Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamCần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong...

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với PV về cơ chế đặc thù cần bổ sung tại Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.

PV: Trước bối cảnh kinh tế – xã hội có nhiều thay đổi, theo ông có cần thiết sắp xếp lại các lĩnh vực của doanh nghiệp Nhà nước để phù hợp với tình hình mới hay không?

TS. Lê Đăng Doanh: Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, thương mại điện tử, người máy, trí thông minh nhân tạo (AI) dẫn đến những thay đổi về vị trí, tầm quan trọng của các ngành kinh tế, kỹ thuật trong nền kinh tế và năng lực cạnh tranh. Các dịch vụ số hóa, làm việc, giáo dục, học tập từ xa đang phát triển mạnh. Vì vậy, cần phân tích và xác định lại những ngành, lĩnh vực nào cần duy trì doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực nào cần thu hút đầu tư từ kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài để tận dụng cơ hội này.

Trong đó, vai trò của Quốc hội, Chính phủ là công bố cụ thể danh mục những lĩnh vực, ngành Nhà nước cần đầu tư, bổ sung vốn hay thoái vốn sau khi đánh giá lại bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến những thay đổi về vị trí, tầm quan trọng của các ngành kinh tế, kỹ thuật.

Phân biệt rõ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, nhiệm vụ công ích với các nhiệm vụ kinh doanh, quy chế báo cáo thông tin, công khai minh bạch của các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, thực hiện sự giám sát của cấp có thẩm quyền đối với những doanh nghiệp Nhà nước.

Xác định vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong tình hình kinh tế hiện nay và cho từng vùng kinh tế như ở trung tâm công nghiệp có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân thì khác với vùng sâu, vùng xa chưa có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động.

Trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế tư nhân đã phát triển hơn, doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ mọi lĩnh vực, mà chỉ cần giữ vị trí cần thiết ở những ngành liên quan tới quốc phòng – an ninh và một số ngành kinh tế – kỹ thuật nhất định mà khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài chưa sẵn sàng đầu tư.

Doanh nghiệp Nhà nước cần đóng vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tạo lập kết cấu hạ tầng cho tăng trưởng, năng lượng, tài chính tín dụng, ngân hàng, viễn thông, xuất khẩu lương thực, dịch vụ cảng hàng không.

Ngoài ra, ở những vùng sâu, vùng xa, biển đảo… những nơi mà kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài chưa sẵn sàng đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước vẫn cần được tiếp tục duy trì để bảo đảm phát triển kinh tế vùng.

Vì vậy, việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với đầu tư mới vào những lĩnh vực cần thiết để kinh tế Nhà nước thực sự nắm giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này vừa tái cơ cấu, giảm bớt doanh nghiệp Nhà nước, vừa đầu tư có chọn lọc vào những doanh nghiệp Nhà nước ở những lĩnh vực cần thiết, tiên tiến về khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng.

Kiến nghị giao Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước cần đóng vai trò chi phối trong các lĩnh vực tạo lập kết cấu hạ tầng, năng lượng, tài chính tín dụng, ngân hàng, viễn thông, xuất khẩu lương thực, dịch vụ cảng hàng không (Ảnh minh họa)

PV: Trong bối cảnh mới có nhiều vấn đề phát sinh đối với các doanh nghiệp/Tập đoàn nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, theo ông cần xây dựng cơ chế như thế nào để các doanh nghiệp này hoàn thành tốt sứ mệnh như kỳ vọng?

TS. Lê Đăng Doanh: Từ yêu cầu cần sắp xếp, xác định lại vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh mới, kiến nghị giao Chính phủ quyết định một số nội dung, nhằm tạo hành lang pháp lý để Chính phủ có thẩm quyền ban hành danh mục, cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Thứ nhất, kiến nghị bổ sung nội dung “Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, quản lý hạ tầng quan trọng quốc gia trong từng thời kỳ. Chính phủ ban hành Điều lệ, Quy chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp này”.

Thứ hai, về đầu tư bổ sung vốn, kiến nghị bổ sung nội dung: “Đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, quản lý hạ tầng quan trọng quốc gia, việc chuyển nhượng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn thì cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định, cho ý kiến hoặc thực hiện theo Đề án tái cấu trúc, sắp xếp, cơ cấu lại do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Một điểm cần lưu ý là luật chỉ nên quy định mục tiêu và nguyên tắc đánh giá doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp nói chung, giao Chính phủ quy định cụ thể các tiêu chí, định mức vì các tiêu chí này phụ thuộc vào bối cảnh thị trường, mục tiêu phát triển… thay đổi theo từng thời kỳ.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, lương, thưởng theo định mức và hướng dẫn theo ngành trong từng giai đoạn của chiến lược phát triển. Nhà nước điều tiết bằng thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Thống nhất quy định về công khai minh bạch thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, thống nhất biểu mẫu, thời gian, địa điểm công khai trên cổng thông tin điện tử, tránh chồng chéo, trùng lắp giữa Luật 69/2014/QH13, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, giữa Cổng thông tin Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện nội dung, trình tự phê duyệt dự án đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ra quyết định vào Luật số 69 đối với các dự án trọng điểm quốc gia, dự án lớn và dự án đầu tư công để đảm bảo phù hợp với quy định trong Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công… nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định cơ quan chủ quản và thẩm quyền ra quyết định đối với các dự án này.

Kiến nghị giao Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

PV: Để Nhà nước làm tốt vai trò “bà đỡ” về pháp lý cho các doanh nghiệp Nhà nước, cần đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ra sao, thưa ông?

TS. Lê Đăng Doanh: Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Nhà nước nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bởi đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất để tăng trưởng, phát triển, trong đó doanh nghiệp là trung tâm của quá trình đổi mới như một nhu cầu tự thân, Nhà nước đóng vai trò là “bà đỡ” hỗ trợ về pháp lý.

Nhà nước tập trung thực hiện hiệu quả và đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ và cải thiện năng lực quản trị công nghệ. Chú trọng tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ và cập nhật công nghệ mới cho doanh nghiệp. Tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Nhà nước còn thể hiện vai trò hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quy trình công nghệ. Hình thành các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học – công nghệ thực hiện nghiên cứu và ứng dụng sản xuất sản phẩm mới.

Cùng với đó, Nhà nước cũng tiếp tục và quyết liệt thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước. Để làm điều này cần sớm ban hành Luật cổ phần hóa, chính sách đối với cổ tức, lợi nhuận từ vốn đầu tư tại doanh nghiệp Nhà nước và các nội dung về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Nguyên tắc là bảo đảm sự công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Phương Thảo

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/1200aee2-697b-4b30-bc25-5e5c23ebc8b0

Cùng chủ đề

Đề xuất hơn 152.000 tỷ ‘lên đời’ 1.140km cao tốc Bắc

TPO - Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng xem xét đầu tư mở rộng hơn 1.140km cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Hà Nội - TPHCM lên 6 làn xe với tổng mức đầu tư là hơn 150.000 tỷ đồng trong năm nay. TPO - Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng xem xét đầu tư mở rộng hơn 1.140km cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Hà Nội - TPHCM lên 6...

Rốt ráo mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM

Ngay cả khi được áp dụng các cơ chế đặc thù, Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan sẽ phải có những biện pháp tổ chức thi công độc đáo, sáng tạo, thì mới có thể hoàn thành việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vào tháng 9/2025. Rốt ráo mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành trị giá 14.875 tỷ đồngNgay cả khi được áp dụng các cơ chế đặc thù, Bộ Xây...

Những doanh nghiệp nắm khối tài sản triệu tỉ đồng về Bộ Tài chính ‘bề thế’ ra sao?

19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã hoàn tất bàn giao về Bộ Tài chính, Công an. Trong đó có những 'ông lớn' nắm khối tài sản nửa triệu tỉ đồng. Khối doanh...

Doanh nghiệp Nhà nước muốn tự chủ hơn, có không gian phát triển mới

Lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp, chỉ số để bám sát mục tiêu tăng trưởng 8% vào năm 2025 mà Chính phủ đặt ra, đồng thời kiến nghị được tạo không gian mới, tăng tính tự chủ hơn trong điều hành doanh nghiệp. Tại hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề “Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con...

Quốc hội cho TP.HCM được nới trần dư nợ lên 120% để vay vốn làm đường sắt đô thị

Sáng 19-2, Quốc hội thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM. Với 459/459 đại biểu tán thành, nghị quyết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TẬP ĐOÀN HOA SEN TÌM KIẾM ĐỐI TÁC CUNG CẤP CONTAINER ĐÃ QUA SỬ DỤNG VỚI SỐ LƯỢNG LỚN

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) là doanh nghiệp lớn nhất cả nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn mạ, Ống thép, Ống nhựa. Hiện...

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 24.4.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/ PLX/ Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 24.4.2025 - chi tiết xem tại TCBC công bố trên website   www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 17.4.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 24.4.2025, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là:- Ước trích: 0 đồng;- Ước chi: 0 đồng;- Ước tồn: 3.082 tỷ đồng...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 24.04.2025

Hà Nội, ngày 24.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 24 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính; được công khai tại website petrolimex.com.vn và các Công ty xăng...

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại Xuân Lâm cho biết, năm 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) diễn ra ngày 23/4/2025 tại trụ sở chính của công ty.  Buổi gặp gỡ đã mở ra cơ...

Bài đọc nhiều

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát | 28/12/2024 Lượt xem: ...

Đoàn công tác Petrovietnam thăm hỏi, hỗ trợ người dân Sơn La và Điện Biên khắc phục hậu quả mưa lũ

Trong hai ngày 01-02/8, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) do đồng chí Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, chia sẻ khó khăn, trao tặng hỗ trợ cho người dân và chính quyền địa phương tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên Phủ khắc phục hậu quả sau mưa lũ, sạt lở đất. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Mạnh...

Vì sao nói áp thuế VAT phân bón 5% nông dân được thụ hưởng?

Khi áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với phân bón, theo các chuyên gia phân tích thì nông nghiệp và nông dân được hưởng lợi so với quy định hiện hành là không chịu thuế. Khi Luật số 71/2014/QH13 (Luật thuế 71) có hiệu lực (năm 2015), mặt hàng phân bón chuyển từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang đối tượng không chịu thuế VAT. Việc này nghe qua tưởng như sẽ có lợi cho nông dân, giá...

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam dẫn đầu Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024

Ngày 04/09/2024, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) dẫn đầu danh sách này. Một đơn vị thành viên của Petrovietnam là Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cũng lọt vào Top 10; cùng sự góp mặt...

Nghĩa tình người Dầu khí hướng về đồng bào các địa phương gặp thiệt hại do bão số 3

Tính đến ngày 13/9, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên, tổ chức đoàn thể, cùng người lao động trong Tập đoàn quyên góp và đăng ký đóng góp ủng hộ đồng bào, người lao động Dầu khí gặp thiệt hại do bão số 3 gây ra với tổng số tiền trên 37 tỉ đồng. Từ ngày 6/9/2024, cơn bão số 3 - siêu bão Yagi - cơn bão mạnh nhất trong nhiều thập...

Cùng chuyên mục

Việc ký kết KPA gia hạn PSC Lô PM3 CAA thêm 20 năm chính là lời khẳng định cụ thể và mạnh mẽ cho...

Trong hành trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, có những dấu ấn hợp tác đã trở thành biểu tượng cho sự gắn bó chiến lược, hiệu quả và bền vững giữa các tập đoàn dầu khí quốc gia trong khu vực. Sự hợp tác hơn 3 thập...

Petrovietnam mong muốn hợp tác với Ba Lan về đóng tàu, dịch vụ cảng biển

Chiều ngày 17/1, tại Warsaw, Ba Lan, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba...

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025 | 17/01/2025 Lượt xem: ...

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa | 17/01/2025 Lượt xem: 27 ...

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số”

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số” Nhằm tập trung thực hiện, hoàn thành tốt các mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết 950-NQ/ĐU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025. Đổi mới từ cốt lõi, phát triển vượt trội Chủ đề công tác năm 2025 được Đảng ủy Tập đoàn xác...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất