Trang chủNewsThời sựCần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ...

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao

Quốc hội vừa thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đa số các đại biểu đồng tình về sự cần thiết của dự án.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại biểu Phạm Văn Hòa (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng, nội dung của tờ trình đã làm rõ được sự cần thiết của dự án, số vốn đầu tư, hướng tuyến và cách thức đầu tư. 

Tuy nhiên, vẫn cần lấy thực tế triển khai các dự án metro làm bài học khi đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam để tránh đội vốn và chậm tiến độ.

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa.

Tính toán kỹ để tránh đội vốn

Ông đánh giá thế nào về nội dung mới nhất trong Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội mà các đại biểu vừa thảo luận tại tổ?

Đây là một siêu dự án chưa từng có trong lịch sử đầu tư công của đất nước. Nhưng tôi đánh giá rất cao cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng để trình Quốc hội chủ trương đầu tư ở kỳ họp thứ 8 này.

Tôi cho rằng, rất nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội và người dân đều đồng tình ủng hộ dự án cần sớm triển khai. 

Bởi những lợi ích của đường sắt tốc độ cao đã được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới, gần chúng ta nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia.

Nếu được thông qua và triển khai khẩn trương, chúng ta sẽ có hệ thống đường sắt hiện đại không kém gì các nước phát triển trên thế giới. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Qua nghiên cứu tờ trình và nội dung họp tổ ở Quốc hội về dự án này, ông còn điều gì băn khoăn không?

Như trong thảo luận tổ vừa qua, tôi và một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm rõ về tổng mức đầu tư của dự án. 

Hơn 67 tỷ USD là số tiền rất lớn, chiếm một phần không nhỏ GDP trong hiện tại và chục năm tới. 

Số vốn này liệu có bị đội lên nữa không, nếu đội lên thì đội bao nhiêu, cũng cần phải tính toán kỹ.

Dự án thực hiện qua nhiều năm, đến năm 2035 mới hoàn thành thì yếu tố trượt giá, lạm phát phải được tính đến để hạn chế tối đa đội vốn. 

Bài học từ các dự án đường sắt đô thị ở TP.HCM và Hà Nội vẫn còn nguyên giá trị về đội vốn chậm tiến độ.

Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu tính toán kỹ lưỡng và không phụ thuộc vào nước ngoài, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được dự án với số vốn như đã trình Quốc hội.

Điều tôi quan tâm nữa là khả năng làm chủ công nghệ và phát triển ngành công nghiệp đường sắt từ dự án này. 

Tôi được biết, bản thân những người tham gia viết dự án này đã đi học hỏi ở các nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Trước mắt chúng ta học hỏi của các nước, nhưng về lâu dài cần làm chủ và sáng tạo công nghệ cho riêng mình. Chuyển giao công nghệ là điều tối quan trọng để có thể thực hiện được mục tiêu đó.

Làm chủ công nghệ là yếu tố then chốt

Trong phần phát biểu tại tổ vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng nêu rõ chúng ta dứt khoát phải làm chủ công nghệ về xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng… vì đây là những vấn đề nếu sau này phụ thuộc vào nước ngoài sẽ rất phức tạp. 

Vậy theo ông, chúng ta nên làm chủ và yêu cầu chuyển giao công nghệ như thế nào?

Việc làm chủ công nghệ như Bộ trưởng Bộ GTVT đã phát biểu là rất đúng. Theo tôi, các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu phải liên doanh với nhà thầu trong nước, đàm phán chuyển giao công nghệ cho công ty trong nước.

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 2.

Tính toán kỹ để hạn chế tối đa việc đội vốn, chậm tiến độ là vấn đề quan trọng khi triển khai dự án đường sắt tốc độ cao (ảnh minh họa).

Việc ký hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được thực hiện trước khi đấu thầu. Các công ty nước ngoài không ký hợp đồng chuyển giao trước khi đấu thầu sẽ bị loại. 

Đồng thời cũng cần phải thành lập bộ phận kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chuyển giao công nghệ kèm theo tiêu chí cụ thể.

Cùng đó, chúng ta thực hiện chính sách mời gọi các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước để cùng đóng góp công sức, trí tuệ, thực hiện chính sách đào tạo nhân lực quy mô lớn để phục vụ ngành công nghiệp đường sắt.

Qua thảo luận tổ, nhiều ý kiến nhận diện một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ của các dự án đường sắt đô thị trước đây chính là GPMB. 

Vậy, với dự án đường sắt tốc độ cao, ngoài giải pháp tách GPMB thành 1 dự án riêng, theo ông, còn cần yếu tố gì?

Theo tôi, GPMB liên quan mật thiết tới sự chủ động của các địa phương. 

Vì vậy, ngay khi chủ trương được thông qua, các tỉnh thành có đường sắt tốc độ cao đi qua cần tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của dự án. Từ đó, có sự đồng thuận trong GPMB.

Khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các địa phương cần nhanh chóng bắt tay vào thực hiện điều chỉnh quy hoạch, khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt tốc độ cao như chính sách đặc thù mà trong tờ trình Chính phủ đang đề xuất.

Không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có nhà ga

Tại thảo luận tổ, cũng có ý kiến cho rằng cần phải nghiên cứu hướng tuyến làm sao cho thẳng nhất, hiệu quả nhất, quan điểm của ông về hướng tuyến, nhà ga mà Chính phủ trình ở dự án này thế nào?

Dự kiến, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ có 23 ga hành khách dọc theo 20 tỉnh thành, một số tỉnh có tới 2 ga khách như Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận. Trung bình 70km sẽ có 1 nhà ga.

Trong thảo luận tổ có ý kiến cho rằng, cự ly như vậy thì có phù hợp với tốc độ tàu là 350km/h hay không? 

Bởi tốc độ từ 0 – 350km/h cần phải có khoảng cách đủ lớn mới tận dụng được tốc độ, không thì tàu vừa đạt tốc độ lớn nhất đã phải dừng ở ga, sẽ rất tốn năng lượng.

Điều này được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng giải thích là loại tàu thiết kế chạy 350km/h chỉ dừng 5 ga xen kẽ với nhau, không phải 1 đoàn tàu dừng ở toàn bộ 23 ga. Tàu dừng ở 23 ga sẽ có vận tốc thấp hơn.

Có nghĩa là khoảng cách dừng của tàu vận tốc cao nhất 350km/h sẽ là hàng trăm km. Điều này là hợp lý, các nước trên thế giới cũng thiết kế như vậy để mang lại hiệu quả cao.

Một điều tôi cũng quan tâm nữa là không nhất thiết phải tỉnh nào cũng có nhà ga. 

Nếu không thấy phù hợp về lưu lượng vận tải (hành khách và hàng hóa), các loại hình giao thông đáp ứng được thì tỉnh đó dù có đường sắt tốc độ cao đi qua nhưng cũng không nhất thiết phải có ga. 

Điều này giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả khai thác sau này.

Cảm ơn ông!

Ông Chu Văn Tuân, Phó giám đốc Ban QLDA Đường sắt, Bộ GTVT:

Loạt cơ chế đặc thù để triển khai nhanh

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 3.

Đường sắt tốc độ cao được triển khai ở bối cảnh quy mô nền kinh tế có nhiều thuận lợi. 

Dự kiến thời điểm triển khai xây dựng năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ lên đến khoảng 564 tỷ USD, nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Tuy vậy, đây là dự án có quy mô đặc biệt lớn, chưa có tiền lệ, tính chất kỹ thuật phức tạp, tích hợp nhiều chuyên ngành, Việt Nam chưa có kinh nghiệm, quá trình thực hiện sẽ gặp những vướng mắc, từ huy động vốn, GPMB, trình độ nhân lực…

Đáp ứng tiến độ, hiệu quả triển khai dự án, 19 cơ chế đặc thù đã được nghiên cứu, đề xuất và được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét.

Trong đó, cơ chế về bố trí vốn là một trong những nội dung quan trọng. Đảm bảo tính khả thi, đưa dự án về đích năm 2035, Bộ GTVT, tư vấn và các cơ quan liên quan đã đề xuất cơ chế dự án được bố trí vốn qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức vốn bố trí mỗi kỳ trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Tối ưu thời gian chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công dự án, quy trình thiết kế cũng được đề xuất theo hướng rút gọn nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.

Với quy trình thông thường, dự án sẽ phải thực hiện lập 4 bước thiết kế, để khởi công dự án kể từ thời điểm phê duyệt nhanh nhất cần khoảng hơn 4 năm, tức là dự kiến nhanh nhất quý II/2029 mới có thể khởi công. 

Do đó, tư vấn đã đề xuất cơ chế chủ đầu tư được lập thiết kế FEED thay cho thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi.

Do dự án có số lượng nhà ga lớn, trải dài theo tuyến nên việc tổ chức thi tuyển kiến trúc theo quy định của luật hiện hành mất tương đối nhiều thời gian (tối thiểu khoảng 6 – 12 tháng).

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, phương án trúng tuyển sẽ được bảo hộ quyền tác giả, việc điều chỉnh phương án kiến trúc theo yêu cầu thực tiễn của từng nhà ga là rất phức tạp và phát sinh thời gian. 

Trên cơ sở đó, công trình nhà ga đường sắt tốc độ cao được đề xuất không thuộc đối tượng phải thi tuyển phương án kiến trúc.

Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm triển khai các dự án giao thông quy mô lớn thời gian qua, hàng loạt cơ chế, chính sách nhằm rút ngắn thời gian GPMB cũng như chuẩn bị nguồn vật liệu đã được đề cập trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội.

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Bắt tay đào tạo ngay nguồn nhân lực

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 4.

Dù có nhiều thuận lợi trong việc huy động nguồn lực, song một điều không thể phủ nhận là dự án sẽ đối diện với nhiều khó khăn do chưa từng có tiền lệ, nguồn vốn rất lớn, công nghệ hiện đại, thời gian đầu tư dài, tính chất kỹ thuật phức tạp.

Vừa qua, tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội, Chính phủ đã đề xuất 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt thuộc thẩm quyền Quốc hội, có thể chia thành 3 nhóm.

Nhóm thứ nhất là các cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực. Theo tôi, đối với nhóm cơ chế này, quan trọng nhất là phải bắt tay ngay vào chuẩn bị nhân lực. 

Bởi sau khi chủ trương được thông qua, công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình cấp thẩm quyền phê duyệt cần phải triển khai sớm, sau đó là thiết kế, thi công, nhận chuyển giao công nghệ.

Cần có sự đánh giá kỹ lưỡng, bộ máy quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, bảo dưỡng của ta có đủ không? 

Tôi tin chưa đủ và Việt Nam chưa có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành tuyến đường sắt có tốc độ đến 350km/h. Vì vậy, đào tạo nhân lực phải triển khai ngay từ bây giờ.

Nhóm thứ hai là đảm bảo tiến độ, chất lượng, thủ tục đầu tư dự án. Tiến độ triển khai dự án được đề xuất là 10 năm, từ 2025 đến 2035. 

Nhưng thực chất giai đoạn thi công chỉ 7 năm, bởi nếu như được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, thì mất 3 năm chuẩn bị để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng…

Do vậy, cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về thủ tục đầu tư cực kỳ quan trọng.

Nhóm thứ ba là các giải pháp khác. Trong đó, phải kiện toàn lại tổ chức quản lý dự án, giải pháp này có thể thuộc thẩm quyền Chính phủ nhưng phải đặt ra. 

Với dự án lớn, phức tạp, cần nghiên cứu, thành lập ban quản lý dự án chuyên biệt.

Mô hình quản lý dự án cần thực hiện như thế nào cũng là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu, cần có sự chuẩn bị từ sớm.

PGS. TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình Xây dựng, Bộ Xây dựng:

Giải bài toán lựa chọn công nghệ

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 5.

Đây là dự án hết sức đặc biệt và mang sứ mệnh lịch sử. Có thể khẳng định, đây là công trình chúng ta phải nhờ công nghệ nước ngoài. 

Chính phủ sẽ phải tính toán để chọn công nghệ của một quốc gia hay kết hợp công nghệ của nhiều quốc gia?

Những thách thức về điều kiện địa lý, khí hậu, bão, lũ… sẽ quyết định lựa chọn công nghệ nào, không chỉ là loại tàu mà còn hệ thống hỗ trợ khác như đường ray, tín hiệu, điện và thông tin liên lạc.

Lựa chọn được công nghệ lõi và hiểu sâu được các công nghệ đặc biệt khác cần có để kết nối với công nghệ lõi sẽ là thách thức rất lớn, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực.

Đảng và Nhà nước ta đã nêu chủ trương rõ ràng là xây dựng đường sắt tốc độ cao phải áp dụng công nghệ tiên tiến, nhưng phải đảm bảo sự tham gia đồng thời của các doanh nghiệp trong nước, tiến tới làm chủ công nghệ.

Chúng ta đã có kế hoạch về đào tạo nhân lực, nhưng nguồn đủ trình độ để tiếp nhận và làm chủ công nghệ là một câu hỏi lớn. 

Giải bài toán này, cần huy động các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu tham gia.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-rut-kinh-nghiem-tu-metro-khi-lam-duong-sat-toc-do-cao-192241114230749459.htm

Cùng chủ đề

Người có công với cách mạng đi tàu dịp 30/4 được giảm giá vé đến 40%

Công ty CP Vận tải đường sắt triển khai chương trình giảm giá vé tàu đến 40% đối với hành khách là người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). ...

Đại biểu gợi ý đốt thẻ Visa cho người âm thay vì đống vàng mã

(Dân trí) - Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm. Việc này có thể hiệu quả hơn đánh thuế. Đây là nội dung được bàn thảo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 26/3, khi thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt...

Bộ Nội vụ đề xuất 11 tỉnh thành giữ nguyên không sắp xếp sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên không thực hiện sắp xếp sáp nhập. Thực hiện các kết luận của...

Đề xuất rút gọn thủ tục, giúp doanh nghiệp sớm đưa hàng hóa ra thị trường

Theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam, cần nghiên cứu giảm thời hạn thẩm định, nhằm rút gọn trình tự, thủ tục và thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sớm đưa hàng hóa ra thị trường. ...

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Làm rõ khái niệm hóa chất cần kiểm soát đặc biệt Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bám sát mục tiêu, quan điểm, chính sách xây dựng Luật và Thông báo kết luận của Ủy ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Tân giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang sau hợp nhất là ai?

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang sau hợp nhất, sáp nhập. ...

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ôn lại không khí lịch sử 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Hội thảo nhằm phân tích, khẳng định và làm sâu sắc thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của sự kiện tập kết ra Bắc. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Mới nhất