Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội bám trụ thị trường

Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội bám trụ thị trường

Số doanh nghiệp (DN) rời bỏ thị trường tăng mạnh trong tháng 1-2025 cho thấy khu vực doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn nhiều khó khăn. Phân tích số liệu này còn cho thấy có nhiều nguyên nhân khách quan, thời vụ.

Hỗ trợ doanh nghiệp nội bám trụ thị trường - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tuy vậy, trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia khuyến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bám trụ thị trường, phục hồi sản xuất, trong đó quan trọng nhất là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

52.800 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh trong tháng 1

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1-2025 cả nước có gần 10.700 DN thành lập mới, tăng 6,6% so với tháng trước và giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó có gần 22.800 DN quay trở lại hoạt động, gấp 2,6 lần so với tháng 12-2024 và tăng 65,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động tháng 1 lên hơn 33.400 DN, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong tháng 1 có 52.800 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra có gần 3.500 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 2.021 DN hoàn tất thủ tục giải thể. Số DN rút lui khỏi thị trường là 58.300 DN, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trao đổi về bức tranh này, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết thông thường trong những năm khó khăn thì những tháng trước Tết âm lịch DN giải thể rất nhiều vì họ mong muốn một sự khởi đầu trong năm mới.

Hiện tượng này có tính thời điểm và thường diễn ra với các DN kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn uống. Còn các DN sản xuất thường không tạm ngừng kinh doanh, chỉ khi bế tắc về đơn hàng, đầu ra họ mới tạm dừng kinh doanh.

Cũng theo ông Lâm, con số hơn 52.800 DN tạm dừng kinh doanh, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân thời gian qua giảm. Đa số người dân còn khó khăn, họ cắt giảm chi tiêu, phản ánh rất rõ trong hoạt động mua sắm dịp Tết Nguyên đán khi hoạt động ăn uống, mua sắm hoa, cây cảnh chơi Tết cũng giảm nhiều.

“Tuy nhiên cần thấy rằng số lượng DN rời bỏ thị trường tăng vọt trong tháng 1 cho thấy cộng đồng DN còn nhiều khó khăn. Điều này thể hiện qua chỉ số PMI (chỉ số kinh tế đo mức độ hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế) tháng 12-2024 là 49,8 điểm, đến tháng 1-2025 giảm xuống 48,9 điểm.

Chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy cả DN sản xuất, chế biến, chế tạo cũng gặp khó do thiếu đầu ra sản phẩm. Chỉ số PMI của nền kinh tế ở mức 50 điểm cho thấy hoạt động của DN ở mức bình thường, nếu tăng lên ngưỡng 54 – 55 điểm thì hoạt động DN khởi sắc, còn dưới 50 điểm thì hoạt động DN còn khó khăn. Với những nền kinh tế tăng trưởng cao thì chỉ số PMI của họ đạt đến 60 điểm”, ông Lâm nhấn mạnh.

Hỗ trợ doanh nghiệp nội bám trụ thị trường - Ảnh 2.

Công nhân làm việc trong một công ty dệt tại tỉnh Hải Dương – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước

Theo TS Nguyễn Minh Thảo – trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương), nếu bỏ qua yếu tố mùa vụ thì con số DN rời bỏ thị trường trong tháng 1-2025 cũng cho thấy sự bất thường.

Thứ nhất số DN rút lui quá lớn so với số DN gia nhập thị trường, điều này cho thấy không đơn thuần là quy luật đào thải tự nhiên mà còn các yếu tố khác liên quan cơ hội, rủi ro kinh doanh và yếu tố bất định khác.

Một điểm quan trọng khác là chúng ta nói nhiều đến thúc đẩy phát triển DN, tạo động lực kinh doanh cho DN nhưng những cải cách còn thiếu vắng. “Môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cho các DN trong nước”, bà Thảo chia sẻ.

Cũng theo bà Thảo, những năm gần đây Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài nhưng bản thân DN trong nước lại đang đối mặt với nhiều bất lợi, rào cản. Ngoài xu hướng rút lui khỏi thị trường, một số DN trong nước đang phải thu hẹp sản xuất, đây là vấn đề cần được quan tâm, hỗ trợ để DN trong nước vươn lên.

Bà Thảo cũng nhấn mạnh khu vực DN tư nhân trong nước đang đóng góp khoảng 50% GDP và tạo ra phần lớn việc làm trong nền kinh tế, nếu DN trong nước không phục hồi được sản xuất thì không thể có tăng trưởng kinh tế.

Hiện năng lực nội tại của DN trong nước kém DN nước ngoài nên nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt tạo thuận lợi cho họ trong kinh doanh thì DN trong nước khó có thể bứt lên được khi dư địa ngày càng thu hẹp.

Hỗ trợ doanh nghiệp nội bám trụ thị trường - Ảnh 3.

Cần rà soát các chính sách hỗ trợ

Còn theo chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn (Đại học Fulbright Việt Nam), tình trạng nhiều DN trong nước “ốm yếu”, khó khăn trong tiếp cận đất đai, vay vốn, tìm kiếm thị trường không mới. Có tới 98% DN nội địa là DN nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn lực.

Chỉ có số ít DN lớn tiếp cận nguồn lực dễ dàng hơn. Vì vậy cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần DN, hỗ trợ các DN nhỏ và vừa có cơ hội bám trụ với thị trường.

Theo ông Tuấn, thời gian tới Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để các DN trong nước, đặc biệt khu vực DN nhỏ và vừa, phục hồi sản xuất kinh doanh. 

Chẳng hạn, trong chính sách giảm thuế VAT 2%, chúng ta đang thực hiện theo kiểu đồng lần, chắp vá sáu tháng một lần. Điều này không phát huy tối đa hiệu quả.

Tính từ sau dịch COVID-19 đến nay chúng ta đã thực hiện 4 kỳ giảm 6 tháng, nếu có tầm nhìn tốt chúng ta thực hiện giảm 1 kỳ trong 2 năm thì hiệu quả sẽ rất khác. 

Đối với chính sách hỗ trợ thuế VAT thì mức giảm là một phần, điều quan trọng là phải tạo ra kỳ vọng, yếu tố này rất quan trọng.

Vẫn miễn giảm 2% thuế VAT nhưng thực hiện giảm 1 kỳ trong 2 năm liên tiếp hiệu quả sẽ rất khác, tác động sẽ sâu rộng hơn, ông Tuấn nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia khẳng định tình trạng DN rời bỏ thị trường tăng mạnh là một tín hiệu cho thấy những trục trặc của môi trường đầu tư kinh doanh. Nhiều chính sách chưa thực sự hiệu quả, đôi khi hỗ trợ của Nhà nước chưa tới được các DN vì thế cần rà soát lại để khắc phục.

Và chính sách hỗ trợ quan trọng nhất đối với số đông DN trong nước lúc này là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Nhiều DN đang vướng về pháp lý đất đai nên họ không vốn hóa được đất đai thuộc quyền sử dụng của họ, không có điều kiện góp vốn kinh doanh.

Nếu Nhà nước gỡ vướng về pháp lý đất đai cho DN thì cũng tạo ra nguồn lực lớn cho DN, không còn tình trạng găm tiền vào dự án nhưng thế chấp ngân hàng không nhận, bán không ai mua nên gặp khó, phải tạm dừng kinh doanh.

Thị trường trong nước chưa phục hồi như mong muốn

Theo TS Nguyễn Quốc Việt – viện phó phụ trách Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội), số liệu DN rút lui một tháng chưa phản ánh được xu thế chính xác vì có nhiều nguyên nhân và yếu tố khách quan ảnh hưởng.

Ông Việt nói nhìn trong cả năm 2024 thì kinh tế vĩ mô tăng trưởng khá nhưng tình hình kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Trong cả năm 2024 số lượng DN rút lui khỏi thị trường vẫn rất lớn, khoảng 197.900 DN. Điểm tích cực là cuối năm 2024 số DN quay trở lại thị trường tăng mạnh, cả năm có 233.400 DN thành lập mới và quay trở lại thị trường.

Nhưng điều này cũng không khẳng định chắc chắn các DN đã khôi phục trở lại khi DN nội địa phụ thuộc nhiều vào thị trường trong nước, dù thị trường trong nước đã phục hồi hơn so với năm 2023 nhưng chưa đạt được sự hồi phục như mong muốn.

Điều này cho thấy khu vực DN trong nước còn nhiều khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ trong năm nay.

Ông Hoàng Quang Phòng (phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI):

Doanh nghiệp nhỏ cần được hỗ trợ mặt bằng, vốn

Trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, các DN nhỏ và vừa phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy có DN rút khỏi thị trường một cách tự nhiên nhưng cũng có những DN chủ động sắp xếp, rút lui khỏi thị trường.

Bên cạnh đó thị trường quốc tế đang có nhiều khó khăn, các DN vừa và nhỏ trong nước có năng lực cạnh tranh thấp và họ không thể giữ nguyên mô hình kinh doanh cũ.

Trước mắt cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời để duy trì được đà kinh doanh đang có, duy trì được số lao động làm việc trong DN, đây là thách thức với nhiều DN hiện nay.

Số DN rời bỏ thị trường trong tháng 1 tăng mạnh chưa thực sự đáng ngại. Nó là chỉ dấu để các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy nhanh chuyển đổi số.

Để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa bám trụ với thị trường, thời gian tới các địa phương cần hỗ trợ đầu tư những khu công nghiệp, cụm công nghiệp dành cho DN nhỏ và vừa, giúp họ dễ dàng tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặt khác phải nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa.

Thời gian qua có DN tiếp cận được quỹ hỗ trợ này nhưng phần lớn chưa tiếp cận được quỹ. Đa số DN nhỏ và vừa vốn mỏng, có sức chống chịu yếu, có DN thành lập sau vài tháng đã phải cơ cấu lại. Vì vậy rất cần phát huy hiệu quả của quỹ này để hỗ trợ họ bám trụ lại thị trường.

Tổng cục Thống kê nói gì?

Hỗ trợ doanh nghiệp nội bám trụ thị trường - Ảnh 4.

Người dân đến làm thủ tục tại Cục Thuế TP.HCM đầu năm 2025 – Ảnh: T.T.D.

Tổng cục Thống kê nhận định gì về số DN rút lui khỏi thị trường trong tháng 1-2025? Bà Nguyễn Thị Hương, tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đã phân tích những điểm đáng lưu ý.

Theo bà Hương, tổng số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 1 đạt hơn 33.400 DN, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 và tăng 77,5% so với tháng trước.

Trong đó số DN đăng ký thành lập mới trong tháng đạt gần 10.700 DN, với tổng số vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 81.500 người, giảm 30,3% về số DN, giảm 39,3% về vốn đăng ký và giảm 22,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Về quy mô, số vốn đăng ký tăng thêm của các DN đang hoạt động trong tháng 1 tăng mạnh, đạt hơn 367.200 tỉ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2024.

Điều này phản ánh kỳ vọng tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế và niềm tin của DN đang hoạt động trên thị trường vào các chính sách điều hành kinh tế linh hoạt, chủ động của Chính phủ. Trong đó có việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Phần lớn DN thành lập mới có quy mô nhỏ dưới 10 tỉ đồng, chủ yếu thuộc khu vực dịch vụ với gần 8.000 DN, chiếm 75,1% tổng số DN thành lập mới, 23,9% (2.500 DN) ở nhóm công nghiệp và xây dựng, 1% ở nhóm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (113 DN).

Các DN rút lui khỏi thị trường trong tháng 1 thì chủ yếu có quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỉ đồng và phần lớn có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm.

Về nguyên nhân, bà Hương nói cùng với những nguyên nhân khách quan về bối cảnh kinh tế thế giới và năng lực nội tại của DN nhỏ và vừa trong nước, nguyên nhân chính dẫn đến số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường giảm, trong khi số DN rút lui tăng cao có tính mùa vụ, do tháng 1-2025 trùng với Tết Ất Tỵ. Kỳ tháng 1 các năm trước cũng có hiện tượng tương tự.

Nhiều DN không chọn đăng ký thành lập vào thời điểm đầu năm tài chính và trước Tết do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhiều DN lựa chọn thời điểm này để tạm ngừng hoạt động và tiến hành sắp xếp, tổ chức lại hoạt động hoặc chuyển đổi sang ngành nghề, lĩnh vực khác.

Mặt khác, bên cạnh các DN thành lập mới, luôn có một tỉ lệ DN giải thể, phá sản nhất định do tính cạnh tranh, sự đào thải, thanh lọc tất yếu trong thị trường. Tình trạng rút lui này cho thấy sự linh hoạt, nhạy bén của DN, nhanh chóng thay đổi mô hình hoạt động để đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn với các yêu cầu mới của thị trường.

Đây cũng là cơ hội để DN phát triển những ý tưởng kinh doanh mới chất lượng hơn, nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển của thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Môi trường kinh doanh hiện nay còn nhiều thách thức. Đó là những rào cản về ngành nghề, điều kiện kinh doanh đang cản trở hoạt động và làm tăng chi phí tuân thủ, làm giảm động lực đầu tư, kinh doanh của DN.

Với số DN rút lui khỏi thị trường trong tháng 1 thể hiện sự vận động bình thường theo xu hướng chung của nền kinh tế nhưng đây cũng là tín hiệu cảnh báo cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp căn cơ thúc đẩy phát triển DN nhanh, bền vững, hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Hương



Nguồn: https://tuoitre.vn/can-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-noi-bam-tru-thi-truong-20250208085755845.htm

Cùng chủ đề

Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự

(NLĐO)- Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...

Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?

Thương mại điện tử phát triển, việc mở rộng thị trường thông qua các nền tảng trực tuyến đang trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong 2 ngày 18 và 19/3/2025, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã phối hợp với Chương trình SheTrades của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC SheTrades) tổ chức khóa đào tạo trực tuyến "Xúc tiến xuất khẩu trực...

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 22/CĐ-TTg một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Công điện nêu rõ, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02...

Thấy gì từ cảm nhận của 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất

Niềm tin và sự lạc quan đang lấn át khảo sát Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) về tình hình kinh doanh năm 2025. Thấy gì từ cảm nhận của 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhấtNiềm tin và sự lạc quan đang lấn át khảo sát Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) về tình hình kinh doanh năm 2025. ...

Bệ đỡ cho doanh nhân Việt dấn thân

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, nên cần thay đổi tư duy, nhận thức thì mới thay đổi được cách ứng xử và hành động. Có chính sách cụ thể, chiến lược rõ ràng, tạo sự bình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Tin tức sáng 2-7: Đã trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mới cho trên 60% người hưởng

Nguồn: https://tuoitre.vn/tin-tuc-sang-2-7-da-tra-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-moi-cho-tren-60-nguoi-huong-20240701171449541.htm

VN-Index giăng co quanh mốc 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trần

Loạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi đổ đèo, thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt và điều này giúp VN-Index duy trì sắc xanh trong cả phiên giao dịch 18/2. VN-Index giăng co quanh mốc 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trầnLoạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi đổ đèo, thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt...

Festival nghề muối 2025: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 không chỉ tôn vinh ngành sản xuất muối truyền thống mà còn tạo điều kiện thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư. Nâng cao sản lượng và giá trị hạt muối Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh ngành sản xuất muối truyền thống, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy xúc tiến...

Giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước từ 1/7

Từ 1/7 đến cuối năm nay, ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ. Theo Nghị định 41 được Chính phủ ban hành hôm nay, lệ phí trước bạ nộp lần đầu với ôtô, rơ moóc hoặc sơmi rơ moóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% từ 1/7 đến 31/12/2023. Từ 1/1/2024,...

Cấp bách định vị thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới

Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho các nông sản chủ lực của Việt Nam không chỉ mang đến lợi ích cho người nuôi trồng mà còn góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất