Trang chủNewsThời sựCần quy định rõ về thẩm quyền chấp thuận cơ chế thử...

Cần quy định rõ về thẩm quyền chấp thuận cơ chế thử nghiệm có kiểm soát


Thủ tướng chỉ rõ một số quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn trong quá trình xây dựng các dự án luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chỉ rõ một số quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn trong quá trình xây dựng các dự án luật – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Cuộc họp đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Nhà giáo (do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng); dự án Luật Công nghiệp công nghệ số (do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng chủ trì).

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt trong trong triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế, một trong 3 đột phá chiến lược; liên tục họp, chỉ đạo và thành lập Ban Chỉ đạo để rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Sau khi nghe báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu, kết luận về các nội dung, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao các bộ chủ trì trong việc tổng kết, đánh giá thực tiễn, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương, lấy ý kiến các cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan, các đối tượng tác động, tổng hợp ý kiến, xây dựng các dự án luật.

Cùng với cho ý kiến về các nội dung cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn trong quá trình xây dựng các dự án luật.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


 Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bám sát, thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ các nghị quyết, kết luận của Trung ương và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về các nội dung có liên quan đến phát triển công nghiệp công nghệ số, trong đó có Nghị quyết 29 của Trung ương và Kế hoạch 13 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.

Nêu rõ phạm vi điều chỉnh luật cần có trọng tâm, trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về công nghiệp công nghệ số, kế thừa những quy định hiện hành đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc về pháp lý, nhất là các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển công nghệ số trong thời gian qua; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.

Đặc biệt, cần quy định rõ về thẩm quyền xem xét, chấp thuận cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền; đề cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền cho phép thử nghiệm và của tổ chức, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm; khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

Cùng với đó, có chính sách ưu đãi thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ số. Có công cụ để có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, mới nổi, nghiên cứu một số nội dung phân cấp cho Chính phủ quy định để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt phù hợp tình hình thực tế chuyển biến nhanh. Thủ tướng cũng cho ý kiến về các chính sách đề xuất liên quan tài sản mã hóa; thúc đẩy, khuyến khích phát triển nhưng phải quản lý được các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Với dự án Luật Nhà giáo, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29; có lộ trình, bước đi phù hợp, khả thi trong thực tế và bảo đảm nguồn lực thực hiện.

Các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật)…, giảm trực tiếp làm các công việc cụ thể.

Kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong pháp luật về viên chức hiện hành, tiếp tục làm tốt hơn, không gây xáo trộn không cần thiết; đánh giá kỹ lưỡng tác động của các chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau và có thể phát sinh thêm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ trong thực tiễn.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; những vấn đề mới, chưa chín, chưa rõ, chưa có quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng cho rằng cần sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đặc thù với đội ngũ nhà giáo để phát triển, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; thu hút người tài vào ngành giáo dục, những người tâm huyết công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…; có chính sách đặc thù phù hợp với giáo viên từng cấp (mầm non, tiểu học, trung học, đại học…)

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý giáo dục vì giáo viên ở cơ sở, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo giáo viên; tạo thuận lợi cho nhà giáo hành nghề trong khuôn khổ pháp luật. Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm chi phí tuân thủ, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và nhà giáo.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có xây dựng đội ngũ sĩ quan; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập, bảo đảm phù hợp thực tiễn.

Bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua đối với đề nghị xây dựng luật; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan (Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Bộ luật Lao động…); bảo đảm tính hợp lý, khả thi, hiệu quả của quy định.

Thủ tướng lưu ý một số nội dung chính sách như tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan, nữ sĩ quan, nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang…

Thủ tướng yêu cầu tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện dự thảo luật.

Giao các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các luật, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm tiến độ, chất lượng.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/can-quy-dinh-ro-ve-tham-quyen-chap-thuan-co-che-thu-nghiem-co-kiem-soat.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Kinhtedothi - Chiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Tại sự kiện,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ hiến bang Hessen (Đức)

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh chuyến thăm của Thủ hiến Boris Rhein sang thăm Việt Nam vào thời điểm quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Đức nói chung và quan hệ Việt Nam-Hessen đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo thêm động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Hessen. Thủ hiến Boris Rhein bày tỏ vui mừng có dịp thăm lại Việt Nam...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Chiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và...

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp với thực tiễn

Kinhtedothi- Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, việc điều chỉnh tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn và lao động đặc thù. Ngày 28/11,  tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Nhân dịp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy

VHO - Từ ngày 8-12.5.2025 (nhằm ngày 11-15.4 âm lịch), UBND quận Bình Thủy, TP Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền tại Đình Bình Thủy. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách trong, ngoài nước. Đình Bình...

Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 6.5.2025, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, thời gian thăm...

Mới nhất