Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Thông tư mới quy định về dạy thêm, học thêm có nhiều điểm mới, mang thông điệp mạnh mẽ, xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.

Sau một thời gian tiếp thu các ý kiến đóng góp rộng rãi của người dân, đại biểu Quốc hội, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về xóa bỏ tư duy “quản không được thì cấm” trong xây dựng pháp luật, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định về dạy thêm, học thêm (DTHT) kế thừa và cải tiến các quy định quản lý DTHT trước đây.

Bộ GD-ĐT không cấm giáo viên (GV) dạy thêm, nhưng phải dạy thêm ở trong trường, ngoài trường đúng quy định, đúng đối tượng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực và để công bằng hơn. Chẳng hạn, trước đây có nhiều GV dạy thêm thu nhập vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng nhưng không hề đóng một đồng thuế nào là không công bằng với các ngành nghề khác.

Để việc quản lý DTHT hiệu quả, đúng quy định, trước hết cần thay đổi nhận thức nhiều phía, từ nhà trường, các trung tâm dạy thêm, GV, phụ huynh và toàn xã hội. Song song với đó, nhà nước sớm ban hành các chính sách đối với nhà giáo, trong đó có luật Nhà giáo nhằm ngày càng nâng cao vị thế, uy tín, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà giáo, để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Dạy thêm, học thêm: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía- Ảnh 1.

Quy định mới về dạy thêm, học thêm nhằm hạn chế tiêu cực và để công bằng hơn

KHẲNG ĐỊNH QUAN ĐIỂM KHÔNG DẠY THÊM VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Tại khoản 2, Điều 4, Thông tư số 17/2012/TT ngày 16.5.2012 quy định về DTHT (Thông tư 17), quy định: “Không dạy thêm đối với học sinh (HS) tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”. Với quy định này, nhà trường, các trung tâm dạy thêm và GV, phụ huynh không được tổ chức hay tham gia dạy thêm các môn học đối với HS tiểu học.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua việc DTHT đối với HS tiểu học đã trở nên phổ biến. Tình trạng này đã gây ra nhiều hệ lụy: HS sau khi học buổi thứ 2 ở trường phải tiếp tục đến nhà thầy cô để học (mỗi tuần 2-3 buổi), ảnh hưởng đến sức khỏe; thầy cô do dạy thêm vào buổi tối (có khi đến 6 buổi/tuần) nên không còn nhiều thời gian chuẩn bị cho chuyên môn, bài vở; phụ huynh mất thời gian đưa đón HS và tốn thêm khoản chi phí…

Với Thông tư 29 ban hành cuối tháng 12.2024, một lần nữa khẳng định: “Không tổ chức dạy thêm đối với HS tiểu học”. Để quan điểm không dạy thêm đối với HS tiểu học trở thành hiện thực, thống nhất và xuyên suốt, thì nhà trường, các trung tâm dạy thêm, GV, phụ huynh và toàn xã hội phải đồng lòng, đồng sức không để DTHT các môn học diễn ra đối với HS tiểu học. Nhà trường đảm bảo chất lượng chung để phụ huynh yên tâm.

Việc không được dạy thêm đối với HS tiểu học sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của một bộ phận GV, nhất là đối với GV mới ra trường lương còn thấp. Vì vậy, đối với GV tiểu học, ngoài chính sách chung đối với nhà giáo, cần tăng thêm phụ cấp đứng lớp để GV có thêm thu nhập lo cho cuộc sống gia đình.

KHÔNG DẠY THÊM CÓ THU TIỀN VỚI HS CHÍNH KHÓA: NGUY CƠ LÁCH QUY CHẾ

Quy định GV không được dạy thêm ngoài trường học đối với HS mà GV đó đang dạy trên lớp cũng đã được quy định tại Thông tư 17, nhưng chưa được chặt chẽ, dẫn đến bị GV lợi dụng, khi quy định GV có thể dạy HS đang dạy trên lớp nếu được sự đồng ý của hiệu trưởng. Đây là chỗ hở để GV lách quy chế, khi họ được phòng GD-ĐT hoặc sở GD-ĐT cấp giấy phép dạy thêm trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng. Điều này đồng nghĩa hiệu trưởng đồng ý cho GV dạy thêm với HS mà GV đang dạy trên lớp. Đây chính là nguyên nhân trong thời gian vừa qua gia tăng việc GV THCS và THPT tổ chức dạy thêm ở nhà hay thuê địa điểm. Cùng với đó, việc xét tuyển THPT hay xét tuyển ĐH bằng điểm học bạ cũng làm gia tăng tình trạng DTHT, HS vừa học nâng cao kiến thức, vừa để kiếm điểm cao.

Tại Thông tư 29, vấn đề này đã được sửa đổi theo hướng “GV đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của HS đối với HS mà GV đó đang được nhà trường phân công dạy học”. Với quy định này, nhiều người cho rằng mang tính nhân văn, làm trong sáng thêm hình ảnh người thầy. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là điều phi thực tế, vì trong một lớp dạy thêm ở nhà hiện nay có tới 80-90% là HS đang học trên lớp, nếu không thu tiền thì không đủ chi phí cho lớp học; còn dạy thêm tại các trung tâm, thu nhập GV sẽ giảm và không phải người nào cũng được hợp đồng giảng dạy.

Thực tế ở các vùng nông thôn, các thị trấn trung tâm huyện không có điều kiện để mở các trung tâm dạy thêm, trong khi HS có nhu cầu học thêm. Vì vậy, thay vì GV trực tiếp mở lớp dạy thêm ở nhà như trước đây, họ có thể cho người thân đứng tên mở trung tâm dạy thêm có giấy phép kinh doanh, rồi hợp đồng với nhiều GV khác cùng dạy thêm, có thu học phí với tất cả HS, theo kiểu “bình mới, rượu cũ”.

Bên cạnh đó, Thông tư số 29 không có quy định đối với việc dạy thêm trực tuyến, mà hiện nay nhiều HS đang học trực tuyến với một công ty luyện thi hoặc với GV dạy trực tuyến qua mạng. Cần phải có quy định rõ hơn về dạy thêm bằng hình thức trực tuyến.

Dạy thêm, học thêm: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía- Ảnh 2.

Để việc quản lý dạy thêm học thêm hiệu quả, đúng quy định, trước hết cần thay đổi nhận thức nhiều phía, từ nhà trường, các trung tâm dạy thêm, giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội

HỌC SINH XẾP LOẠI ĐẠT, KHÁ VÀ TỐT HỌC THÊM Ở ĐÂU ?

Việc quy định dạy thêm trong trường học chỉ thực hiện đối với 3 nhóm đối tượng, đó là: những HS xếp loại học tập chưa đạt ở học kỳ liền kề; HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi; và HS cuối cấp ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp. Dạy thêm trong những trường hợp này không thu tiền HS và là trách nhiệm của nhà trường, được đưa vào kế hoạch giáo dục đầu năm. Vấn đề này thực tế nhiều trường đã thực hiện. Trong đó, với 2 đối tượng đầu hoàn toàn không thu học phí, còn nhóm đối tượng thứ ba, các trường không thu học phí nhưng phụ huynh cuối cấp hỗ trợ thông qua quỹ phụ huynh đầu năm. Việc ôn thi này chỉ nhằm đảm bảo ở mức cơ bản để đỗ tốt nghiệp, còn HS muốn học nâng cao để thi vào các trường THPT, các trường ĐH tốp đầu phải học thêm ở bên ngoài.

Ngoài ra, những HS khác (xếp loại đạt, khá và tốt) học thêm ở đâu để cải thiện thành tích học tập? Nhóm đối tượng này sẽ có nhiều hướng, một là tự học, tự nghiên cứu tìm tòi, hai là học các lớp online và ba là học trực tiếp tại các trung tâm luyện thi. Điều này góp phần tăng cường năng lực tự học của HS và hạn chế tiêu cực về DTHT như trước đây.




Nguồn: https://thanhnien.vn/day-them-hoc-them-can-thay-doi-nhan-thuc-tu-nhieu-phia-18525011016163195.htm

Cùng chủ đề

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

33 học sinh nghi ngộ độc thuốc diệt chuột hiện ra sao?

Ngày 23/1, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho biết, 33 học sinh trường Tiểu học Phú Lâm nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe ổn định. ...

Quy định về dạy thêm gây băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát

(Dân trí) - Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin liên quan quy định dạy thêm để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp, bởi quy định này "còn không ít ý kiến băn khoăn". Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xử lý thông tin phản ánh liên quan chương trình giáo dục phổ thông.Trước...

Ngôi trường mở cửa trở lại sau 52 năm vì một học sinh

(Dân trí) - Ngôi trường nằm trên hòn đảo Kaprije (Croatia) đã mở cửa trở lại sau 52 năm dừng hoạt động vì một cậu bé duy nhất trên đảo đã tới tuổi đi học. Val Mudronja - học sinh duy nhất sống trên đảo Kaprije, Croatia - đã đến tuổi đi học. Dù vậy, đảo Kaprije không có trường học. Suốt 52 năm qua, vì lượng học sinh trên đảo quá ít ỏi nên trường học đã dừng hoạt...

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Mẹo diện áo len cardigan xinh ngất ngây dịp tết

Áo len cardigan ngày càng được các nhà mốt chăm chút sáng tạo để trở nên mới mẻ,...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Vũ Minh Đức (học sinh lớp 12 Toán 2, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) vỡ...

Hàng nghìn giáo viên Hà Nội sẽ được tiền thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên làm việc tại các trường công lập sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. Ngày 24/1, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, TP Hà Nội đã chấp...

Mới nhất

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Lì xì sai cách có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ

Lì xì ngày đầu năm cho trẻ nhỏ là văn hóa của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Thế nhưng chuyên gia tâm lý cảnh báo việc lì xì sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ. ...

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Mới nhất