Trang chủPolitical ActivitiesCần 'cú hích' phát triển đại học vùng

Cần ‘cú hích’ phát triển đại học vùng

Mục tiêu xây dựng các đại học đa lĩnh vực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đại học, đảm bảo hiệu suất đào tạo cao, thích ứng với một xã hội có nền kinh tế thị trường.

Mong muốn trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực

Theo Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên Phạm Hồng Quang, các đại học vùng được thành lập năm 1994 trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học trong cùng một địa bàn. Qua đó, hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực. Mục tiêu xây dựng các đại học đa lĩnh vực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đại học, đảm bảo hiệu suất đào tạo cao, thích ứng với một xã hội có nền kinh tế thị trường.


Đại học vùng được hình thành với mong muốn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

GS.TS Phạm Hồng Quang cho rằng, đại học vùng không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt trong hệ thống giáo dục quốc dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng. Tuy nhiên, 30 năm xây dựng và phát triển, các đại học này chưa thực sự phát triển thành một đại học đa ngành, đa lĩnh vực đích thực. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, căn bản để có đề xuất, kiến nghị với Đảng, Chính phủ trong định hướng phát triển thời gian tới.

Thông tin ở một số nước có mạng lưới trường đại học chưa phong phú, họ lựa chọn phương án phát triển một trường đơn lĩnh vực thành đại học đa lĩnh vực, GS.TS Phạm Hồng Quang cho hay, ở Việt Nam, chúng ta ưu tiên lựa chọn phương án liên kết các trường đơn lĩnh vực thành đại học đa lĩnh vực, vừa phát triển trường đơn lĩnh vực thành trường đa lĩnh vực. Theo đó, trong 2 năm 1993, 1994 lần lượt 5 đại học đa lĩnh vực được thành lập: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.

Việc thành lập các đại học này dựa trên nguyên tắc hợp nhất một số cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành trên cùng một địa bàn với nhau. Tuy nhiên, đến nay kết quả thực hiện mô hình đại học vùng còn khiêm tốn, bởi lẽ các trường đại học thành viên vẫn hoạt động gần như độc lập, không có sự phối hợp, liên kết với nhau (trước hết về mặt đào tạo), nên các đại học không thể có được sức mạnh tổng hợp cần thiết.

Cần những chính sách tháo gỡ

GS.TS Phạm Hồng Quang nhìn nhận, những khó khăn về tổ chức trong quá trình thành lập dẫn đến hệ quả là đại học vùng đa lĩnh vực không giữ được mô hình như thiết kế. Khi các trường thành viên hoạt động độc lập, không hợp lực với nhau thì không thể phát huy sức mạnh tổng hợp, vai trò, thế mạnh của nó. Mô hình thực tế của các đại học vùng gần như vô hiệu hoá ưu thế mô hình đại học đa lĩnh vực.

Thực tiễn, đại học vùng còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai và định hướng phát triển tương lai. Việc thực hiện các quy định hội đồng đại học vùng, hội đồng trường các trường đại học thành viên cũng như “thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, phát triển vùng của đất nước” của các đại học vùng gặp nhiều khó khăn.

Tầm nhìn của Đại học Huế đến năm 2045 trở thành “một hệ thống đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và xếp hàng đầu châu Á, nhóm 500 thế giới”. Tuy nhiên Giám đốc Đại học Huế Lê Anh Phương nhận thấy, một số chế độ chính sách còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với thực tế và không tạo điều kiện, khuyến khích cho cán bộ yên tâm công tác.

Chủ trương xây dựng Đại học Huế theo mô hình đại học vùng chưa gắn liền với chính sách đầu tư, kinh phí hoạt động thường xuyên, chương trình, dự án hỗ trợ khác, chưa tạo điều kiện để phát triển theo cơ chế mới.

Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp luật quy định về cơ chế tự chủ chưa đồng bộ; thiếu hành lang pháp lý để thực hiện cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với đơn vị tự chủ; đầu tư công giảm mạnh do ngân sách thâm hụt, cơ sở học tập và nghiên cứu thiếu và chưa tiên tiến, trong khi đòi hỏi của xã hội là công nghệ mới, hiện đại, chất lượng đào tạo cao.


Cần có những chính sách tháo gỡ khó khăn, phát triển đại học vùng

Từ thực tiễn, PGS.TS Lê Anh Phương đề xuất, cần có cơ chế, chính sách đầu tư đối với các đại học vùng để xứng tầm với chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật. Cần có lộ trình để đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng bằng cấp, trước hết trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo.

Chính phủ cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, đầy đủ về tự chủ đại học. Cùng đó, cần có giải pháp tháo gỡ những bất cập về đầu tư công, tài sản công và ngân sách để các cơ sở giáo dục đại học có lộ trình tái cấu trúc cho phù hợp định hướng tự chủ.

Trưởng ban Tổ chức cán bộ (Đại học Đà Nẵng) Cao Xuân Tuấn cho rằng, cần xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2019/NĐ-CP và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34), trong đó đặc biệt quan tâm đến tính đặc thù của mô hình đại học 2 cấp.

Trong mô hình đại học 2 cấp, đại học vùng vừa là cấp trên, được phân cấp, ủy quyền trực tiếp quản lý các trường đại học thành viên nhưng vừa là đơn vị sự nghiệp do có các đơn vị trực thuộc. Vì vậy, cần quy định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của giám đốc, hội đồng đại học, hội đồng trường trong mô hình đại học 2 cấp.

Để các đại học đa lĩnh vực thực sự trở thành “quả đấm thép” của giáo dục đại học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Lê Viết Khuyến cho rằng, về mặt thể chế Nhà nước, cần tạo điều kiện thuận lợi để các đại học phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp.

Trong chiến tranh chúng ta từng thành lập các quân đoàn, bao gồm nhiều sư đoàn, lữ đoàn trực thuộc để đánh hợp đồng binh chủng. Còn trong kinh tế, đã có tập đoàn quốc gia bao gồm nhiều công ty, tổng công ty thuộc các ngành nghề khác nhau nên trong giáo dục đại học đã quá muộn nếu chưa có đại học đa lĩnh vực đích thực. Điều này quá rõ ràng nhưng đáng buồn cho tới nay, không hiếm học giả, nhà quản lý vẫn hoài nghi trước chủ trương đó.

TS Lê Viết Khuyến đề xuất, trong các luật về giáo dục của Việt Nam đều khẳng định có 3 loại cơ sở giáo dục đại học là đại học (University), học viện (Academy/Institute) và trường đại học (College) nhưng không định nghĩa rõ các loại hình này như ở luật giáo dục của nhiều quốc gia khác. Theo quan niệm thông thường tên gọi đại học chỉ dành cho các đại học đa lĩnh vực.

TS Lê Viết Khuyến đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định mới cho các đại học quốc gia, đại học vùng; trong đó quy định các đại học này phải thay đổi cơ cấu theo hướng chuyển đổi ngay từ mô hình liên hiệp các trường đại học chuyên ngành qua mô hình đại học đa lĩnh vực có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa đại học và các trường thành viên, bảo đảm phát huy tính chủ động và thế mạnh của từng trường, cùng với sức mạnh tổng hợp chung của cả đại học.

Các đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học địa phương đều có sứ mệnh, đẳng cấp riêng do Chính phủ xác lập. Do đó, không thể tùy tiện đổi tên hoặc sáp nhập các cơ sở giáo dục khác đẳng cấp với nhau. Ngoài ra, Nhà nước cần thận trọng trong việc nâng cấp những trường đại học riêng lẻ lên thành đại học để bảo đảm các đại học này thực sự “đa lĩnh vực” mà không phải là “đa ngành”.

Nhà nước cần sớm phê chuẩn quy chế về tổ chức và hoạt động riêng cho từng đại học đa lĩnh vực. Trong các quy chế này cần thể hiện rõ ràng quyền tự chủ toàn diện của đại học đa lĩnh vực, khẳng định tính toàn vẹn, thống nhất của đại học đa lĩnh vực trên mọi hoạt động, đặc biệt trong đào tạo.

Ngoài ra, ở quy chế này phải thể hiện rõ chức năng các cấp quản lý trong một đại học đa lĩnh vực: Hội đồng đại học – xây dựng chính sách; giám đốc đại học – đề xuất chính sách và chỉ đạo thực hiện chính sách; hiệu trưởng trường thành viên – triển khai chính sách; trưởng khoa – thực hiện chương trình và hỗ trợ đội ngũ; giảng viên – thực hiện chương trình.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10165

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. ...

Tăng cường quản lý các hoạt động giáo dục dịp Tết Nguyên đán

Chiều 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị Giám đốc các Sở GDĐT về quản lý các hoạt động giáo dục nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Hội nghị tổ...

Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT)...

“Sự phát triển của Trường THCS Đoàn Thị Điểm khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa”

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Trường Trung học cơ sở (THCS) Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì được tổ chức sáng 17/1. ...

Tọa đàm góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Ngày 16/1, tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến, lấy ý kiến góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học. ...

Bài đọc nhiều

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

(Chinhphu.vn) – Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ. 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Vương Đình Huệ là cán...

Khai mạc Hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ I

Sáng 29/3/2024 tại thành phố Đà Nẵng, Hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ I chính thức diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam; Đại tướng Vi-lay Lạ-khăm-phong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Lào và Ngài Sar Sokha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia. Dự hội...

Hội chợ Ambiente Frankfurt 2025

Theo thông tin từ Ban tổ chức, gần 5000 nhà triển lãm từ hơn 100 quốc gia sẽ có mặt để giới thiệu những sáng tạo mới, những xu hướng mới và những ý tưởng mới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và trang trí nội thất. Triển lãm năm nay dự kiến có sự gia của trên 60 nhà triển lãm trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đến từ Việt Nam. Ambiente 2025 sẽ được diễn ra từ...

Diễn tập phương án PCCC và CNCH giữa lực lượng Công an, Nội vụ 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia

Nằm trong chuỗi hoạt động nhân Hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ 03 nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ I, chiều 29/3/2024 tại thành phố Đà Nẵng, dưới sự chứng kiến của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam; Đại tướng Vi-lay Lạ-khăm-phong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Lào và Ngài Sar Sokha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội...

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Sáng 22/3, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 (Hà Nội), Tiểu ban diễu binh, diễu hành tổ chức hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ...

Cùng chuyên mục

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành thắng lợi việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị trong thời gian tới. ...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh...

Thể thao Người khuyết tật Việt Nam hướng đến mục tiêu nâng tầm quốc tế

Nhiều năm qua, vị thế của Thể thao Người khuyết tật Việt Nam không ngừng được khẳng định trên đấu trường khu vực và châu lục. Do đó, mục tiêu Ủy ban Paralympic Việt Nam...

Một số thông tin về việc điều hành giá xăng dầu ngày 1/2/2025

 Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 23/01/2025 và kỳ điều hành ngày 01/02/2025 là: 84,534 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 0,184 USD/thùng, tương đương giảm 0,22%); 86,838 USD/thùng xăng RON95 (giảm 0,190 USD/thùng, tương đương giảm 0,22%); 93,208 USD/thùng dầu hỏa (giảm 3,268 USD/thùng, tương đương giảm 3,39%); 93,290 USD/thùng dầu điêzen 0,05S (giảm 4,836 USD/thùng, tương đương giảm 4,93%); 489,698 USD/tấn dầu mazut...

Hội chợ Ambiente Frankfurt 2025

Theo thông tin từ Ban tổ chức, gần 5000 nhà triển lãm từ hơn 100 quốc gia sẽ có mặt để giới thiệu những sáng tạo mới, những xu hướng mới và những ý tưởng mới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và trang trí nội thất. Triển lãm năm nay dự kiến có sự gia của trên 60 nhà triển lãm trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đến từ Việt Nam. Ambiente 2025 sẽ được diễn ra từ...

Mới nhất

Kinh tế đô thị biên giới Hồng Ngự khởi sắc

Năm 2024, kinh tế TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) khởi sắc, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì phát triển; tập trung vào các sản phẩm, ngành nghề địa phương có lợi thế, như chế biến thực phẩm, sản xuất - gia công cơ khí dân dụng, may mặc, chế biến gỗ… Năm 2024, kinh...

Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồng

Dù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM. Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồngDù doanh thu bất động sản trong tháng đầu...

Tổng Bí thư trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc T.Ư

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội...

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Mới nhất