Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần có gỉải pháp giúp người khuyết tật tháo gỡ khó khăn...

Cần có gỉải pháp giúp người khuyết tật tháo gỡ khó khăn trong học tập


Việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa để đáp ứng yêu cầu mới đã hoàn tất nhằm phát huy tối đa năng lực của người học. Tuy nhiên, những học sinh khiếm thị vẫn phải tiếp tục trông chờ những bộ sách giáo khoa chữ nổi để học tập và trẻ câm điếc còn gặp rất nhiều rào cản để có thể tiếp thu kiến thức để học lên những bậc học cao hơn.

Trong 10 năm trở lại đây, sau sự ra đời của một loạt các văn bản, chính sách về giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho người khuyết tật và việc triển khai chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, Luật Giáo dục 2019, giáo dục nói chung và giáo dục cho người khuyết tật nói riêng có những chuyển biến khá rõ nét. Sự bình đẳng về giáo dục đã giúp người khuyết tật có cơ hội khẳng định mình ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, số lượng người khuyết tật tham gia giáo dục vẫn còn thấp so với tỷ lệ chung và phần lớn trẻ khuyết tật vẫn gặp khó khăn khi tham gia những bậc học cao. Đặc biệt là từ khi ngành giáo dục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, học sinh khuyết tật lại gặp phải những khó khăn khiến cho việc học của các em có xu hướng “thụt lùi”.

Bao giờ học sinh khiếm thị có sách giáo khoa?

Sách giáo khoa là công cụ học tập cực kỳ quan trọng đối với tất cả học sinh. Đặc biệt, với học sinh khiếm thị, sách giáo khoa không chỉ là công cụ mà còn là cánh cửa mở ra thế giới tri thức. Sự thiếu hụt sách giáo khoa chữ nổi khiến các em gặp nhiều khó khăn, hạn chế cơ hội học tập và phát triển.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quyết định lựa chọn 3 bộ sách giáo khoa phục vụ việc dạy và học cho học sinh các cấp. Trong khi đối với những em học sinh khiếm thị đang tham gia học hòa nhập ở các trường phổ thông, vẫn chưa có cơ hội để các em tiếp cận sách giáo khoa chữ nổi chương trình mới.

Với chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” mà ngành giáo dục đang thực hiện, học sinh khuyết tật cần có 3 bộ sách giáo khoa chữ nổi Braille. Tuy nhiên việc làm ra một bộ sách chữ nổi Braille đòi hỏi nhiều kinh phí, kỹ thuật công phu. Điều này khiến các em học sinh khiếm thị đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, kinh phí làm sách chưa có, các em hiện trông chờ vào sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm điều này đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Trả lời câu hỏi “Những rào cản nào khiến việc làm sách giáo khoa cho học sinh khiếm thị bị chậm trễ?” Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục đặc biệt Việt Nam – một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho biết: “Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã được thực hiện, thế nhưng sách giáo khoa mới được thực hiện cuốn chiếu theo từng năm chứ không thực hiện đồng loạt. Và sau khi có sách giáo khoa, chúng ta mới có thể chuyển đổi sách giáo khoa sang chữ nổi được. Điều thứ hai, hiện tại Việt Nam chưa có kinh phí để dành cho sách giáo khoa. Việc quan trọng hơn nữa là đội ngũ chuyên gia có thể làm sách giáo khoa chữ nổi ở Việt Nam là rất ít, phương tiện để sản xuất sách giáo khoa cũng cực kỳ hạn chế”.

Trước những rào cản về thời gian, kinh phí, đội ngũ sản xuất khiến công cuộc sản xuất sách chữ nổi trở nên cực kỳ khó khăn, gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các em học sinh khiếm thị, bà Đinh Việt Anh – Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam chia sẻ: “Đối với các em học sinh khiếm thị, việc cả tháng cả năm không có sách giáo khoa là cực kỳ khó khăn đối với các em và đây là một vấn đề rất lớn”.

Bên cạnh những quan điểm và sự đồng cảm, bà bày tỏ mong muốn: “Trước mắt khi chưa có nguồn ngân sách của Nhà nước thì mong muốn là cũng có sự chung tay của các tổ chức, các cơ quan, các cá nhân trong cộng đồng để có thể trước mắt là in ấn những bộ sách mà đã được chuyển đổi sang chữ Braille, để đủ cho các em đang học trong năm học 2024 – 2025, sau đó thì tiếp tục chuyển đổi những bộ sách mà chưa được chuyển đổi.

“Cùng với việc chuyển đổi in ấn sách thì chúng tôi đã hình thành việc xây dựng thư viện lưu động để luân chuyển sách cho các em học sinh có nhu cầu. Còn về lâu dài thì tôi rất mong cơ quan sẽ quan tâm việc xây dựng cơ chế đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước cho vấn đề sách giáo khoa và học liệu, học vụ cho các em học sinh khuyết tật.”, bà Đinh Việt Anh chia sẻ.

TS Nguyễn Đức Minh cho biết, hiện vẫn chưa có kinh phí Nhà nước cho vấn đề chuyển đổi sách giáo khoa cho học sinh khuyết tật. Tất cả đều dựa vào kinh phí của tổ chức, cá nhân. Và việc chuyển đổi đến nay chỉ mới hoàn thành các môn chính, còn các môn tiếp theo vẫn dựa vào sự hỗ trợ từ quỹ thiện tâm của tập đoàn VinGroup để làm tiếp. Tuy nhiên việc nhân bản cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, bộ ngành để huy động nguồn kinh phí và xưởng sản xuất.

Những khó khăn trong việc học lên bậc học cao hơn của trẻ câm điếc

Học sinh khiếm thị và học sinh khiếm thính là hai đối tượng chiếm phần đa trong số những học sinh khuyết tật khi tham gia giáo dục hòa nhập. Với học sinh khiếm thính do mất khả năng nghe nói nên việc học tập chủ yếu dựa vào ngôn ngữ cử chỉ. Tuy nhiên hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các vùng miền về ký hiệu ngôn ngữ nên việc dạy và học của học sinh khiếm thính gặp không ít khó khăn. Gần như không thể truyền đạt kiến thức ở các cấp bậc cao như THCS, THPT cho các học sinh khiếm thính.

Bàn về những khó khăn của trẻ câm điếc trong học tập, TS Nguyễn Đức Minh chia sẻ thêm: “Khó khăn hơn nữa đối với các em đó là hiện tại mặc dù Bộ Giáo dục Đào tạo cũng như một số tổ chức đã xây dựng một số hệ thống ký hiệu ngôn ngữ, ký hiệu đồng bộ. Tuy nhiên đây mới là hệ thống thu thập và sử dụng cho giao tiếp hàng ngày, còn hệ thống ký hiệu ngôn ngữ chuyên môn của các môn học đối với các cấp học cao hơn cấp tiểu học cho người khuyết tật nghe nói thì gần như là thiếu vắng hoàn toàn, nên tôi nghĩ rằng đây là khó khăn, rào cản rất lớn”.

Cần sớm chuyển đổi sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông và thực thi những chính sách cụ thể để hỗ trợ học sinh khuyết tật trong học tập

Học tập là quyền lợi chính đáng của tất cả mọi người không phân biệt người bình thường hay khuyết tật. Để người khuyết tật có thể tham gia học tập bình đẳng, rất cần những chính sách hỗ trợ và sự chung tay của cộng đồng xã hội đặc biệt của ngành giáo dục.

Những rào cản khi học sinh khuyết tật tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới cần sớm được giải quyết, cụ thể là in sách giáo khoa mới cho học sinh khiếm thị, thay đổi cách đánh giá, đào tạo giáo viên dạy ngôn ngữ ký hiệu để tạo cơ hội cho học sinh khiếm thính được học lên những bậc học cao hơn như mong muốn của bản thân các em. Những điều đó chính là tạo điều kiện cơ bản nhất để các em phát huy được khả năng của mình để học tập và cống hiến cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội.



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/can-co-giai-phap-giup-nguoi-khuyet-tat-thao-go-kho-khan-trong-hoc-tap-post1131040.vov

Cùng chủ đề

Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa

Gói hỗ trợ trị giá 2,2 tỷ đồng được huyện Ý Yên (Nam Định) triển khai kéo dài trong 12 tháng của năm 2025 từ nguồn xã hội hóa; diện hỗ trợ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người neo đơn, người mù, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. ...

Cậu học trò Asian School chinh phục 2 trường đại học châu Âu

Với bảng thành tích học thuật ấn tượng, đồng thời là thủ lĩnh ‘Sports President’, Nguyễn Khang (lớp 12/12 cơ sở Cộng Hòa) đã trúng tuyển vào 2 trường đại học danh tiếng. ...

Học sinh say mê ‘Sắc màu văn hóa dân tộc’

Học sinh say mê tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong lễ hội xuân mang tên 'Sắc màu văn hóa dân tộc', do Trường trung học thực hành Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 22-1. Cô...

Mang Tết ấm đến người khuyết tật, trẻ mồ côi tại huyện Hóc Môn

(NLĐO) - Những phần quà từ chương trình là sự động viên tinh thần những hoàn cảnh kém may mắn có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Học sinh dùng AI tạo thiệp chúc tết

Thay vì phải dùng giấy, bút màu, hồ dán, kéo để làm thiệp chúc mừng năm mới trong dịp Tết Nguyên đán như trước đây, học trò ngày nay thỏa sức sáng tạo thiệp chúc tết chỉ bằng một chiếc điện thoại thông...

Nỗi niềm giáo viên mầm non

Dù bị bệnh hiểm nghèo hay chồng mất, làm mẹ đơn thân, nhưng các cô giáo mầm non vẫn nén lại nỗi buồn đau để đều đặn có mặt ở trường đúng 7 giờ sáng, nở nụ cười thật tươi đón trẻ. ...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Cơ hội việc làm cho sinh viên ở các cường quốc kinh tế thế giới

DNVN - Học bổng Chuyên gia toàn cầu của Trường Đại học FPT được trao cho các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia khi đăng ký học ngành Công nghệ thông tin, bao gồm 100% học phí toàn khóa khi theo học tại trường,...

Đề minh hoạ thi đánh giá năng lực của Bộ Công an 2025

Cục Đào tạo (Bộ Công an) công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lá»±c 2025 với nhiều điểm mới. Đề thi tham khảo Bộ Công an 2025:Cấu trúc này khác các năm trước, khi thí sinh được chọn một trong hai mã bài CA1 hoặc CA2. Phần trắc nghiệm của hai mã giống nhau, kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ. Phần tự luận của bài CA1 là...

Mới nhất

Nghệ sĩ Vũ Diệu Thảo thực hiện hơn 30 MV đón Tết

Đón Tết Ất Tỵ 2025, nghệ sĩ tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt hơn 30 MV độc tấu, hòa tấu với đa dạng màu sắc âm nhạc. Nghệ sĩ Vũ Diệu Thảo chia sẻ đã dốc toàn lực gần 4 tháng làm việc với các nhạc sĩ. Trong hơn 30 MV phát hành dịp này, có các làn điệu...

Cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Tổ chức Hải quan thế giới kêu gọi các thành viên thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động cụ thể vì mục tiêu đã đề ra.

Học sinh dùng AI tạo thiệp chúc tết

Thay vì phải dùng giấy, bút màu, hồ dán, kéo để làm thiệp chúc mừng năm mới trong dịp Tết Nguyên đán như...

Mới nhất