Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư...

Cần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công


Sau một buổi thảo luận, sáng nay (5/11) phần thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 đã kết thúc. Buổi thảo luận tại hội trường có 11 đại biểu Quốc hội phát biểu, có một đại biểu tham gia tranh luận, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã tham gia phát biểu, giải trình nhiều vấn đề được cử tri và các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm. Các đại biểu Quốc hội đã tham gia nhiều ý kiến quan trọng tâm huyết về ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính ngoài ngân sách đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Tổng hợp ý kiến phát biểu tại tổ và Hội trường cho thấy các đại biểu thống nhất năm 2024 tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong nước cũng gặp khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý điều hành ngân sách nhà nước có nhiều kết quả tích cực, thu ngân sách ước vượt 10,1% dự toán cơ bản, đáp ứng nhu cầu chi phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, tăng mức lương cơ sở, bội chi nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024. Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa năm 2025 đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Do đó, các đại biểu đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững. Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

Cải thiện công tác kế hoạch, lập kế hoạch, dự toán, nhất là dự toán thu, kịp thời phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công và đặc biệt lưu ý thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, tiêu cực.

Các đại biểu lưu ý cần tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, có giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ bội chi nợ công trong điều kiện phải tăng quy mô, tăng quy mô nợ để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Tập trung các giải pháp quản lý thu, nắm chắc nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước và chú ý các khoản thu từ đất và thương mại điện tử, điều hành chi ngân sách theo hướng đảm bảo dự toán chặt chẽ, hiệu quả, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực hiện cần thiết để đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và đặc biệt lưu ý về công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu, chi ngân sách.

Các đại biểu cũng đề nghị cần kịp thời phân bổ, giao vốn đầu tư công năm 2025 quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư có trọng điểm, trọng tâm, không dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao chất lượng kế hoạch tài chính, rà soát, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và tăng cường giám sát hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách theo các nghị quyết của Quốc hội. Thống nhất với các nội dung Chính phủ đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nhưng các đại biểu cũng đề nghị cần tính toán, dự kiến xét hơn tình hình thực hiện để hạn chế phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, đồng thời đề nghị quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định, dự toán được điều chỉnh, bổ sung.

Các đại biểu cũng tham gia ý kiến về các đề xuất, kiến nghị của Chính phủ đối với dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 tham gia ý kiến về dự toán thu, về số kinh phí chưa phân bổ dự toán, bố trí dự toán cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường. Tạo nguồn quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương, cơ chế tài chính đặc thù cho một số cơ quan, đơn vị và tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như tăng cường quản lý và sử dụng tài sản công.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội để đưa vào các nội dung quan trọng, cần thiết vào các nghị quyết của Quốc hội, gửi đại biểu Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội xem xét, thông qua.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/can-quyet-liet-day-nhanh-tien-do-giai-ngan-von-dau-tu-cong-157467.html

Cùng chủ đề

Đại biểu gợi ý đốt thẻ Visa cho người âm thay vì đống vàng mã

(Dân trí) - Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm. Việc này có thể hiệu quả hơn đánh thuế. Đây là nội dung được bàn thảo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 26/3, khi thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt...

Bộ Nội vụ đề xuất 11 tỉnh thành giữ nguyên không sắp xếp sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên không thực hiện sắp xếp sáp nhập. Thực hiện các kết luận của...

Đề xuất rút gọn thủ tục, giúp doanh nghiệp sớm đưa hàng hóa ra thị trường

Theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam, cần nghiên cứu giảm thời hạn thẩm định, nhằm rút gọn trình tự, thủ tục và thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sớm đưa hàng hóa ra thị trường. ...

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Làm rõ khái niệm hóa chất cần kiểm soát đặc biệt Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bám sát mục tiêu, quan điểm, chính sách xây dựng Luật và Thông báo kết luận của Ủy ban...

Kỳ họp thứ 9 mang tính lịch sử đối với đất nước

(NLĐO) - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Kỳ họp Quốc hội thứ 9 khoá XV diễn ra vào tháng 5 tới đây có ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử đối với đất nước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương. “Trợ lực” để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chủ lực Năm 2024, mặc dù đối mặt với một số thách thức như biến động kinh tế - chính trị thế giới có thể ảnh hưởng tiêu cực...

Trên 600 lượt giao thương giữa doanh nghiệp tại Hội chợ Quốc tế Việt

Sau 6 ngày diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Kim Thành (thành phố Lào Cai), chiều 15.11, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023 đã tbế mạc.Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong thời diễn ra Hội chợ, bên cạnh các hoạt động triển lãm bán hàng, tham quan mua sắm hàng hóa, còn có nhiều hoạt động kết nối...

“Cơn khát” dầu Nga của Ấn Độ hạ nhiệt

Theo công ty dữ liệu Kpler, tháng 8/2023, Ấn Độ - quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới - đã giảm lượng dầu nhập khẩu từ Nga xuống 1,57 triệu thùng/ngày, giảm 24% so với tháng trước đó.

‘Trùm bánh bao’ Thọ Phát được định giá bao nhiêu?

Tập đoàn Kido (Mã: KDC) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý III/2023, trong đó tiết lộ giá trị khoản đầu tư vào CTCP Thọ Phát Quốc tế, thương hiệu bánh bao 40 năm tuổi và chiếm thị phần lớn nhất tại miền Nam.  Tổng số tiền mà Kido rót vào là hơn 810 tỷ đồng để nắm giữ 51% cổ phần tại cuối tháng 9, qua đó đưa Thọ Phát trở thành công ty con...

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt – Trung tổ chức trở lại sau 2 năm gián đoạn

Sau 2 năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung được tổ chức trở lại với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc). Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung được tổ chức luân phiên tại tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ năm 2001 đến nay. Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Hội chợ năm nay dự kiến...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

Mới nhất