Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực


Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025.

Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải chịu nhiều áp lực từ các yếu tố bất lợi của thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực, tác động tiêu cực tới sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Song, vượt qua mọi khó khăn, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Việc kiểm soát lạm phát hiệu quả, duy trì ổn định tỷ giá và tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội lớn từ sự phục hồi thương mại quốc tế. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu (EU). Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP tiếp tục mang lại lợi thế cạnh tranh về thuế quan, mở ra cơ hội xuất khẩu đáng kể cho doanh nghiệp…

Cũng trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chủ trương chính sách nhằm kích thích nhu cầu của thị trường thông qua các biện pháp tài khóa. Ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Quy mô hỗ trợ của các giải pháp này là khoảng 191.000 tỷ đồng.

Một trong số những chính sách tài khóa được nhiều người dân, doanh nghiệp quan tâm nhất trong thời gian qua là miễn, giảm và giãn thuế. Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, từ 2020 đến nay, trung bình mỗi năm các giải pháp hỗ trợ về thuế đã chiếm khoảng 10 – 15% tổng thu ngân sách nhà nước. Trong đó, giai đoạn 2022 – 2024, Quốc hội đã quyết định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 10% (còn 8%). Năm 2024, Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp miễn, giảm và giãn thuế với tổng giá trị lên tới 97.000 tỷ đồng, giúp hơn 100.000 đối tượng thụ hưởng. Trong đó, riêng thuế giá trị gia tăng giảm khoảng 67.000 – 70.000 tỷ đồng.

Các chính sách hỗ trợ thuế nói trên đã tác động trực tiếp đến nguồn tài chính của doanh nghiệp, góp phần duy trì sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tiêu dùng, qua đó tạo ra động lực cho nền kinh tế phục hồi và phát triển. Bởi vậy, dù áp dụng chính sách giảm thuế, song số thu từ một số khu vực quan trọng vẫn tiếp tục tăng trưởng.

“Điều này cho thấy tác động tích cực của chính sách kích cầu đã giúp tăng trưởng và tạo ra nguồn lực đầu tư phát triển cho nền kinh tế và chứng tỏ các chính sách thuế không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp mà còn tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng”, ông Đặng Ngọc Minh thông tin.

Khi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa hòa mình để đi vào cuộc sống, hiệu quả dễ thấy nhất là từ phía người dân, doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Lâm Sơn cho biết, doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh từ sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên từ năm 2020 cho đến nay, doanh nghiệp đã liên tục được thụ hưởng chính sách gia hạn nộp thuế, với số tiền trên 20 tỷ đồng cùng nguồn vốn được ngân hàng tin tưởng giải ngân cho vay đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục theo đuổi con đường sản xuất phụ tùng cho ô tô, xe máy đầy thách thức…

Người dân, doanh nghiệp đồng lòng tạo cơ hội cho nền kinh tế bứt phá
Người dân, doanh nghiệp đồng lòng tạo cơ hội cho nền kinh tế bứt phá

Tận dụng nguồn lực tài khóa

Bước sang năm 2025, các chuyên gia khẳng định, đây là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2021- 2025. Tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, trong đó ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn là từ 6,5 – 7% và phấn đấu đạt 7,5% (so với mục tiêu từ 6 – 6,5% năm 2024). Để đạt được những mục tiêu này, đòi hỏi phải có rất nhiều cố gắng cùng sự phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Về chính sách tiền tệ, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc Khối Kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng UOB Việt Nam) nhận định, NHNN đã và đang sử dụng hài hòa các công cụ trên thị trường tiền tệ (phát hành tín phiếu, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá, bán can thiệp…) nhằm điều tiết thanh khoản VND và nhu cầu ngoại tệ biến động trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam đang thống nhất triển khai đồng loạt nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, mà không cần phải sử dụng đến việc nới lỏng tiền tệ như việc cơ quan quản lý liên tục tập trung mở rộng quan hệ đối tác kinh tế, mở rộng thị trường thương mại, thực hiện giải pháp nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán, thúc đẩy đầu tư công, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, cải cách thể chế theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước. Tất cả các giải pháp này góp phần thu hút dòng vốn đầu tư mạnh mẽ hơn, tạo cơ sở để tiếp tục ổn định vĩ mô, tăng dự trữ ngoại hối, từ đó ổn định lãi suất và tỷ giá. Do vậy dự báo Chính phủ, NHNN sẽ tiếp tục giữ các mức lãi suất chính sách như hiện nay trong một chính sách tiền tệ trung hòa trong vài tháng đầu năm 2025.

Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN +3 (AMRO) nhận định, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện rất hạn hẹp. Vì thế khuyến nghị Việt Nam cần tận dụng dư địa tài khóa còn nhiều để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Giải pháp nói trên hoàn toàn có cơ sở, bà Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, nguồn lực tài khóa dồi dào, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định. Nợ công giảm và ổn định ở mức vừa phải tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế tăng tốc, hướng tới hoàn thành các mục tiêu của năm 2025.

Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh dư địa chính sách tài khóa dồi dào do nguồn thu ngân sách nhà nước được cải thiện đáng kể trong năm 2024, nên duy trì chính sách hỗ trợ tài khóa trong giai đoạn sắp tới để tiếp tục củng cố nội lực cho doanh nghiệp, tạo bước đệm tăng trưởng bền vững bằng việc giảm thuế phí để hỗ trợ tiêu dùng nội địa, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Tuy vậy, ông Nguyễn Minh Tân, Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng, để xác định có nên tiếp tục các chính sách tài khóa trong năm 2025 hay không cần phải nghiên cứu tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp còn yếu thì tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, trong đó có nhóm chính sách tài khóa. Nếu doanh nghiệp định ổn định rồi thì để dành ngân sách cho các kế hoạch dài hơn.

Cùng chung nhận định, các chuyên gia cho rằng, việc dừng các chính sách tài khóa mở rộng là điều sớm hay muộn nhưng cũng cần tính toán thận trọng phù hợp với thực tiễn, không làm máy móc. Nếu kéo dài sẽ tạo thành thói quen, không tạo được động lực cho kinh tế phát triển. Trong trường hợp dừng hỗ trợ, Chính phủ, bộ ngành cần phải phát tín hiệu để doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước để cân đối nguồn vốn cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển một cách bền vững.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/can-doi-khong-gian-chinh-sach-thuc-day-noi-luc-160058.html

Cùng chủ đề

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore

Tính chung cả năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. ...

Kinh tế Việt Nam sẽ đón nhiều cơ hội sau chính sách của ông Trump

(VTC News) - Theo chuyên gia, các chính sách sắp tới của chính quyền ông Trump có thể sẽ tác động giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Cơ hội phát triển vượt bậc  Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, ông Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Chính...

Cấp thiết “siết” sàn xuyên biên giới

Đây được xem là động thái quyết liệt nhằm siết quản lý sàn xuyên biên giới, bảo vệ người tiêu dùng trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp lý để hoạt động quản lý lĩnh vực này đi vào nền nếp. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước Theo dự thảo đề cương Luật TMĐT đang được lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất thương nhân, tổ chức có hoạt động TMĐT xuyên biên giới vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Giá vàng nhẫn tiếp tục thiết lập kỷ lục mới

12/03/2024 09:54 Nhật Linh In bài ANTD.VN - Trong khi giá vàng thế giới chững lại thì giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng trong phiên sáng nay, vàng nhẫn tiếp tục thiết lập kỷ lục mới. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mua vào – bán ra ở mức 80,30 – 82,30 triệu đồng/lượng, tăng thêm 100 nghìn đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào - bán...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Cùng chuyên mục

Thị trường cận Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả không biến động bất thường

ANTD.VN - Bộ Tài chính vừa có Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 27 Tết Âm lịch. Theo đó, trên cơ sở báo cáo của một số địa phương và công tác nắm bắt thông tin thị Theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý...

Dự báo giá vàng 10 ngày tới: Ông Trump đối đầu Fed, vàng phá vỡ đỉnh lịch sử?

Quan điểm trái ngược của Tổng thống Trump với Fed đang khiến triển vọng của giá vàng trong 10 ngày tới rất tích cực. Vàng trong nước đạt mức gần 89 triệu đồng/lượng trong phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ dài đón năm mới Ất Tỵ. Vàng thế giới vừa ghi nhận một tuần đầy phấn khích. Giá vàng giao ngay kết thúc tuần tiến sát với mức kỷ lục, khi đạt 2.771,1 USD/ounce, tăng mạnh so với mức 2.702...

Giá vàng hôm nay 27/1/2025: Đà tăng khó cưỡng

Giá vàng hôm nay 27/1/2025, dự báo tăng trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến không tăng lãi suất trong cuộc họp tuần này. Thị trường vàng trong nước đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mở cửa phiên đầu tuần trước (20/1), giá vàng 9999 của SJC giao dịch ở mức 84,7-86,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 84,4-86,1 triệu đồng/lượng (mua - bán)....

Gọi vốn FDI với vị thế mới

Từ những năm tháng gọi vốn FDI để mong có sản xuất, lo cái ăn cái mặc thì nay câu chuyện thu hút vốn FDI đã bước sang trang mới khi Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng động, thích ứng và hội nhập sâu rộng... ...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Mới nhất

Điện ảnh Quân đội muốn tặng phim trường Mưa đỏ cho tỉnh Quảng Trị

(CLO) Phim trường “Mưa đỏ” có tiềm năng lớn để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Quảng Trị đến du khách...

Cận cảnh ngôi chùa Bát Long dát vàng độc đáo ở Ninh Bình, view “vô cực” đang “gây sốt” mạng xã hội

Ngôi chùa Bát Long tọa lạc giữa hồ Núi Lớ (xã Ninh Nhất, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) trở nên lộng...

12 món ăn ngày Tết quen thuộc trong mâm cỗ người Việt

Mỗi món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa độc đáo, riêng biệt. Tất cả tạo nên mâm cỗ đầm ấm, sum họp của các gia đình người Việt. Xem nhanh: 1. Bánh chưng 2. Bánh tét 3. Canh bóng 4. Xôi gấc 5. Thịt kho trứng 6. Gà luộc 7. Thịt đông 8. Hành muối (kiệu muối) 9. Nem rán 10. Giò lụa 11. Thịt lợn, bắp bò...

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi… Không chỉ vậy, chất dinh dưỡng này còn có tác động...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết...

Mới nhất