầm với một thủ đô như vậy. Có một hệ thống công viên hiện đại không chỉ nâng cao nhu cầu hưởng thụ của người dân mà còn hướng đến xây dựng một Thủ đô văn hiến, văn minh, phát triển bền vững. Đây là trao đổi của KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam, với Báo Kinh tế & Đô thị.

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 2

Công viên là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc phát triển của mỗi đô thị, ông có thể khái quát đôi nét về sự hình thành và tầm quan trọng của hệ thống công viên trong quá trình phát triển đô thị Hà Nội?

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 3

– Những năm cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp bắt đầu thực hiện đô thị hóa lần thứ nhất Hà Nội và lập quy hoạch Hà Nội theo mô hình thành “thành phố vườn”, họ đã quan tâm nhiều đến xây dựng các công viên, vườn hoa và trồng cây xanh trên các hè phố. Công viên đầu tiên của Hà Nội được xây dựng vào năm 1890 là công viên Bách Thảo. Đây là một không gian mở dành cho nghiên cứu khoa học, đồng thời phục vụ cho nghỉ ngơi, thư giãn (chủ yếu phục vụ chính quyền cai trị). Cùng với công viên Bách Thảo, không gian Hồ Gươm thời kỳ này cũng được quy hoạch thành một dạng công viên mở, có mặt nước, đường dạo và trồng nhiều loại cây xung quanh. Bên cạnh đó, nằm xen trong các ô phố đều có những vườn hoa như vườn hoa Hàng Đậu, vườn hoa Con cóc, vườn hoa trước cửa nhà nhà băng Đông Dương bây giờ là vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Pasteur, vườn hoa Cửa Nam…

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 4

Như thế để thấy rằng vườn hoa, công viên có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc đô thị Hà Nội.. Đến giai đoạn sau Giải phóng Thủ đô (năm 1954), mặc dù kinh tế kinh tế còn khó khăn do hậu quả chiến tranh, Hà Nội vẫn quan tâm xây dựng những công viên rộng lớn, mang đậm dấu ấn một thời như công viên Thống Nhất, Thủ Lệ… Từ những năm 90 của thế kỷ XX thì các công viên ít được quan tâm phát triển.

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 5

Với tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng và số lượng công viên của TP Hà Nội hiện nay ra sao, thưa ông?

– Hà Nội hôm nay đã phát triển là một Thủ đô “vạm vỡ” với diện tích lên đến hơn 3.300 km2 và dân số hơn 8 triệu người. Với quy mô rộng lớn như vậy là điều kiện tốt để thành phố có cơ hội xây dựng, phát triển về mọi mặt trong đó có việc xây dựng phát triển hệ thống công viên, vườn hoa. Tuy nhiên, hiện nay tính cả về số lượng và chất lượng công viên của Hà Nội đều chưa đáp ứng được yêu cầu. Nói về số lượng, chúng ta cần nhìn nhận, chủ yếu vẫn là những công viên được xây dựng trong giai đoạn từ sau khi giải phóng Thủ đô đến trước đổi mới (1986).

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 6

Còn từ sau đổi mới đến khi mở rộng địa giới (2008) chưa có nhiều công viên tầm cỡ được nhà nước đứng ra xây dựng. Trong những năm gần đây một số công viên do các nhà đầu tư bất động sản lớn xây dựng tại các dự án khu đô thị mới nhưng mục đích chủ yếu là nhằm tăng giá trị bất động sản và phục vụ nhu cầu của cư dân tại các khu đô thị đó chứ không hoàn toàn để phục vụ xã hội. Trong khi số lượng chưa nhiều thì chất lượng cũng là vấn đề đáng bàn. Các công viên lớn như Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo… đều bị xuống cấp nhưng ít được đầu tư chăm sóc, thậm chí đất công viên còn bị sử dụng sai mục đích, để người dân lấn chiếm, xây dựng nhà cửa trái phép trong nhiều năm nhưng không được xử lý, như công viên Tuổi trẻ…

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 7

Vậy theo ông, cách thức quản lý, vận hành nên theo hướng như thế nào để các công viên trong thành phố có thể phát huy tối đa hiệu quả?

– Như tôi đã nói, công viên là một bộ phận quan trọng của đô thị thì nhất định phải được chính quyền quản lý, bảo vệ. Còn việc vận hành công viên để phát huy tối đa hiệu quả thì nên giao cho các tổ chức xã hội hay nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chúng ta có thể học hỏi mô hình quản lý công viên Central Park thuộc TP New York, Mỹ. Tổ chức tư nhân phi vụ lợi gồm những người yêu công viên đứng ra vận hành công viên theo một hợp đồng ký với chính quyền TP New York. Họ được phép thu tiền những dịch vụ trong công viên, dùng một phần số tiền đó để tu bổ thường xuyên và một phần nộp thuế cho chính quyền.

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 8

Ở Hà Nội, hiện nay việc quản lý và vận hành công viên đều là các đơn vị của nhà nước, cơ chế quản lý còn lạc hậu, chậm đổi mới dẫn đến nhiều lúng túng, nhất là sau khi thực hiện chỉ đạo của thành phố phá bỏ hàng rào, không thu phí vào công viên, tạo thành công viên mở để người dân dễ tiếp cận đã nảy sinh nhiều bất cập. Do vậy, rất cần thay đổi tư duy trong việc quản lý và vận hành các công viên tại Hà Nội.

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 9

Thế nhưng dù có bỏ hàng rào, tường rao bao quanh thì công viên cũng không phải là cái “vườn hoang”, vẫn cần có sự quản lý. Như làm hàng rào mềm thấp bằng cây xanh, trồng hoa xung quanh…; lắp đặt hệ thống dèn chiếu sáng hợp lý, camera giám sát,… Đặc biệt, để công viên hoạt động tốt thì ngoài vai trò của chính quyền thì rất cần sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức chính trị – xã hội, mà trong đó ý thức công dân là rất quan trọng. Vì vậy cần tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức cộng đồng.

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 10

Từ năm 2014, TP Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, khu vực nội đô sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên xây mới, 42 công viên, vườn hoa hiện có sẽ được cải tạo, nâng cấp và 7 khu công viên đặc thù. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai số lượng công viên được cải tạo, xây mới chưa đáng kể. Ông có thể phân tích một số nguyên nhân của việc chậm trễ này?

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 11

– Cái lợi lớn nhất của công viên là giúp cho đô thị phát triển theo hướng bền vững, có bản sắc theo hướng văn minh hiện đại, giúp cho người dân đô thị có một môi trường sống tốt hơn. Nhưng đầu tư vào loại hình này thường không sinh lời nên kêu gọi doanh nghiệp thường rất khó. Vì vậy muốn phát triển công viên thì rất cần nguồn lực và cách vận dụng cơ chế của nhà nước một cách phù hợp.

Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều khu đất tại các quận huyện đã được giao cho các DN để xây dựng như dự án công viên Kim Quy tại Đông Anh, công viên Hello Kitty tại quận Tây Hồ… nhưng đều chậm triển khai. Thành phố cần có cuộc rà soát, kiểm tra những dự án nào chậm tiến độ, không có khả năng thực hiện theo quy hoạch thì thu hồi hoặc giao nhà đầu tư khác đủ năng lực thực hiện. Đối với các dự án quy mô lớn, để thu hút đầu tư chính quyền nên đứng ra giải phóng mặt bằng và có cơ chế giao đất, cho thuê đất.

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 12

Hà Nội hiện đang tích cực triển khai Kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025. Vậy theo ông, Hà Nội cần phải có cơ chế, chính sách như thế nào để thúc đẩy việc hoàn thiện, phát triển không gian xanh của TP, nhất là giải pháp để đầu tư xây dựng được các công viên vui chơi giải trí ngang tầm khu vực, thế giới?

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 13

– Diện tích không gian xanh nói chung, diện tích công viên vườn hoa nói riêng trên đầu người của Hà Nội hiện đang rất thiếu so với quy chuẩn. Như hiện nay, chỉ tiêu đất cây xanh của Hà Nội mới đạt 2,06 m2/người, quá thấp so với tiêu chuẩn quốc gia là 7 m2/người. Vì thế, để chủ trương của chính quyền TP Hà Nội quyết tâm đến 2030 nâng chỉ tiêu đất cây xanh lên 10 m2/người thành hiện thực, thì theo tôi, cần phải có quyết tâm chính trị rất lớn. Phải nhìn nhận rõ, công viên, vườn hoa cũng là thiết chế của văn hóa, việc chúng ta đang làm hôm nay không chỉ cho hiện tại mà cho cả tương lai của các thế hệ công dân Thủ đô mai sau, do vậy phải có sự quan tâm đặc biệt và cơ chế dành nguồn lực thích đáng của Nhà nước.

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 14

Về giải pháp cụ thể, tại khu vực nội đô khi không còn quỹ đất mới để xây dựng công viên thì cần nhanh chóng xanh hóa các không gian công cộng, thực hiện di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, cơ sở giáo dục, bệnh viện ra khỏi nội đô đề dành đất cho không gian xanh, công viên, vườn hoa. Thậm chí, Hà Nội cần tính toán xây dựng một công viên rừng trong phạm vi khoảng 10 cây số từ khu vực bãi Phúc Xá bên bờ sông Hồng, phát huy thành công việc biến nơi chứa rác thải, phế thải thành công viên xanh nhưở Phúc Tân vừa qua. Đây là khu vực vô cùng quý giá để thành phố tận dụng xây dựng phát triển một công viên sinh thái có giá trị về nhiều mặt cho đến hàng trăm năm sau.

Trân trọng cảm ơn ông!

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 15

Cần thay đổi tư duy quản lý và vận hành công viên Hà Nội - Ảnh 16

13:49 23/03/2024



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường. Với Hồ...

đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn trên địa bàn

Kinhtedothi- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 24/1/2025 về việc tăng cường tuyên truyền, phòng chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn trên địa bàn TP năm 2025. Thực hiện Quyết định số 871/QĐ-TTg ngày 19/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi...

Hà Nội tổ chức hoạt động Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công

Kinhtedothi – Ngày 25/1/2025, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND về việc tổ chức hoạt động Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội. Việc thực hiện hiệu quả Đề án "Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội" nhằm xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ hành chính hiện đại, tiện lợi, minh bạch, lấy người dân và...

Hà Nội giao 4.952,8m² đất cho huyện Thanh Trì xây dựng khu cây xanh, thể thao 

Mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Xây dựng khu cây xanh, thể thao kết hợp nhà văn hóa thôn Việt Yên được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt tại Quyết định số 6537/QĐ-UBND ngày 25/11/2022. Vị trí, ranh giới khu đất xác định tại Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 do Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Việt Nam lập và hoàn thành năm...

Hà Nội giao đất tại huyện Chương Mỹ làm Chùa Hạ, Chùa Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội giao Giáo hội Phật giáo Việt Nam sử dụng đất tại xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ làm Chùa Hạ và Chùa Vĩnh Phúc. Sử dụng 900,4m2 đất tại xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ để làm Chùa Hạ UBND TP ban hành Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 24/1 về việc giao Giáo hội Phật giáo Việt Nam sử dụng 900,4m2 đất tại xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội để sử dụng làm Chùa...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Vận động không tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình

(NLĐO)- Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, lãng phí ...

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1, tức 26 tháng Chạp), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng đêm...

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường. Với Hồ...

Đoàn đại biểu TP HCM dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

(NLĐO) - Lễ dâng cúng diễn ra với nghi thức truyền thống của người dân Nam Bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ...

Mới nhất

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Mới nhất