Trang chủNewsChính trịCân nhắc thời điểm thông qua Luật Bảo hiểm xã hội

Cân nhắc thời điểm thông qua Luật Bảo hiểm xã hội


anh-bai-tren(1).jpg
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 5 (chiều ngày 27/3) thảo luận về một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nguồn: quochoi.vn

Bà Ma Thị Thúy (ĐBQH đoàn Tuyên Quang) đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc thông qua Luật sau khi cải cách tiền lương. Bởi theo bà Thúy cải cách tiền lương là một chính sách lớn, khó và phức tạp, tác động mạnh tới nhiều lĩnh vực, nhóm lao động khác nhau trên toàn xã hội, cần có thời gian triển khai cải cách tiền lương để điều chỉnh, xử lý các vấn để phát sinh (nếu có) cho phù hợp với thực tiễn, tránh tình trạng Luật vừa thông qua lại phải rà soát, sửa đổi. Từ đó, bà Thúy đề nghị Quốc hội chưa thông qua tại kỳ họp thứ 7, mà xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-11/2024).

Ngay cơ quan thẩm tra dự án Luật trên là Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng cho biết, từ ngày 1/7/2024 khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ phát sinh một số vấn đề liên quan đến dự thảo Luật. Trong khi Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật này chưa dự liệu hết được tác động.

Theo đó, do bãi bỏ “mức lương cơ sở” nên không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để tính lương hưu, không còn căn cứ để tính hưởng một số chế độ BHXH và một số chế độ quy định ở các luật khác. Bên cạnh đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của nhóm đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành, dẫn đến tiền đóng BHXH cũng tăng lên đáng kể. Điều này sẽ làm tăng phần chi ngân sách nhà nước đóng cho những đối tượng này.

Ủy ban Xã hội cũng chỉ ra rằng, việc cải cách tiền lương sẽ làm phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024, nếu không thực hiện điều chỉnh cho đối tượng nghỉ hưu trước thời điểm này khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Theo đó, nếu nghỉ hưu sau thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương (1/7/2024) từ 4 đến 6 năm, lương hưu của người nghỉ hưu sau khi thực hiện chính sách tiền lương đã tăng 40-50% so với những người nghỉ hưu trước khi thực hiện chính sách tiền lương mới.

Liên quan đến vấn đề trên, trả lời cho câu hỏi có nên lùi thời điểm thông qua Luật BHXH sửa đổi sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương hay không? Ông Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) cho rằng, để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7 thì theo lộ trình đến ngày 31/3 phải xong tất cả vị trí việc làm. Cho nên nếu vấn đề cải cách tiền lương chuẩn bị đầy đủ rồi thì có thể báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. Còn nếu chưa rõ thì có thể dừng lại. Đây là vấn đề bình thường, nếu đủ điều kiện thì thông qua, còn không thì để lại kỳ sau. “Hiện dự thảo Luật chỉ có một vài điểm chưa thống nhất phải thảo luận tiếp” – ông Lợi cho hay.

Theo ĐB Đặng Bích Ngọc (đoàn Hoà Bình), hiện chính sách tiền lương cũng chưa cụ thể. Đến bây giờ chúng ta cũng chưa biết cụ thể lương sẽ như thế nào? Cho nên tính toán làm căn cứ đóng BHXH cũng rất khó khi tới đây bãi bỏ mức lương cơ sở nên không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu.

Trong khi đó, theo ĐB Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế), dự thảo Luật đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong thời gian qua của người lao động, đặc biệt là lao động yếu thế, cần có điểm tựa để đảm bảo cuộc sống về lâu dài của bản thân, gia đình và người thân. Theo bà Sửu, rút BHXH một lần là vấn đề lớn, phức tạp, cần tiếp tục lấy ý kiến đối với 2 phương án đã được đưa ra. Đặc biệt, cần lấy ý kiến của người lao động là đối tượng chịu sự tác động của Luật. “Dù là phương án nào cũng đều dựa trên quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước là nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài cho người lao động” – bà Sửu lưu ý.

Ông Nguyễn Anh Trí – Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội bày tỏ quan điểm không đồng tình với cả 2 phương án đưa ra. “Nếu là người đóng bảo hiểm thì tôi cũng chưa ưng. Đây là vấn đề trăn trở nhưng cả 2 phương án đưa ra đều chưa thoả đáng. Chính phủ, cụ thể là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần suy nghĩ để xây dựng thêm” – ông Trí nói và đề nghị tìm phương án tốt hơn nữa.

Trong khi đó, bà Trần Thị Hoa Ry – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, hiện dự thảo Luật đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ cũng chưa chọn phương án BHXH một lần nào chính thức để đảm bảo trình tại kỳ họp thứ 7. Vì vậy nên cân nhắc thời điểm thông qua Luật. Nếu chất lượng và nội dung chưa đảm bảo thì chúng ta nên để qua kỳ họp sau để có thời gian đánh giá tác động, xem xét, chặt chẽ hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1370/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 và ban hành Nghị quyết số 142/2024/QH15 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV. Để triển khai...

Các quy định phải bảo vệ tối đa quyền lợi người lao động

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 27/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo...

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Điều 41), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ-Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). ...

Đối thoại chính sách Quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 11

Theo thông tin từ Cục Tuyên Huấn, Bộ Quốc phòng, chiều ngày 10/2, tại Fukuoka, Nhật Bản đã diễn ra Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 11. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngài Kano Koji, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đồng chủ trì đối thoại. ...

Nhiệt độ dưới 10°C, học sinh mầm non, tiểu học tại Hà Nội được nghỉ học

Căn cứ vào thông tin về nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội, các trường được phép chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học. Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10°C; học sinh THCS được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7°C. ...

Phó chủ tịch Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên được điều động làm Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều ngày 10/2, Thành ủy Cần Thơ tổ...

5 nhóm giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Thẩm tra vấn đề trên,...

Bài đọc nhiều

6 Trưởng, Phó Trưởng phòng Công an tỉnh Hải Dương xin nghỉ hưu trước tuổi

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp tinh gọn bộ máy, 5 Trưởng phòng nghiệp vụ, 1 Phó Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Hải Dương đã có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi. ...

Quảng Nam thu hút phát triển nhanh nhưng phải bền vững

Tiếp tục chuyến công tác tại Quảng Nam, chiều 8/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế tỉnh Quảng Nam năm 2024 và tháng 1/2025. ...

Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ nói tội phạm trên không gian mạng “là vấn đề nan giải mang tính chất toàn cầu”. Ngày 7/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo công tác dân...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Đồng Nai

Trước đó, ngày 3/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 586/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức: Một...

Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới

Về nguồn lực, Thủ tướng nêu rõ cần huy động đa dạng nguồn lực từ nguồn lực Nhà nước (các cơ quan cần khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định); nguồn lực xã...

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ-Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). ...

Phó chủ tịch Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên được điều động làm Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều ngày 10/2, Thành ủy Cần Thơ tổ...

5 nhóm giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Thẩm tra vấn đề trên,...

Đắk Nông hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 10/2, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy. Cũng trong ngày 10/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông quyết định điều động, phân công, bổ...

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải và Tổng biên tập báo Đà Nẵng giữ chức vụ mới

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Bùi Hồng Trung được điều động giữ chức Bí thư Huyện ủy Hòa Vang; Tổng Biên tập báo Đà Nẵng Nguyễn Đức Nam được điều động giữ chức Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy. ...

Mới nhất

Giá vàng thế giới vượt 2.900 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tối nay, 10-2, với 2.910 USD/ounce. Theo ghi nhận, hiện chênh...

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp...

Nam Định có thêm cụm công nghiệp hơn 666 tỷ đồng

CCN Nam Thanh được quy hoạch diện tích 50ha, vị trí giao thông thuận lợi: phía Bắc giáp thôn Quyết Tiến, xã Nam Thanh; phía Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông giáp xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); phía Tây giáp tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần. CCN này sẽ tập trung các ngành nghề hoạt...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Tổng công ty phát điện 1 muốn đầu tư nhà máy nhiệt điện 55.000 tỉ đồng, cuối năm 2030 vận hành

Tổng công ty Phát điện 1 đề xuất làm chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị hiện đã được đưa vào Quy hoạch điện VIII, nhưng chưa có chủ đầu tư với tổng vốn 55.000 tỉ đồng, dự kiến phát điện cuối năm 2030. ...

Mới nhất