Trang chủNewsThời sựcần huy động sức mạnh tổng hợp

cần huy động sức mạnh tổng hợp


Sáng 28/6 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao. Đây là hành lang pháp lý quan trọng tạo động lực để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, song quan trọng hơn nữa là tổ chức thực hiện để đưa Luật vào thực tiễn có hiệu quả, hiệu lực cao.

Quyết liệt để cụ thể hóa nhiều nội dung lớn

Hà Nội, đô thị đặc biệt có truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, sáng tạo, đã được xác định vị thế ngay từ Hiến pháp 1946 và đến Hiến pháp (2013) hiện hành đã nêu rõ: “Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội”. Trong quá trình phát triển, Thủ đô Hà Nội luôn được Đảng, Quốc hội, Nhà nước quan tâm, định hướng và tạo hành lang pháp lý đặc thù. Vào tháng 11/2012, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Thủ đô (Luật Thủ đô 2012). Qua 9 năm thực hiện đã có những kết quả chủ yếu, giải quyết được những bức xúc trong thực tiễn và tạo thuận lợi để Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò đã được xác định.

Trong bối cảnh mới để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến 2030, tầm nhìn 2045, tháng 5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 15/NQ-TW. Nhằm thể chế hóa Nghị quyết, Hà Nội đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành T.Ư để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô 2012. Quá trình nghiên cứu công phu, khoa học theo 9 nhóm chính sách đặc thù đã được xác định, lấy ý kiến rộng rãi, tập trung trí tuệ và đã có sự đồng thuận cao. Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua. Đây không chỉ là dấu mốc, là đạo luật đặc biệt quan trọng có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc với Thủ đô mà còn với cả nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua lần này đã kế thừa những nội dung tinh túy của Luật Thủ đô 2012, xác định những đặc thù, đặc quyền cho Hà Nội, phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho TP gắn với trách nhiệm cao cả với vùng, với cả nước và hội nhập quốc tế. Để Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào cuộc sống, hiện thực hóa tầm nhìn, khát vọng phát triển mà Nhân dân Thủ đô, cả nước và bạn bè quốc tế mong đợi, rất cần có tư duy mới, đột phá, huy động sức mạnh tổng hợp trong tổ chức thực hiện thời gian tới đây.

Trước tiên, cần quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Thủ đô, chính sách xây dựng và phát triển Thủ đô, trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong thi hành Luật Thủ đô. Luật Thủ đô 2012 đã ban hành với 4 chương 27 điều. Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã tăng gồm 7 chương, 54 điều. Trong đó đã đề cập những nội dung đặc thù như: tổ chức chính quyền đô thị; xây dựng phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển; liên kết phát triển vùng; giám sát kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm; tổ chức thực hiện và quy định chuyển tiếp.

Với mỗi nội dung trên đều có chính sách đặc thù nên rất cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi không chỉ trên báo chí, tuyền thông mà cần cụ thể đến từng địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp, Nhân dân, các cơ quan Nhà nước ở T.Ư, TP và cả các tỉnh trong vùng để có sự đồng thuận. Qua đó giúp định hướng dư luận, nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm.

Riêng với TP cần quán triệt, phổ biến Luật và các văn bản chi tiết hướng dẫn thực hiện tới các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, đoàn thể và Nhân dân với đa dạng hình thức như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phát tài liệu… Qua quá trình tổ chức thực hiện Luật Thủ đô 2012, TP đã tổ chức phổ biến, quán triệt Luật có nhiều kết quả. Song với tính đa dạng, khối lượng lớn về nội dung của Luật lần này, rất cần cụ thể và quyết liệt hơn.

Cùng đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn chỉnh đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Sau khi ban hành Luật Thủ đô 2012 đã ban hành 34 văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn của Bộ, HĐND, UBND TP để kịp thời gian Luật có hiệu lực. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này còn cần khối lượng văn bản cụ thể hóa lớn hơn rất nhiều (khoảng 80 văn bản). HĐND cần ban hành hơn 50 văn bản về cụ thể hóa nội dung đặc thù (Luật Thủ đô 2012 chỉ là 12 văn bản), UBND TP cần ban hành hơn 15 văn bản (Luật Thủ đô 2012 chỉ là 3 văn bản).

Ngoài ra, còn cần các bộ, ngành liên quan ban hành khoảng 5 văn bản. Đây là công tác đã được TP quan tâm xây dựng dự thảo kế hoạch, song với khối lượng lớn, tính đặc thù từng lĩnh vực cần rà soát để huy động lực lượng tham gia nghiên cứu kịp thời hạn Luật có hiệu lực với 2 mốc thời gian là 1/1/2025 và 1/7/2025. Ngoài sự tham gia và chủ trì của đơn vị chuyên ngành, cần huy động lực lượng từ MTTQ và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, chuyên gia để tham gia nghiên cứu và thẩm định nhằm đạt chất lượng cao.

Triển khai đồng bộ các quy hoạch

Đặc biệt, để cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi) cần triển khai đồng bộ các quy hoạch lớn. Cùng với khung pháp lý đặc thù là Luật Thủ đô, để có tầm nhìn chiến lược, phát huy tiềm năng, tạo động lực và nguồn lực không gian phát triển mới cho Thủ đô rất cần hình thành hệ thống quy hoạch cho 2 quy hoạch trọng tâm là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045, tầm nhìn đến 2065.

Thời gian vừa qua, TP đã chủ động tổ chức nghiên cứu lập 2 quy hoạch, đã được Bộ Chính trị xem xét và có Kết luận số 80-KL/TW ngày 24/5/2024, thống nhất về quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch, đồng thời cũng lưu ý nhấn mạnh 7 vấn đề khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến và phê duyệt quy hoạch. Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét và cho ý kiến.

Việc hoàn thiện định hướng để cụ thể hóa về tổ chức không gian, quy mô, phân bố dân cư… là hiện thực hóa các chính sách đặc thù xác định trong Luật Thủ đô, nên cần sớm hoàn chỉnh 2 quy hoạch để trình duyệt, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ hệ thống quy hoạch theo quy định trong Luật Quy hoạch và Luật Xây dựng. .

Trong Luật Thủ đô đã xác định xây dựng, quản lý phát triển Thủ đô phải thực hiện theo 2 quy hoạch và triển khai 7 biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch với ưu tiên tổ chức quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống, xác định phân vùng môi trường, phân khu chức năng và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, các địa điểm cần di dời… Các nội dung cụ thể theo yêu cầu trên được thể hiện trong quy hoạch. Đây là công tác quan trọng cần được triển khai song hành với cụ thể hóa Luật Thủ đô, để đến thời điểm Luật có hiệu lực thi hành đã có đồng bộ căn cứ để thực hiện.

Luật Thủ đô vừa được thông qua đã đề cập đến đặc thù đồng bộ các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội. Không chỉ kế thừa tinh hoa Luật Thủ đô 2012 mà còn đề cập đến nhiều vấn đề mới như: không gian ngầm, trọng điểm khoa học công nghệ Thủ đô, đổi mới sáng tạo mô hình TP của Thủ đô, thử nghiệm có kiểm soát, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD), đầu tư mạo hiểm…

Đây là những vấn đề Hà Nội đã có nghiên cứu bước đầu, song hiện nay còn nhiều cách tiếp cận khác nhau nên rất cần nêu rõ ngay trong giai đoạn cụ thể hóa Luật Thủ đô. TP cần quan tâm có chính sách thuận lợi, tạo điều kiện để huy động tiềm năng trí thức Thủ đô tham gia đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và xây dựng các văn bản cụ thể hóa Luật do HĐND, UBND TP ban hành có hiệu quả và tính thực tiễn cao.

 

Luật Thủ đô (sửa đổi) là hành lang pháp lý thể hiện tầm nhìn mới, tư duy mới với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Tổ chức thực hiện đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống là góp phần hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/to-chuc-thuc-hien-luat-thu-do-sua-doi-can-huy-dong-suc-manh-tong-hop.html

Cùng chủ đề

Tạo mọi điều kiện để Hà Nội tiếp tục phát triển, luôn là thành phố “gương mẫu, đi đầu của cả nước”

Kinhtedothi - Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, kỳ vọng, Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển ổn định, ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại; tiếp tục là Thành phố “gương mẫu, đi đầu của cả nước”. Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế...

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp của Quảng Đông đến đầu tư, kinh doanh

Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Duy Hoàng Dương bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Nhân Đại tỉnh Quảng Đông đến làm việc với HĐND TP Hà Nội. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Giám sát và Tư pháp, Nhân đại tỉnh Quảng Đông Tằng Siêu Bằng đã ôn lại tình hữu nghị giữa Trung Quốc-Việt Nam được vun đắp trong thời gian qua. Thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh...

Phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương

Kinhtedothi - Để tránh lãng phí nguồn lực đất đai trong lĩnh vực giao thông nói chung và trông giữ xe nói riêng, cần có các chính sách đặc thù gắn với Luật Thủ đô sửa đổi, đồng thời chính quyền địa phương phải nâng cao trách nhiệm dám nghĩ, dám làm. Đó là những trao đổi của Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành với Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề Hà Nội đang thiếu điểm trông giữ...

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, làm giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường. Sáng 13/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã trình bày...

Bộ trưởng Bộ TT&TT nêu giải pháp xử lý tin giả, tin sai sự thật

Kinhtedothi-Trả lời chất vấn về giải pháp xử lý tin giả gây bức xúc trong xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ đã thành lập, đưa vào vận hành Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc và các địa phương cũng thành lập các trung tâm như vậy. Sáng 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai. ...

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ việc Báo Đại Đoàn Kết từng phản ánh

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến bà Phùng Thị Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Tom Tourism, sau khi tiếp nhận nhiều đơn tố giác bà Hiền có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với lời hứa làm thủ tục đưa người sang Úc và Canada. ...

Dự báo thời tiết ngày mai 29/3/2025: Hà Nội đón gió mùa đông bắc, đề phòng mưa giông

Dự báo thời tiết ngày mai 29/3/2025, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hà Nội mưa rào rải rác và có nơi có giông, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 28/3, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất