Trang chủDi sảnCần làm rõ việc chặt cây, phá tường, lấn đất di tích...

Cần làm rõ việc chặt cây, phá tường, lấn đất di tích quốc gia


Chùa Vàng nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa-nghệ thuật kiến trúc đình chùa Vàng, trong đó, đình Vàng là nơi thờ vị thần có công giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán. Theo Trụ trì Thích Thanh Tâm, chùa Vàng có từ thời Lê với nhiều bia đá ghi lại lịch sử, trong đó, bia sớm nhất có niên đại Long Đức 1734. Chùa nổi tiếng với nhiều mảng chạm khắc đẹp và có tượng cổ. Với giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc, năm 1995, đình chùa Vàng được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích quốc gia. Điều 2 Quyết định số 65-QĐ/BT ngày 16/4/1995 xếp hạng di tích quy định rõ: “Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác, xây dựng trong khu vực bảo vệ của di tích đã khoanh vùng. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh, phải được phép của Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin”.

Điều 32 Luật Di sản văn hóa và Mục 13 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa nêu rõ:
Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích.
Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.

Trong Biên bản đề nghị xếp hạng di tích cho đình chùa Vàng ngày 14/10/1994, đã khoanh vùng bảo vệ khu vực I có diện tích 4.752 m2, phía đông giáp nhà dân; phía tây giáp kho hợp tác xã; phía nam giáp đường và nhà dân; phía bắc giáp mương tưới của huyện. Khu vực II bao gồm các thửa đất của Kho hợp tác xã với diện tích 1.297 m2. Những người đại diện của các cơ quan liên quan ký văn bản là: ông Vũ Mạnh Kha – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Lương Viên – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội; ông Nguyễn Doãn Tuân – Phó Trưởng ban Ban Quản lý di tích và danh thắng TP Hà Nội; Đại diện Phòng bảo tồn bảo tàng Bộ Văn hóa-Thông tin; ông Trần Đức Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm; ông Đinh Văn Luyến – Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Gia Lâm; ông Lê Gần – Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Bi; bà Hoàng Thị Nhiên – Đảng ủy viên xã Cổ Bi; ông Nguyễn Văn Dụ – Phụ trách địa chính xã Cổ Bi; ông Nguyễn Đức Dục – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Cổ Bi cùng các đại diện ban ngành…

Khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích này kế thừa và tuân theo Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đình và chùa thôn Vàng, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội vẽ năm 1974.

Chặt cây, phá tường, lấn đất di tích Quốc gia -0
 Hiện trạng khu vực bị đập phá.

Năm 2017, UBND huyện Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đình Vàng với diện tích 2.962,4 m2. Ngày 27/12/2019, TP Hà Nội có Quyết định 7331/QĐ-UBND giao 2.761,3 m2 cho chùa Vàng. Ngày 22/1/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chùa Vàng. 

Thế nhưng, ngày 9/12/2020, Tiểu ban Quản lý di tích, lãnh đạo thôn Vàng cùng một số người dân thôn Vàng đã kéo đến chặt cây, phá tường chùa Vàng, xâm phạm vào khu vực II của di tích quốc gia chùa Vàng. Sau đó, họ đổ đất, cho xây tường giật lùi vào phía trong khu vực đất thuộc khu vực II di tích gần 2m, kéo dài hơn 70 m. Ngày 15/1/2021, đại diện lãnh đạo xã Cổ Bi, Phòng Văn hóa-Thể thao huyện Gia Lâm, cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Gia Lâm, công chức địa chính xã Cổ Bi đã tiến hành lập Biên bản với các ông: Hoàng Đình Hội – Trưởng Tiểu ban quản lý di tích; Nguyễn Doãn Tuệ – Bí thư chi bộ thôn Vàng; Nguyễn Hữu Tám – Trưởng thôn Vàng 4; Trần Văn Cường – Trưởng thôn Vàng I; Nguyễn Huy Tôn – Trưởng thôn Vàng 2. 

Ngày 15/1/2021, bà Nguyễn Thị Hương Trà – công chức văn hóa-xã hội phụ trách công tác Văn hóa-Thông tin xã Cổ Bi có văn bản báo cáo đề xuất xử lý với hành vi xâm phạm di tích chùa Vàng gửi Chủ tịch UBND xã Cổ Bi.

Chặt cây, phá tường, lấn đất di tích Quốc gia -0
 Tường bao và hàng cây cổ thụ của chùa đã bị chặt phá. 

Ngày 16/1/2021, ông Đinh Xuân Dương – công chức Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Gia Lâm có văn bản báo cáo đề xuất xử lý sai phạm xâm hại vào khu vực di tích chùa Vàng gửi Chủ tịch xã Cổ Bi. 

Tuy nhiên, cho đến nay, những vi phạm này vẫn chưa hề được xử lý. 

Vì không bị xử lý, một số người xâm hại di tích được thể lại kiến nghị chính quyền xã Cổ Bi cho dùng khu vực II thành đất công, thành sân chơi thể thao. Trong khi như ông Nguyễn Huy Khải (85 tuổi) người dân thôn Vàng nói: “Thôn Vàng đã có sân bóng rộng hàng mẫu ở khu nhà văn hóa rồi, còn chiếm đất chùa làm gì nữa”.

Nhưng thật đáng buồn là, UBND huyện Gia Lâm, thay vì chỉ đạo xử lý sai phạm, lại có Công văn số 3370/UBND-TN&MT ngày 18/10/2021 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị thu hồi đất thuộc khu vực II này của di tích.

Ngày 27/12/2021, rất nhiều người dân làng Vàng đã cùng nhau ký đơn kiến nghị gửi đi các nơi để kêu gọi bảo vệ chùa Vàng, bảo vệ di tích không bị xâm hại. 

Trước những diễn biến nêu trên, dư luận mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc thanh tra, giải quyết dứt điểm vụ việc xâm hại di tích này theo đúng quy định của pháp luật.





Nguồn: https://nhandan.vn/can-lam-ro-viec-chat-cay-pha-tuong-lan-dat-di-tich-quoc-gia-post680899.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những lặng thầm chưa nói

Tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển, năm 2015, Hoàng Ngọc Chung về làm nhiệm vụ điều hành các con tàu kiểm ngư, thuộc Kiểm ngư Việt Nam, lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chung cho biết, ngoài nhiệm vụ điều hành con tàu, chở đại biểu đi thăm quần đảo Trường...

Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

NDO - Ngày 2/2, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái. Theo ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài trong 9 ngày, thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt động tri ân, tham quan, vui...

Tổng thu từ khách du lịch dịp Tết đạt 245 tỷ đồng, tăng 27% so cùng kỳ năm trước

NDO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên dịp Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 29/1-2/2 (mùng 1 đến mùng 5 Tết) đạt 116.500 lượt khách, tăng 11% so cùng kỳ năm trước; trong đó có 980 khách quốc tế, tăng 51% so cùng kỳ năm trước. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh...

[Ảnh] Bến xe Hà Nội tất bật đón dòng người trở lại Thủ đô

NDO - Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại các bến xe Thủ đô, chuẩn bị cho những ngày làm việc, học tập sắp tới. NDO - Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại các bến xe Thủ đô, chuẩn bị cho những ngày làm việc, học tập...

Nhiều ca tai nạn do pháo nổ rất thương tâm

NDO - Trong 4 ngày nghỉ Tết (từ 30 đến mùng 3 Tết), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 24 ca tai nạn do pháo nổ vào nhập viện, trong đó nhiều nhất vào ngày 30 Tết 13 ca, mùng 1 Tết 5 ca. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính chung trong 8 ngày nghỉ Tết đã có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Mặc dù con...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa...

Mới nhất