Trang chủChính trịNgoại giaoCam kết phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội...

Cam kết phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan


Trong hai ngày 21-22/8, tại thành phố di sản Luang Prabang của Lào, đã diễn ra các cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN, ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS) dưới sự chủ trì của Lào, nước Chủ tịch ASEAN 2024.

Cam kết phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan
Trong hai ngày 21-22/8, tại thành phố di sản Luang Prabang của Lào, đã diễn ra các cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN, ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS) dưới sự chủ trì của Lào, nước Chủ tịch ASEAN 2024.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đã tham dự các cuộc họp.

Trọng tâm của các cuộc họp lần này là trao đổi về công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 8-11/10 tại thủ đô Vientiane của Lào.

Theo kế hoạch, chuỗi các Hội nghị cấp cao sẽ gồm khoảng 20 hoạt động, được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia của Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực.

Đây là chuỗi các Hội nghị cấp cao quan trọng nhất trong năm của ASEAN, là dịp để Lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác trao đổi và đưa ra các quyết sách chiến lược củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, cũng như thảo luận nhiều vấn đề quan tâm cả ở khu vực và toàn cầu.

Dự kiến khoảng 80 văn kiện sẽ được các Lãnh đạo thông qua hoặc ghi nhận. Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị và điều phối của Lào với khối lượng công việc rất lớn cả về tổ chức và nội dung, khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với nước Chủ tịch bảo đảm các Hội nghị diễn ra thành công, hiệu quả và thực chất.

Tại cuộc họp SOM ASEAN, Trưởng SOM các nước cũng đã dành thời gian trao đổi hợp tác nội khối, hoan nghênh nhiều sáng kiến của Lào mang ý nghĩa thiết thực như Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3 với chủ đề “Tăng cường nền kinh tế chăm sóc và khả năng tự cường hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025”, Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với chủ đề “Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc năm 2030”, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường, gắn kết và lấy người dân làm trung tâm.

Rà soát tiến độ triển khai Lộ trình Timor-Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, các nước ASEAN nhất trí cần tiếp tục hỗ trợ Timor-Leste nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chí đề ra trong Lộ trình, đặc biệt là việc tham gia các văn kiện pháp lý của ASEAN. Các nước cũng tích cực trao đổi nhiều đề xuất nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho Timor-Leste trong quá trình chuẩn bị gia nhập ASEAN.

Các nước ASEAN đã cơ bản hoàn tất việc bàn giao và tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác Đối thoại trong 3 năm tới (8/2024- 7/2027); sơ bộ thông báo một số ưu tiên, nhất là khai thác tiềm năng hợp tác mới trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh, trí tuệ nhân tạo, kết nối và tự cường chuỗi cung ứng, phòng chống tội phạm trên không gian mạng…

Tại các cuộc họp SOM ASEAN+3 và EAS, các nước trao đổi phương hướng triển khai kết quả của các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao tháng 7 vừa qua, nhất trí cần phát huy hiệu quả hơn nữa thế mạnh của các cơ chế này, đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực.

Các nước ASEAN+3 nhất trí triển khai hiệu quả Chương trình công tác ASEAN+3 (2023-2027), tập trung vào nâng cao tự cường chuỗi cung ứng và kết nối khu vực, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, đảm bảo ổn định tài chính, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các khuôn khổ hợp tác hiện có như Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiangmai, Giải pháp Tài chính hỗ trợ rủi ro thảm họa, Quỹ Dự trữ Gạo khẩn cấp ASEAN+3…

Các nước EAS đề cao giá trị của đối thoại, tham vấn và hợp tác, nâng cao khả năng thích ứng trước các biến động, nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động EAS (2024-2028) trên cả 16 lĩnh vực, trong đó có phát triển bền vững, hợp tác hàng hải, kết nối, an ninh lương thực…

Các đối tác khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cùng ASEAN xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật lệ, hỗ trợ triển khai các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp tại một số điểm nóng ở khu vực và trên thế giới như Biển Đông, Myanmar, Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, xung đột tại Ucraina, nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Tại các cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã tích cực cùng các nước rà soát công tác chuẩn bị cho các Hội nghị cấp cao sắp tới, khẳng định Việt Nam ủng hộ, hỗ trợ Lào hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, góp phần vào thành công chung của năm Chủ tịch ASEAN 2024.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cùng các nước thảo luận, chia sẻ nhiều ý kiến về tiến trình xây dựng Cộng đồng và quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, đặc biệt các biện pháp, sáng kiến nhằm hiện thực hóa chủ đề thúc đẩy kết nối và tự cường ở khu vực. Thứ trưởng khẳng định Việt Nam ủng hộ Timor-Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị tham gia ASEAN từ đầu những năm 1990. Thứ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần hỗ trợ, tạo điều kiện và đơn giản hóa hơn nữa các quy trình, thủ tục gia nhập ASEAN cho Timor-Leste.

Hoan nghênh các nỗ lực làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN+3 và EAS, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị các đối tác tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, hợp tác thực chất thúc đẩy kết nối và tự cường khu vực, tận dụng hiệu quả các xu hướng mới về đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực, Thứ trưởng đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường nguyên tắc chung của ASEAN, trong đó có vấn đề Biển Đông, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, khẳng định mong muốn của Việt Nam cùng các nước duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã tiếp xúc với các đối tác ASEAN, Nhật Bản, Australia và Hoa Kỳ để trao đổi về các vấn đề quan tâm trong hợp tác song phương cũng như tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt về kết quả Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Sau khi Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tổ chức tại Langkawi, Malaysia ngày 19/1 dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch Malaysia thành công tốt đẹp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị chỉ trích vì không nêu tên được nước ASEAN nào

(CLO) Ông Pete Hegseth, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, không thể nêu tên một nước nào trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này dấy lên làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước Mỹ....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump “rất khác”

Thay vì lo lắng và ấp ủ những chiến lược lớn để đối phó với chính sách "gây áp lực tối đa' của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Iran đang tỏ ra lạc quan về một tương lai mới trong quan hệ với Mỹ.

Uy lực khủng khiếp của tên lửa đạn đạo Iskander

Tên lửa Iskander là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga, có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Những ngày đầu năm 2025, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Indonesia từng bước hiện thực hóa mục tiêu trung tâm kinh tế Halal toàn cầu

Mới đây, Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm chính để phát triển các sản phẩm Halal, như đã nêu trong Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia 2025-2029 (RPJMN).

Mới nhất

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi...

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn...

Nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh qua đời vì bệnh ung thư

(NLĐO) - Con gái nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh cho biết nữ nghệ sĩ bị ung thư gan di căn, vừa trải qua ca phẫu thuật túi...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Mới nhất