Trang chủChính trịNgoại giaoCần hài hòa lợi ích, tránh gây "hiệu ứng ngược"

Cần hài hòa lợi ích, tránh gây “hiệu ứng ngược”

Trong 3 phương án được đưa ra của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, nên xem xét lựa chọn lùi thời hạn để đảm bảo lợi ích hài hòa của nền kinh tế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt
Toàn cảnh Hội thảo. (Nguồn: VBA)

Chiều 25/11, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo Công bố “Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia”.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Trong đó, Luật sửa đổi theo hướng điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng bia (mức thuế hiện nay là 65%) với 2 phương án được đề xuất. Phương án 1 sẽ tăng thuế từ năm 2026, tăng theo từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 90%. Phương án 2 sẽ tăng thuế từ năm 2026 với mức tăng 15%, sau đó từ năm 2027 tăng từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 100%.

Tại Văn bản số 28/VB-VBA ngày 1/7/2024 của VBA gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về góp ý dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi), VBA đề xuất lùi thời hạn tăng thuế tới năm 2027; đồng thời tăng thuế ở mức 5% và với lộ trình tăng 2 năm một lần, đến mức 80% vào năm 2031, để phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững, thích ứng, qua đó giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành và đóng góp chung cho phát triển kinh tế xã hội.

Các phương án tăng thuế Bộ Tài chính đề xuất sẽ có tác động vô cùng lớn tới doanh nghiệp ngành bia. Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam phối hợp với nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổng cục Thống kê thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với ngành bia Việt Nam.

Nghiên cứu cho thấy, hiện cả nước có khoảng 6.600 doanh nghiệp đồ uống. Từ năm 2016 tới 2023, mỗi năm các doanh nghiệp này đóng góp khoảng 48 – 56 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước; trong đó, ngành bia đóng góp khoảng 70%. Do đó, ngành bia có, vị trí, vai trò rất lớn trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua các khoản thuế trực tiếp từ sản xuất bia và các khoản khác qua những hoạt động liên quan như dịch vụ phân phối bán lẻ, bao gồm cả dịch vụ xuất nhập khẩu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra bình quân giai đoạn 2018-2022, ngành đồ uống đã tạo gần 87 nghìn việc làm trực tiếp và hàng triệu cơ hội việc làm gián tiếp thông qua hơn 5 triệu hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống.Trong đó, ngành bia đóng góp hơn 50% lực lượng lao động ngành đồ uống. Theo đó, thu nhập của người lao động trong ngành sản xuất bia cao hơn thu nhập trung bình của người lao động trong ngành sản xuất đồ uống và cao hơn đáng kể thu nhập trung bình ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) cho biết, nhóm nghiên cứu đã thực hiện với 3 phương án gồm phương án 1, phương án 2 của Bộ Tài Chính và phương án VBA đề xuất. Cả 3 phương án đều ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị tăng thêm của ngành bia.

Giả định, mức tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành bia tương đương với mức tăng trưởng GDP theo kịch bản 6,5%, với phương án 1, giá trị tăng thêm giảm 44.359 tỷ đồng, tương đương 9,4%; phương án 2 giảm 61.899 tỷ đồng, tương đương 13,12% và phương án 3 là giảm 38.329 tỷ đồng, tương đương 6,5%.

Thuế tiêu thụ đặc biệt
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) phát biểu tại sự kiện. (Nguồn: VBA)

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thảo, chu kỳ sản xuất của ngành bia là chu kỳ ngắn hạn, ở các chu kỳ sản xuất trung và dài hạn, sản xuất của ngành bia và 21 ngành trong quan hệ liên ngành bị thu hẹp, dẫn tới nguồn thu NSNN giảm. Vì thế, mục tiêu tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng bia để tăng NSNN sẽ không đạt được về trung và dài hạn.

Đặc biệt, người lao động cũng chịu ảnh hưởng đáng kể khi tăng thuế TTĐB đối với bia. Cả 3 phương án đều làm giảm thu nhập của người lao động trong nền kinh tế. Vì vậy, trên cơ sở căn cứ vào tổng quan, thực trạng chung của doanh nghiệp, ngành bia là ngành dễ bị ảnh hưởng nhất trước những thay đổi về chính sách.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, cho biết trong gần 30 năm làm công tác xây dựng pháp luật, xây dựng hàng trăm dự án luật nhưng ông chưa thấy một dự án nào được đánh giá tác động kỹ như nghiên cứu “Đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia” do nhóm nghiên cứu của 4 cơ quan thực hiện.

“Điểm nghẽn của việc xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay là pháp luật không dự báo được những vấn đề xảy ra trong tương lai. Cho nên, luật của chúng ta rất cụ thể, khó làm. Báo cáo này đã đánh giá toàn diện tác động của dự án luật; phân tích, phản biện xác đáng, thuyết phục; giúp cơ quan soạn thảo không chỉ nhìn thấy được bức tranh thực tiễn mà còn dự báo được tương lai của ngành”, ông Khải đánh giá.

Ông Khải cho rằng, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nói chung và với mặt hàng bia nói riêng không nên quy định chi tiết, cố định mức tăng thuế cụ thể ở một thời điểm. “Lộ trình tăng nên giao cho Chính phủ quyết định. Chính phủ thấy rằng thời gian này, địa chính trị như thế, bối cảnh kinh tễ vĩ mô khó khăn như thế thì có thể lùi thời điểm tăng lại hoặc đẩy tốc độ tăng thuế nhanh hơn. Không nhất thiết phải quy định về thời điểm tăng thuế quá chi tiết, cụ thể trong luật”, ông Khải đề xuất.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của Heineken Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất bị tăng lên, tiêu dùng giảm… khiến doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn. Do đó, việc sửa đổi thuế TTĐB cần phải được xem xét toàn diện,thấu đáo.

“Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã tiếp cận khoa học, phương pháp đánh giá tiên tiến, có các số liệu tin cậy. Trong các phương án Bộ Tài chính đề xuất đều gây tác động tới nền kinh tế, phương án 2 tác động mạnh nhất. Vì vậy, cần có một phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu ngân sách, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường kinh doanh, phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững”, bà Trần Ngọc Ánh cho hay.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tang-thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-nganh-bia-can-hai-hoa-loi-ich-tranh-gay-hieu-ung-nguoc-295089.html

Cùng chủ đề

Đại biểu gợi ý đốt thẻ Visa cho người âm thay vì đống vàng mã

(Dân trí) - Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm. Việc này có thể hiệu quả hơn đánh thuế. Đây là nội dung được bàn thảo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 26/3, khi thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt...

Điều hòa phổ biến, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không thay đổi hành vi tiêu dùng, vì vậy nên bỏ

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, điều hòa là mặt hàng phổ biến, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không thể thay đổi hành vi tiêu dùng, vì vậy đề nghị bỏ. Rà soát lại việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều...

Doanh nghiệp trong nước lo gặp khó khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Hai phương án tăng thuế trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát.. đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại lớn về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước. Tại một hội thảo gần đây, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế Trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã...

Cần lộ trình hợp lý khi tăng Thuế TTĐB, tránh tác động tiêu cực

(PLVN) - Ngày 18/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo Tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến từ các ngành hàng liên quan đến dự thảo Luật đều đồng tình cho rằng, lộ trình tăng thuế TTĐB cần phù hợp với bối cảnh khó khăn kinh tế hiện nay và có khoảng thời gian đủ để các...

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Doanh nghiệp chưa ‘tâm phục khẩu phục’

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, nước giải khát ở mức quá cao, với lộ trình tăng quá nhanh có thể đẩy doanh nghiệp ngành đồ uống vào thế 'khó chồng khó', hàng trăm ngàn lao động trong ngành sẽ bị giảm thu nhập. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Khối thương mại CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của...

Trong khi EU mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Phương Tây vẫn đi đường vòng mua dầu mỏ và khí đốt Nga, Kazakhstan lo tác động “tận thế” từ lệnh trừng phạt

Phát biểu trên kênh truyền hình Rossya 1 ngày 28/5, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết, các nước phương Tây tiếp tục mua dầu mỏ và khí đốt của Moscow, nhưng trong bối cảnh quốc tế, họ không mua trực tiếp mà đi đường vòng.

Bị Nga chặn nguồn cung khí đốt, EU đặt trọn niềm tin vào quốc gia Kavkaz này, ‘trái ngọt’ đã trong tầm tay?

Sự bất ổn trong mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga, cùng với trữ lượng khí đốt tự nhiên ngày càng cạn kiệt, đã buộc các nhà lãnh đạo châu Âu phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.

Trung Quốc duy trì vị trí là đối tác thương mại số một của ASEAN

Trong năm 2023, giá trị thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 702 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng giá trị thương mại của ASEAN và đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại số 1 của ASEAN.

Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tiếp tục phát huy các mô hình hợp tác điển hình như khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 3/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam. Tổng thống Tharman Shanmugaratnam nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội...

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất