Trang chủNewsThời sựCần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp

Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp


TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 1

Ô nhiễm không khí vốn không phải là vấn đề mới của Hà Nội, thế nhưng cứ “đến hẹn lại lên”, nhất là vào thời điểm giao mùa hay tiết trời nồm, ẩm, sương mù  của những ngày đầu Xuân năm mới, những lo lắng về sức khỏe người dân Thủ đô lại đẩy lên cao trào, bởi chỉ số chất lượng không khí (AQI) xuất hiện những tín hiệu cảnh báo mất an toàn với các màu nâu, đỏ, thậm chí là màu tím.

Trao đổi về thực trạng này, TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trườnghiệu quả, không chỉ trông chờ trách nhiệm của lãnh đạo TP, chính quyền sở tại mà phải có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp, vì  tất cả đều là người cùng hưởng cùng chịu. Vậy nên, “ông mất chân giò, bà phải thò chai rượu”, trên đời này không có gì là miễn phí.


TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 2

Thưa TS Hoàng Dương Tùng! Là người luôn tâm huyết với công tác bảo vệ môi trường của Thủ đô, ông đánh giá thế nào về chất lượng không khí của Hà Nội những ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn năm 2024?

-Tôi vẫn có thói quen theo dõi chỉ số AQI mỗi ngày, nhất là của Hà Nội. Không chỉ xem trên trang moitruongthudo mà còn tham khảo ở nhiều kênh khác nhau để tự đánh giá, so sánh thay đổi chất lượng không khí của Hà Nội nói riêng và một số vùng khác nói chung trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian công tác trước đây.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 3

Tôi cho rằng, chất lượng không khí Hà Nội diễn biến khá phức tạp, thay đổi theo năm, theo mùa thậm chí theo ngày theo giờ. Mùa đông, nhất là vào thời điểm giao mùa Thu- Đông, Đông -Xuân, tiết trời nồm, ẩm, sương mù như những ngày đầu Xuân vừa qua làm cho chất lượng không khí kém đi, thậm chí có ngày ngồi trong nhà cũng cảm thấy khó thở. Điều này không có gì bất thường đối với một số tỉnh phía Bắc trong đó có Hà Nội. Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi như lặng gió, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp khí thải lưu cữu ở tầng thấp không phát tán được sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, khiến cho AQI có chỉ số xấu như mấy ngày đầu tháng 1/2024 hay những ngày đầu Xuân vừa qua. Tuy nhiên, khi gió mùa Đông Bắc về,  hay mưa lớn một chút thì chất lượng không khí tốt hơn nhiều vì khí bụi được khuếch tán hoặc rửa trôi.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 4

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 5

Nói như vậy có phải thời tiết là nguyên nhân khiến chất lượng không khí của Hà Nội kém đi không, thưa ông?

-Ồ không, điều kiện thời tiết không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm mà là yếu tố khách quan làm tăng hay giảm nồng bộ bụi được phát tán từ các hoạt động của con người. Tuy nhiên, qua lăng chiếu của thời tiết để chúng ta nắm được phần nào thực  trạng bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội. Thực tế có nhiều ngày rất đáng quan ngại.

“Quan ngại”  ở đây có phải là sự gia tăng của bụi mịn?

Đúng như vậy. Chúng ta có thể kiểm tra lại khoảng thời gian đầu tháng của tháng 12/2023, tháng 1&2/2024,  chỉ số AQI rất cao chứng tỏ nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội  cao so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và quy chuẩn quốc gia  (với bụi mịn PM2.5 theo Quy chuẩn Việt Nam là dưới 50µg/m³ hàng ngày).

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 6

Tôi được biết, ông cũng từng nhiều lần đăng đàn cho rằng, nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí của Hà Nội chủ yếu là từ phương tiện giao thông như ô tô, xe máy (chạy bằng xăng, dầu); từ các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, các làng nghề; từ các hoạt động xây dựng đô thị và từ đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch,…Ở thời điểm này, ông có còn cho do nguyên nhân nào khác không?

-Những nguồn thải đó vẫn là những nguyên nhân chủ yếu nhưng cần nói rõ hơn là không chỉ các nguồn thải đó trực tiếp trên địa bàn Hà Nội mà còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn phát thải này ở các vùng lân cận dồn về.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 7

Còn có một nguồn thải nữa, tôi cho là mới cần phải hết sức chú ý, đó những nhà máy đốt rác. Nguồn này mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng chúng ta chưa để ý đến nó, dù một số địa phương khác cũng bắt đầu “ngấm đòn” vì những phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong đó có thể có những chất vô cùng độc hại như dioxin/furan. Vậy nên, lãnh đạo Hà Nội cần phải lưu tâm và có giải pháp đối với nguồn thải này.

Còn tỉ lệ, khối lượng, phần trăm tính toán mỗi nguồn thải là bao nhiêu thì phải qua kiểm kê nguồn thải mới biết chính xác được. Việc kiểm kê này, Hà Nội vẫn chưa thực hiện được nên chưa có lộ trình giảm phát thải cụ thể cho mỗi ngành, nghề, quận/huyện. Vậy nên hiệu quả không rõ rệt, bằng chứng là vẫn còn sắc nâu, sắc đỏ, sắc tím của chỉ số AQI ở nhiều ngày trong năm.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 8

Ông cho rằng, Hà Nội chưa có lộ trình cho việc giảm phát thải cụ thể nhưng thực tế Hà Nội đã có lộ trình trong việc giảm phát thải cho lĩnh vực giao thông (ví dụ hạn chế xe cá nhân, phát triển xe công công cộng, xe điện); Hà Nội đã và đang triển khai hạn chế đốt rơm rạ, thay thế bếp than tổ ong, cải tạo- xử lý ô nhiễm sông hồ;… và đã đạt được con số cũng ấn tượng, theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.


-Những nỗ lực của Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí là rất đáng ghi nhận, không thể phủ nhận. Đúng như chị nói. Và tôi cũng biết. Có điều, dù mặt trận nào Hà Nội cũng  triển khai, lĩnh vực nào Hà Nội cũng “xông pha” nhưng chưa quyết liệt, chưa đi đến cùng giải quyết sự việc, còn dàn trải, thậm chí mông lung. Ví như kế hoạch hạn chế/ cấm đốt rơm rạ ở các huyện ngoại thành, dù báo cáo khá đẹp nhưng thực tế Hà Nội hạn chế được bao nhiêu thì chưa rõ ràng và chưa bền vững vì chính sách đối với người nông dân không cụ thể, còn chung chung nặng về hô hào nên quay đi quẩn lại họ lại quay về đốt rơm rạ tự phát. Muốn người nông dân đồng hành thì chính quyền sở tại phải kiên trì với những chính sách, giải pháp kỹ thuật kể cả hỗ trợ kinh phí một cách đồng bộ hợp lý và bền vững phù hợp với từng địa phương. Tôi cho là kinh phí hỗ trợ này không đáng kể so với ngân sách của huyện. Đương nhiên, khi có chính sách hỗ trợ, người dân phải có trách nhiệm thực hiện và không được tái phạm thói quen cũ.  “Ông mất chân giò, bà phải thò chai rượu”,trên đời này làm gì có gì miễn phí không mất công sức mà tạo nên giá trị bền vững. Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm đồng hành, không thể đứng ngoài cuộc.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 9

Vậy theo ông, Hà Nội phải làm gì để giảm phát thải hiệu quả?

-Như tôi nói ở trên, Hà Nội đã làm rất nhiều việc để bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí nhưng tôi thấy còn dàn trải, chưa có ưu tiên và chưa thực sự quyết liệt. Hà Nội cần có công trình nghiên cứu chuyên sâu, bài bản về nguồn phát thải để có được những số liệu cụ thể mang tính khoa học. Khi có những số liệu tin cậy về nguồn phát thải thì Hà Nội mới có thể đặt ra mục tiêu giảm phát thải trong 5 năm là bao nhiêu, 10 năm là bao nhiêu. Căn cứ mục tiêu chiến lược này, Hà Nội mới phân bổ chỉ tiêu giảm phát thải cụ thể cho từng ngành, nghề, quận/huyện; nên ưu tiên ngân sách giảm phát thải cho lĩnh vực nào mang tính trọng yếu trước; bắt buộc ngành nào, quận/huyện nào phải thực hiện ngay,… Có như vậy mới đến được cái đích cần đến theo lộ trình.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 10

Và để người dân, doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với môi trường, Hà Nội phải đẩy mạnh tuyên truyền về chất lượng không khí hàng ngày như trước đây từng làm. Muốn đẩy mạnh tuyên truyền thì số liệu phải đầy đủ và chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi đầu tư các trạm quan trắc  Hà Nội cần có chế độ bảo trì bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Chi phí đầu tư ban đầu rất đáng ghi nhận nhưng chi phí bảo trì nó cũng không phải nhỏ, song, nhất thiết phải làm, nếu Hà Nội thực sự muốn cải thiện chất lượng không khí.

 Xin trân trọng cảm ơn ông!

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 11

09:27 02/03/2024



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển tải trọn vẹn nguyện vọng của cử tri

Kinhtedothi - Thực hiện tròn vai đại biểu cơ quan dân cử, HĐND và các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã liên tục chất vấn, tái chất vấn nhiều vấn đề được dư luận quan tâm. Sự đeo bám vấn đề đã mang lại hiệu quả trong việc giám sát tiến độ các dự án công viên, vườn hoa. Tái chất vấn rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm Dẫn chứng sống động nhất của việc theo đến cùng vụ...

Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu

Tổng Bí thư nhấn mạnh thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn, tránh để tình trạng chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. ...

Hà Nội phát động phong trào thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã có Kế hoạch số 343/KH-UBND về tổ chức các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trọng tâm các phong trào thi đua là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kết quả, những thành tựu...

174 dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của các đơn vị đến thời điểm ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong số 101 dự án cấp thành phố, 77 dự án vướng mắc về GPMB. Dự kiến 42/77 dự án không giải ngân...

Nhận diện những điểm nghẽn cần khắc phục trong thủ tục hành chính

Kinhtedothi - Ngày 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng có buổi làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ và 8 địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của cấp ủy

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU của Hội nghị lần thứ mười ba, Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVII (nhiệm kỳ 2020-2025). Sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án, báo cáo, Ban Chấp hành Đảng...

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn ‘hỏi nhanh, đáp gọn’ với Thủ tướng và 3 Bộ trưởng

Chủ tịch Quốc nhấn mạnh, phiên chất vấn 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”. Sáng 11/11, phát biểu mở đầu phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hoạt động chất vấn tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; đưa hoạt...

Kỳ vọng của các chức vị, chức sắc từ sự kiện thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Bộ Dân tộc và Tôn giáo được thành lập thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc và tôn giáo; mang ý nghĩa thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi lại những ý kiến bày...

Hà Nội tạm dừng tuyển dụng công chức, viên chức

Kinhtedothi-TP Hà Nội tạm dừng việc tổ chức thi tuyển viên chức, tạm dừng thẩm định cho ý kiến việc tiếp nhận công chức, viên chức từ nơi khác về TP cho đến khi hoàn thành công tác sắp xếp đơn vị hành chính và có chỉ đạo mới... Sở Nội vụ Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1567/SNV-XDCQ ngày 21/3/2025 về việc tạm dừng tuyển dụng công chức, viên chức. Văn bản nêu rõ, thực hiện Kết...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất