Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần có cơ chế, chính sách đặc thù về giáo dục cho...

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về giáo dục cho ĐBSCL


Giáo dục đạt nhiều kết quả nhưng còn khó khăn, thách thức

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ĐBSCL là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – chính trị và quốc phòng – an ninh; là địa bàn giàu tiềm năng, lợi thế về kinh tế nông nghiệp, thủy sản, du lịch; có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.

Giáo dục và đào tạo của vùng ĐBSCL đã đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sự quan tâm của toàn xã hội trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của vùng vẫn còn đầy thách thức, nhiều khó khăn cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển trong thời gian sắp tới.

Báo cáo tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL và nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Năm học 2019-2020, vùng ĐBSCL có hơn 2.000 cơ sở giáo dục mầm non với hơn 584.000 trẻ em; trên 5.600 cơ sở giáo dục tiểu học với trên 1,2 triệu học sinh; hơn 1.300 cơ sở giáo dục THCS với gần 995.000 học sinh; 350 cơ sở giáo dục THPT với hơn 433.000 học sinh. Toàn vùng có trên 176.000 giáo viên các cấp học. 

Hội nghị có sự tham dự của đông đảo đại biểu Trung ương và địa phương

Trong 10 năm (2011-2021), giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL tiếp tục ổn định và phát triển về quy mô mạng lưới trường, lớp, số học sinh/sinh viên từ mầm non đến đại học, được rà soát, sắp xếp theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội về ngành nghề và đa dạng về loại hình. Các ngành học, bậc học được giữ vững và phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được đảm bảo, quan tâm bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục chất lượng cao. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì và nâng cao sau từng năm. 

Mặc dù còn nhiều khó khăn, vùng ĐBSCL vẫn có một số chỉ số về giáo dục và đào tạo đạt mức trung bình và trên trung bình so với cả nước. Từ việc chỉ có Trường ĐH Cần Thơ, hiện nay toàn vùng 17 trường ĐH (trong có 6 trường ĐH ngoài công lập), 10/13 tỉnh, thành phố đã có trường ĐH. Tại các tỉnh còn lại đều có phân hiệu của các trường đại học hoặc có chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Việc huy động trẻ đến trường còn thấp, nhất là trẻ nhà trẻ. Mạng lưới trường, lớp mầm non còn phân tán, nhiều địa phương còn nhiều điểm trường, đặc biệt là ở những vùng có nhiều kênh rạch, cồn, bãi ngang… Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học phổ thông đi học đúng độ tuổi vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước, đặc biệt ở cấp THCS và cấp THPT có khoảng cách khá xa so với tỷ lệ chung của cả nước (từ 7-13%). Tỷ lệ người mù chữ của cả vùng còn cao. 

Xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu phòng học, nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng làm việc. Tình trạng thiếu giáo viên còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cũng như chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, cần lưu ý tới phát triển giáo viên là người dân tộc thiểu số với cơ cấu hợp lý

“Cần quan tâm hơn nữa, đầu tư giáo dục ở mức cao nhất, tốt nhất”

Chia sẻ về kinh nghiệm và kết quả phát triển mạng lưới quy mô trường lớp, ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết: Sau 5 năm thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy các đơn vị sự nghiệp, tỉnh Kiên Giang đã giảm được 40 trường do sáp nhập trường có quy mô nhỏ, giảm 521 điểm lẻ, giảm 525 nhóm/lớp; tăng 2 trường mầm non và tăng trên 3.800 học sinh các cấp học. Dự kiến đến năm 2025 và 2030, tỉnh sẽ tiếp tục sắp xếp lại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh theo hướng giảm số lượng các trường có quy mô nhỏ, điểm lẻ; tăng số trường mầm non và trường phổ thông có nhiều cấp học. 

Liên quan tới phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, bà Nguyễn Thị Bạch Vân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh cho hay, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai sắp xếp, cơ cấu và đẩy mạnh thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo, từ đó có thêm biên chế chưa sử dụng để tuyển dụng giáo viên; xây dựng phương án sắp xếp, điều chuyển giáo viên giữa các trường nhằm giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, hợp đồng giáo viên để bổ sung số giáo viên còn thiếu cho các môn học mới; bảo đảm nguồn tuyển dụng.

“Cần quan tâm hơn nữa, đầu tư giáo dục ở mức cao nhất, tốt nhất” là mong mỏi của bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long. Theo bà Thanh, với đặc thù địa hình, ĐBSCL có số điểm trường lẻ nhiều nhất cả nước, do đó một trong những việc cần được tập trung thực hiện đối với giáo dục ĐBSCL là rà soát mạng lưới giáo dục, khắc phục tình trạng phân tán, điểm nhỏ, điểm lẻ; đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long mong muốn đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL

Cho rằng, cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho giáo dục ĐBSCL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, thời gian qua việc này đã được đề cập nhưng vẫn chưa được thực hiện. Một số chính sách đặc thù được bà Thanh đề xuất như: Chính sách đặc thù về tiền ăn trưa cho trẻ mầm non, học sinh lớp 1 ven sông; với tỷ lệ bỏ học cao, cần có chính sách đặc thù về phát triển hệ thống trường nghề, chính sách với học nghề…Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh cũng đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu Chính phủ xây dụng đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia cho vùng ĐBSCL. “Nếu có đề án này, chắc chắn chất lượng giáo dục của vùng sẽ nâng lên, đáp ứng được yêu cầu đặt ra”, bà Quyên nói.

Các vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các tỉnh ĐBSCL; phát triển giáo dục đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của ĐBSCL cũng đã được đại diện Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trao đổi tại Hội nghị. 

Từ việc phân tích một số số liệu về giáo dục dân tộc vùng ĐBSCL, trong đó rõ nét  là số xã, thôn đặc biệt khó khăn của vùng giảm mạnh trong những năm qua, dẫn tới hạn chế đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số được tiếp cận với công bằng giáo dục, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các tỉnh vùng ĐBSCL đề xuất thay đổi các chính sách giáo dục theo hướng thiết kế mới, phù hợp thực tế và đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận giáo dục công bằng. 

Trong chính sách phát triển đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho rằng, cần lưu ý tới phát triển giáo viên là người dân tộc thiểu số với cơ cấu hợp lý; đồng thời, có đề xuất để có đề án kiên cố hóa trường lớp mới, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực cho giáo dục. 

“Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với Bộ GD&ĐT và các địa phương thiết kế chính sách tốt hơn trong giai đoạn tới, để giáo dục vùng ĐBSCL và từng tỉnh đạt mục tiêu Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh khẳng định. 

Giáo dục ĐBSCL thể hiện “chất” riêng và không còn là “vùng trũng”

Qua ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá, giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL trong 10 năm qua đã có bước tiến, bứt phá với nhiều kết quả quan trọng. “Căn cứ vào minh chứng các số liệu có thể khẳng định, ĐBSCL đã thoát khỏi “vùng trũng” về giáo dục. Giờ không thể nói ĐBSCL là “vùng trũng” về giáo dục nữa, thậm chí còn có những điểm khả quan, đáng mừng”, Bộ trưởng nói.

Một trong những điểm theo Bộ trưởng rất đáng mừng là tuy chỉ số cơ sở vật chất, huy động trẻ đến trường, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đang còn rất khó khăn, song chất lượng giáo dục phổ thông của vùng ĐBSCL rất khả quan khi đứng thứ 2 trên 6 vùng của cả nước. 

Những kết quả giáo dục đạt được trước thách thức và khó khăn về cơ sở vật chất, về giáo viên, và về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục khác của vùng cho thấy sự cố gắng vượt lên trên khó khăn của các địa phương, nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cho thấy “chất” của giáo dục vùng ĐBSCL – không màu mè, ít hình thức, kết quả được thể hiện ở các chỉ số giáo dục cụ thể. 

Chỉ rõ hàng loạt khó khăn của giáo dục ĐBSCL hiện nay như: đứng trước thách thức kép vừa phát triển cùng cả nước, vừa củng cố, bù đắp cho các điều kiện đảm bảo tối thiểu, nền tảng, cơ bản của giáo dục; cần có đủ trường lớp, thu hút học sinh tới trường, giảm tỷ lệ mù chữ; yêu cầu gay gắt về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong 2 năm 2023-2024 … song, Bộ trưởng cũng chỉ ra những điểm là ưu thế, thuận lợi của vùng trong phát triển giáo dục.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Cụ thể, đó là lợi thế của một vùng kinh tế được dự báo sẽ có sự phát triển năng động trong tương lai, qua đó sẽ cải thiện điều kiện về hạ tầng cho giáo dục và đào tạo; là sự quan tâm, quyết tâm của chính quyền địa phương và đội ngũ nhà giáo. 

Một thuận lợi nữa cũng được ông Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh với giáo dục ĐBSCL, đó là việc học sinh ở đây còn giữ được nề nếp, con người hào hiệp, phóng khoáng. Những thông tin về vi phạm đạo đức, bạo lực học đường có chỉ số thấp… “Khó khăn chồng chất, thách thức rất nhiều nhưng cần có cái nhìn lạc quan về giáo dục ĐBSCL. Với cái nhìn đó, giáo dục sẽ đi con đường riêng bằng niềm tự hào và tìm ra được điểm mạnh”, Bộ trưởng bày tỏ.

Trao đổi với các địa phương vùng ĐBSCL về những việc cần làm trong thời gian tới, Bộ trưởng đề cập tới các nhóm công việc và giải pháp tổng thể về đầu tư cơ sở hạ tầng; trong đó cấp bách là kiên cố hóa trường lớp, đầu tư trang thiết bị, phòng học bộ môn. Với quan điểm “Không dồn cho bằng được nhưng không để phân tán quá”, Bộ trưởng lưu ý, việc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường học cần có phương án phù hợp với khu vực địa hình sông nước, chia cắt như ĐBSCL, khi xây dựng trường học, cần chọn những mẫu trường học phù hợp với địa hình, hướng đến mô hình gần gũi với thiên nhiên. 

Cho rằng, mỗi tỉnh/thành phố vả cả vùng ĐBSCL tuy có vấn đề chung nhưng tình hình khác nhau, có địa phương thuận lợi, cũng có địa phương khó khăn, Bộ trưởng lưu ý các địa phương tập trung phối hợp với Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành để đề xuất chính sách đầu tư, khắc phục những khó khăn, đưa giáo dục của cả vùng cùng tiến với tốt độ tốt hơn trong giai đoạn tới. 

Bộ trưởng cũng cho biết, sau Hội nghị này, Bộ GD&ĐT sẽ xác định hàng loạt việc phải làm nhằm tăng cường sự quan tâm tới giáo dục và đào tạo khu vực ĐBSCL. “Khó khăn còn nhiều, thách thức lớn nhưng hoàn toàn có thể lạc quan, tính trước hướng phát triển của giáo dục ĐBSCL trong thời gian tới”, Bộ trưởng chia sẻ, đồng thời bày tỏ tin tưởng toàn vùng sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn để đưa giáo dục và đào tạo ĐBSCL phát triển.

T.TRANG



Nguồn

Cùng chủ đề

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Hơn 13.000 người tham gia cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 5, tính đến ngày 31/1, qua 5 tháng triển khai đã có hơn 13.000 người hưởng ứng cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương. Thống kê từ Ban Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương cho thấy, đợt 5 (tháng 1) đã thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị trong toàn ngành Công Thương. Kết thúc cuộc thi trực tuyến đợt...

Bé trai ‘đẻ bọc điều’, 80.000 ca mới có một

Một bé trai sơ sinh chào đời khi vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Chiều 3-2, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết trong ngày làm việc đầu tiên của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Mới nhất

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Lời chúc ấm lòng ngày Khai Xuân & Tết trồng cây 2025 tại Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Sáng 3-2 (tức mùng 6 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết công nhân tại Khu nhà ở công nhân Viglacera. Cùng dự có các đồng chí đại diện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Mới nhất