Trang chủNewsChính trịCần đánh giá lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản...

Cần đánh giá lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công


Ngày 15/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

202405151538179230_dsc_1214.jpg
Ông Bùi Văn Cường phát biểu tại phiên họp

Theo Tổng Thư ký Bùi Văn Cường, báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2023 đã có nhiều chuyển biến, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực.

Song theo ông Cường, tại Nghị quyết 74 ngày 15/11/2022 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Quốc hội đã giao cho Chính phủ phải hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ trong năm 2023. Theo đó, rà soát ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng, dịch vụ công còn thiếu, chồng chéo, mẫu thuẫn. Sửa đổi bổ sung định mức chi công, tài sản công, xe công. Hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất 2021-2025. Tuy nhiên trong báo cáo của Chính phủ chưa nêu được kết quả thực hiện các nhiệm vụ mà Quốc hội yêu cầu hoàn thành trong năm 2023, nhiệm vụ nào hoàn thành, nhiệm vụ nào chưa hoàn thành?, lý do và các nguyên nhân chủ quan khách quan thế nào? và các giải pháp xử lý. Do đó cần xem xét, cân nhắc thêm để làm rõ các nội dung này.

Ông Cường cũng đánh giá, Báo cáo đã đánh giá nhiều kết quả, hạn chế, từ đó chỉ ra những hạn chế tồn tại trong đó có hạn chế nhiều năm nhưng chậm khắc phục như: tình trạng giao dự toán không đúng thời gian quy định, tiến độ cổ phần hoá tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa đảm bảo đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập chậm chưa đảm bảo tính khoa học hiệu quả trong hoạt động, hoạt động của một số Quỹ tài chính nhà nước để ngoài ngân sách hiệu quả chưa cao, nhiệm vụ thu chi còn trùng lắp với thu chi của ngân sách nhà nước.

“Đề nghị Chính phủ phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, hạn chế tồn tại này trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Xác định đúng nguyên nhân hạn chế mới có cơ sở để đề ra các giải pháp mang tính đột phá, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới”-ông Cường chỉ rõ, và đề nghị bổ sung thêm 2 giải pháp.

Cụ thể, để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí để quản lý sử dụng hiệu quả tài các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục rà soát tổng thể các quy định của pháp luật trên tinh thần vướng, khó ở đâu thì có tháo gỡ ở đó để kịp thời giải quyết, đảm bảo thực hành lãng phí đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, thực hiện nghiêm các giải pháp yêu cầu tại Nghị quyết 74 của Quốc hội, nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương, giữa các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, báo cáo của Chính phủ mới tập trung nêu một số kết quả liên quan đến tiết kiệm ngân sách nhà nước, tài sản công. Cần phân tích đánh giá vấn đề lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công vì đây là vấn đề khá lớn, có nhiều lần đánh giá nội dung này nhưng chưa được đề cập chi tiết.

“Đề nghị Chính phủ cần quan tâm đánh giá phân tích cụ thể hơn về vấn đề chậm giải ngân đầu tư công của các bộ ngành địa phương. Phân tích làm rõ nguyên nhân cũng như xác định rõ trách nhiệm về việc chậm giải ngân đầu tư công bởi đây là động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Việc chậm giải ngân có nguyên nhân khách quan nhưng cần nêu rõ hơn”-ông Y Thanh Hà Niê Kđăm kiến nghị.

Bên cạnh đó, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm chỉ rõ, việc sắp xếp sử dụng tài sản công các đơn vị hành chính sau khi sáp nhập, nhất là các xã khu vực miền núi gây lãng phí lớn, thiếu cơ chế chính sách pháp luật để xử lý tại Cao Bằng, Hà Tĩnh cùng một số địa phương khác. Một số công trình dự án kéo dài nhiều năm đội vốn không hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng gây lãng phí nghiêm trọng diễn ra ở một số nơi, ở một số địa phương.

Đặc biệt, báo cáo cần làm rõ kết quả việc thực hiện các kiến nghị trong báo cáo giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết các dự án trọng điểm của ngành Công thương tuy đạt được một số kết quả ban đầu nhưng một số triển khai còn chậm như dự án TISCO2, Gang thép Thái Nguyên kéo dài nhiều năm. Đề nghị cần làm rõ phương án để xử lý. Đồng thời, cần đánh giá kỹ hơn mức độ thực hiện của các bộ, ngành liên quan đến 880 dự án công trình. Theo báo cáo mới có phương án giải quyết đối với 501 dự án, còn 379 dự án đang trong quá trình rà soát. Cần tiếp tục chỉ rõ địa chỉ, nguyên nhân chưa thực hiện được?.

Đề cập đến lãng phí về thời gian, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, qua rà soát việc ban hành các văn bản quy định chi tiết các Luật, Nghị quyết của Quốc hội thấy rằng mặc dù năm 2023 khối lượng ban hành các Luật, Nghị quyết của Quốc hội thì các Nghị định, Thông tư của Chính phủ cũng rất lớn nhưng qua rà soát riêng mảng kinh tế có 12 đầu việc ban hành văn bản quy định chi tiết thì chỉ có 3 cái là đúng, còn 9 cái là chậm.

Ông Thanh nhìn nhận, hoàn thiện thể chế có “khoảng trống” pháp lý và ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện hệ thống pháp luật, và nó ảnh hưởng đến mất cơ hội của doanh nghiệp, người dân tiếp cận các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Cần phải mổ xẻ, làm rõ nguyên nhân trách nhiệm việc chậm ban hành, và có giải pháp đẩy mạnh hơn việc ban hành văn bản quy định chi tiết trong thời gian tiếp theo.

Bên cạnh đó theo ông Thanh còn khá nhiều các công trình chậm. “Như thu hồi đất dự án sân bay quốc tế Long Thành, bố trí 23 ngàn tỷ đồng để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng từ năm 2021 nhưng đến nay là 2024 rồi. Dù rằng việc chậm không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án nhưng ảnh hưởng đến các giai đoạn thi công trong khi đây là công trình trọng điểm”-ông Thanh dẫn chứng.

Chưa kể, ông Thanh cũng nêu lên thực tế có việc công tác chuẩn bị vật tư chất lượng chưa tốt dẫn đến một số công trình mới hoàn thành, đưa vào vận hành khai thác nhưng mà đã phải điều chỉnh, sửa đổi. Ví dụ xây nhà mới thì tiền bỏ ra ít thôi, nhưng xây nhà xong sửa chữa, chắp vá thì tiền sẽ tăng lên rất nhiều. Như thế là lãng phí.



Nguồn: https://daidoanket.vn/can-danh-gia-lang-phi-trong-quan-ly-su-dung-tai-san-cong-10279909.html

Cùng chủ đề

trao quyền mạnh hơn nữa cho người trực tiếp quản lý tài sản công

Kinhtedothi - Chiều 5/11, UBND TP Hà Nội sơ kết 1 năm Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 và triển khai tổng kiểm kê tài sản công. Dự hội nghị có Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải. Phát huy tối đa tiềm...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới quản lý, sử dụng tài sản công

Trong đó, Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Theo quy định mới, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không...

Làm rõ việc khai thác, sử dụng thiết chế văn hóa thôn, tổ dân phố

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ tại hồ Hoàn Kiếm đã giảm Tại phiên họp giải trình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri do Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức, ngày 14/6, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình đã đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao cho biết công tác rà soát các quy chế liên quan tới việc cấp phép tổ chức sự...

Tiết kiệm tổng số 83 nghìn tỷ đồng nguồn kinh phí, vốn Nhà nước

Bảo đảm tiết kiệm trong  quản lý, mua sắm tài sản công  Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và phát huy trên nhiều lĩnh vực, góp phần huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi...

HĐND TP thông qua quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công

Theo đó, Nghị quyết này quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội, gồm: mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, hủy hoại và các hình thức xử lý tài sản công khác theo quy định của pháp luật về quản lý,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 chương trình trọng tâm của MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2025

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị cho biết, năm 2025 cơ quan tập trung thực hiện 6 chương trình trọng tâm. Sáng 5/2, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Thường trực...

Sẵn sàng với môn thi thứ ba

Tới thời điểm này, cả nước đã có 10 tỉnh, thành công bố môn thứ ba thi vào lớp 10 năm nay, chủ yếu đều chọn môn Ngoại ngữ. Điều này nằm trong dự đoán của nhiều người. Mới đây,...

Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương

Ngày 5/2, ngay sau khi khai mạc phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ...

Chính phủ đề nghị xem xét cơ cấu tổ chức khoá XV gồm 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ. Ngày 5/2 tại phiên họp thứ 42, Uỷ ban...

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Lạng Sơn

Sáng 5/2/2025, Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ phát động “Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có các Ủy viên Trung...

Bài đọc nhiều

Tuần tra liên hợp khu vực biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Đội tuần tra Đồn Biên phòng Thàng Tín (Hà Giang, Việt Nam) do Trung tá Nguyễn Huy Thái, Chính trị viên làm đội trưởng và phía Phân trạm Kiểm soát Biên phòng Mãnh Động và Đồn công an Mãnh Động (Trung Quốc) do đồng chí Hà Thu Hồng, Chính trị viên làm đội trưởng. Lực lượng tuần tra đã khắc phục khó khăn về điều kiện thời tiết và địa hình hiểm trở, kiểm tra dấu hiệu...

Việt Nam và Singapore tăng cường giám sát trong triển khai các hiệp định về lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số

NDO - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng. Một trong những nội dung quan trọng tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Quốc hội Việt Nam và Singapore khẳng định: hợp tác kinh tế-thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng trong...

Đưa quan hệ Việt Nam – Ireland đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến Cộng hòa Ireland trong 2 ngày 28-29/2 đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước, đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, giáo dục đào tạo và giao lưu nhân dân....

Khát vọng hòa bình từ vùng đất lửa Quảng Trị

Từng chịu nhiều đau thương, mất mát, chứng kiến sự tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh, Quảng Trị chính là vùng đất mang khát vọng hòa bình bất diệt của dân tộc Việt Nam. Bảo tàng cách mạng sống...

Báo chí góp phần củng cố tinh thần tự tin, tự cường, tự hào của dân tộc

Sáng 4/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Giao ban báo chí đầu xuân Ất Tỵ 2025. ...

Cùng chuyên mục

Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương

Ngày 5/2, ngay sau khi khai mạc phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ...

Chính phủ đề nghị xem xét cơ cấu tổ chức khoá XV gồm 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ. Ngày 5/2 tại phiên họp thứ 42, Uỷ ban...

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Lạng Sơn

Sáng 5/2/2025, Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ phát động “Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có các Ủy viên Trung...

Các bộ, ngành, địa phương phải có chỉ tiêu tăng trưởng mới

Ngày 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết...

Bộ Công an xác định việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ quan trọng

Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương yêu cầu, phải xác định việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an và Công an địa phương tinh gọn là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Ngày 4/2 tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tháng 1/2025; tình hình an ninh, trật tự và...

Mới nhất

Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thường

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đề nghị các trái chủ liên hệ Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI) để được hướng dẫn hoàn thiện đơn và tài liệu đính kèm nhằm thuận tiện nhận lại tiền bằng hình thức chuyển khoản. Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ...

Giám đốc, chủ tịch công đoàn đến nhà chúc Tết, lo xe đón công nhân trở lại

Sáng 5-2, bà Phạm Thị Hồng Hà - chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Sài Gòn Food - cho biết đang ở Thanh Hóa để đón công nhân trở lại TP.HCM làm việc. ...

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến làm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể, Quyết định số 242/QĐ-TTg bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng...

Chìa khóa khai thác sức mạnh nhân tài Việt

Thay vì theo đuổi những nhân tài phương xa còn nhiều bất định chịu cạnh tranh gay gắt, chúng ta nên tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và khai thác hiệu quả những "nhân tài trước mặt" - nguồn lực đang hiện hữu và...

Mới nhất