Trang chủNewsThế giớiCải tổ LHQ hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác

Cải tổ LHQ hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác


Một cuộc chiến tàn khốc và dai dẳng ở Ukraine. Chính phủ bị lật đổ ở Niger và Gabon. Sự thù địch kéo dài do bất bình đẳng trong phân phối vắc-xin thời đại dịch Covid-19…

Một loạt các vấn đề toàn cầu đang xếp hàng dài chờ câu trả lời trước ngưỡng cửa dẫn vào nơi các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tới để tham dự tuần lễ cấp cao thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), diễn ra từ ngày 19-26/9.

Cảm giác cấp bách

LHQ – từng là diễn đàn trung tâm để cố gắng giải quyết các tranh chấp địa chính trị – đang ngày càng đứng bên lề nền chính trị toàn cầu mới, không thể theo kịp hàng loạt các cú sốc, các cuộc khủng hoảng và các cuộc đảo chính… dường như đang làm thế giới thêm rạn nứt.

Điều đó được chứng minh bằng sự bất lực của họ trong việc can thiệp vào những nơi mà trong nhiều năm qua họ đã là trung tâm – chẳng hạn như cuộc đảo chính ở Niger vào mùa hè này, hay tình trạng hỗn loạn gần đây nhất ở Haiti.

“Những gì chúng ta đang trải qua bây giờ không chỉ là một phép thử của trật tự thời hậu Chiến tranh Lạnh – mà đó là sự kết thúc của trật tự đó”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết tuần trước. “Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế đã trở nên phức tạp hơn. Không chỉ vì căng thẳng địa chính trị gia tăng mà còn vì quy mô khổng lồ của các vấn đề toàn cầu”.

Nhiều quốc gia đã kêu gọi cải tổ các cơ quan của LHQ, cho rằng có sự bất bình đẳng về đại diện và bất công về cơ cấu. Cảm giác cấp bách càng trở nên gay gắt khi xung đột ở Ukraine đã tiếp diễn trong 19 tháng và Hội đồng Bảo an (UNSC) bị tê liệt vì quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực.

UNSC hiện bao gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (P5) gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc, mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết, và 10 thành viên không thường trực (E10) do Đại hội đồng LHQ bầu 2 năm một lần.

Thế giới - Thế giới có 2 lựa chọn: Cải tổ Liên Hợp Quốc hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác

Kết quả một vòng bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ (UNGA) ngày 7/4/2022. Ảnh: Al Jazeera

G4, nhóm 4 nước Brazil, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản – có mong muốn trở thành thành viên thường trực của UNSC, đề xuất trong một tuyên bố chung hồi tháng 3 năm nay về tăng số ghế trong UNSC lên 25 bằng cách bổ sung thêm 6 thành viên thường trực và 4 thành viên không thường trực.

Nếu họ được kết nạp vào UNSC, G4 khuyến nghị các thành viên thường trực mới nên từ bỏ quyền phủ quyết trong ít nhất 15 năm.

Trong khi đó, nhóm 54 nước châu Phi đề xuất mở rộng UNSC lên 26 thành viên, trong đó có 2 thành viên thường trực và 2 thành viên không thường trực là các quốc gia trên “lục địa đen”.

Nhóm các nước châu Phi cũng đề xuất rằng 2 trong số các thành viên thường trực khác nên đến từ châu Á, 1 đến từ châu Mỹ Latinh và 1 đến từ Tây Âu. Còn vị trí các thành viên không thường trực nên chia đều cho các quốc gia từ châu Á, Đông Âu và Mỹ Latinh hoặc Caribe.

Họ phản đối quyền phủ quyết, và cho rằng nếu quyền này vẫn còn hiệu lực thì họ cũng nên được cấp quyền này.

Tương tự, nhóm các nước Ả Rập phản đối việc tuân thủ quyền phủ quyết của 5 nước thành viên thường trực UNSC. Họ cũng muốn các nước Ả Rập được cấp tư cách thành viên thường trực trong UNSC trong trường hợp mở rộng.

Trung Quốc muốn các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Ả Rập tham gia UNSC vì cho rằng cơ quan này đang không cân bằng giữa Bắc và Nam Bán cầu. Nga cũng ra dấu hiệu rằng chính sách mở rộng nên bao gồm các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Nhìn xa hơn

Một nhà ngoại giao của một quốc gia đang phát triển nói với Bloomberg rằng nếu các quốc gia các quốc gia có ảnh hưởng nhất ở LHQ tiếp tục mâu thuẫn trong vấn đề cải cách, Nam Bán cầu sẽ không có cách nào khác ngoài việc tìm kiếm các lựa chọn bên ngoài hệ thống LHQ để giải quyết các vấn đề.

“LHQ vẫn như cũ. Sự chia rẽ trong trật tự thế giới đã ngăn cản hoạt động hiệu quả của tổ chức này trong một thời gian dài”, ông Manoj Joshi, hội viên danh dự tại tổ chức tư vấn Observer Research Foundation có trụ sở tại New Delhi (Ấn Độ), cho biết.

Các quốc gia vốn muốn cải tổ LHQ giờ đây đã nhìn xa hơn. Ấn Độ và Brazil, những nước từ lâu ủng hộ những cải cách đối với cơ quan toàn cầu này, đang dồn sức lực nhiều hơn vào nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Gần đây nhất, hồi tháng 8, BRICS đã ra quyết định “lịch sử” khi mở rộng lời mời gia nhập nhóm tới 6 quốc gia nữa, bao gồm Ả Rập Xê-út, Iran, Ai Cập, Argentina, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mang lại chiến thắng cho Trung Quốc và Nga – những nước đã thúc đẩy điều này hơn 5 năm nay.

Trong trường hợp của Ấn Độ, Delhi cũng đang tập trung vào Đối thoại Tứ giác An ninh (Quad), một nhóm bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.

Thế giới - Thế giới có 2 lựa chọn: Cải tổ Liên Hợp Quốc hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác (Hình 2).

Một tấm biển bên ngoài tòa nhà Đại hội đồng LHQ (UNGA) ở New York, Mỹ. Ảnh: UN website

Một điều đáng chú ý trong Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ sắp diễn ra ở New York: Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ là nhà lãnh đạo duy nhất trong số các nhà lãnh đạo của 5 thành viên thường trực UNSC trực tiếp xuất hiện tại cuộc tranh luận của Đại hội đồng. Các Nguyên thủ Quốc gia và người đứng đầu chính phủ từ Trung Quốc, Nga, Pháp và Anh dự kiến sẽ không đến dự.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần thừa nhận sự cần thiết phải khiến LHQ phản ánh thế giới hiện tại chứ không phải như thời điểm cơ quan này được thành lập sau Thế chiến II. Nhưng tiếng nói của Mỹ cũng đã bị giảm bớt trước khả năng ông Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 và làm rung chuyển nó một lần nữa.

Vị cựu Tổng thống Đảng Cộng hòa đã làm rung chuyển tổ chức này đến tận cốt lõi với quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một động thái mà ông Biden sau đó đã đảo ngược.

“Sự thực là đã có một thời gian LHQ không phải là tổ chức đa phương duy nhất, và điều đó ngày càng trở nên phổ biến”, ông Stewart Patrick, thành viên cao cấp tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, cho biết. “Quả thực có những vết nứt đã xuất hiện, và một khía cạnh có vấn đề là những vết nứt đó không chỉ chạy theo hướng Đông-Tây mà còn chạy theo hướng Bắc-Nam”.

Ngoài ra còn có sự thù địch nội bộ rõ ràng. Phần lớn vấn đề có thể bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Covid-19, khi các nước nghèo cảm thấy bị bỏ rơi vì những nước giàu hơn đua nhau tích trữ vắc-xin.

Một vết nứt tương tự đang xuất hiện trong cuộc khủng hoảng khí hậu, trong đó các nước có thu nhập thấp phẫn nộ rằng các nước giàu – vốn phải chịu trách nhiệm về phần lớn tình trạng ô nhiễm hiện tại trên thế giới – đang yêu cầu họ hạn chế sản lượng để đáp ứng các mục tiêu khí hậu.

“Nhiều quốc gia có thu nhập thấp hiện đang tìm kiếm đối tác mới hoặc tự hỏi liệu cách hành động khả thi duy nhất có phải là cố gắng giải quyết vấn đề của họ một mình hay không”, ông Mark Suzman, giám đốc điều hành của Quỹ Bill và Melinda Gates, cho biết trên tạp chí Foreign Affairs.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Anadolu Agency)





Nguồn

Cùng chủ đề

Thêm tiếng nói ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) để làm cho cơ quan này trở nên “mang tính đại diện, minh bạch và hiệu quả hơn”. Phát biểu tại sự kiện cấp cao thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ở New York hôm 21/9, bà Meloni kêu gọi thành lập một “hội đồng có thể đảm...

Tại Hội đồng bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine “chọc vào tổ ong bắp cày”

Vào ngày thứ 2 của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ lần thứ 78, một lần nữa, phần lớn sự chú ý tập trung vào Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đã tham dự một phiên họp căng thẳng tại Hội đồng Bảo an (UNSC) nơi Nga là một thành viên thường trực. Ukraine hiện không phải là một thành viên của UNSC, nhưng được mời tham dự phiên họp tại cơ quan quyền lực nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Bói toán, đoán mệnh bằng AI

Dịp năm mới, không ít người lui tới sảnh triển lãm Ground Seoul thuộc khu Insa-dong, trung tâm Seoul (Hàn Quốc), để thử thời vận với ShamAIn, hệ thống bói toán, đoán mệnh dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). ...

Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine có thể diễn ra ở Saudi Arabia, ông Trump làm Kiev bất ngờ, đồng minh NATO phật ý

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên tại Trung Đông Steve Witkoff có thể sẽ gặp các quan chức cấp cao của Nga tại Saudi Arabia trong những ngày tới để thảo luận chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine, NewsNation đưa tin hôm 16/2.

Trung Quốc nêu công nghệ giúp cải thiện pin

Các nhà khoa học đến từ Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) đã phát triển một công nghệ sửa chữa mang tính cách mạng có thể giúp pin lithium-ion có tuổi thọ dài hơn gấp 6 lần, theo South China Morning Post đưa...

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh châu Âu, sau khi Đặc phái viên của Tổng thống Trump tuyên bố châu Âu sẽ không có chỗ ngồi tại bàn đàm phán hòa bình cho Ukraine.

Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc gặp đầu tiên với Ngoại trưởng Hàn Quốc Choe Tae-yul và Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi bên lề Hội nghị An ninh Munich diễn ra ở Đức ngày 15.2. ...

Cùng chuyên mục

Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương giữa vòng xoáy thương chiến

Tuy chưa có nhiều nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trở thành mục tiêu của các biện pháp thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng vẫn hứng chịu tác động không nhỏ. ...

Chỉ ông Trump có thể chấm dứt xung đột Ukraine?

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nhấn mạnh vai trò của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với khả năng kết thúc chiến sự ở Ukraine, sau khi nhà ngoại giao này đối thoại cùng các quan chức Nga. ...

Ông Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr lên tiếng sau khi nước này không được tham dự đối thoại Mỹ - Nga tại Ả Rập Xê Út, dù cuộc đối thoại tập trung giải quyết xung đột tại Ukraine. ...

Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng rưỡi trong ngày 18/2 giữa hai phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ tại Saudi Arabia đã kết thúc và đạt được thành công.

Tin thế giới 18/2: Nga

Đức cung cấp gói viện trợ quân sự mới cho Kiev, Trung Quốc tố máy bay Philippines "xâm phạm' không phận, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ gần 300 người nghi là thành viên PKK…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Treo dây trồng một loại “rau ngon”, ăn tốt cho sức khỏe, anh nông dân Quảng Trị lãi 700 triệu/năm

Bên trong hệ thống nhà kín 500m2, anh Phạm Văn Quân (SN 1989, trú khu phố 5, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) trồng 60.000 phôi nấm...

Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương giữa vòng xoáy thương chiến

Tuy chưa có nhiều nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trở thành mục tiêu của các biện pháp thuế quan...

Tránh xếp hàng, người dân Hà Nội có thể đổi bằng lái xe ở các quận, huyện

Ngoài 2 điểm cấp đổi bằng lái xe do Sở GTVT Hà Nội quản lý, người dân có thể đến các quận, huyện, thị xã như: Nam Từ Liêm, Ứng Hòa, Sơn Tây, Ba Vì… thực hiện. Tối 18/2, trao đổi với VietNamNet, Phó Chánh văn phòng Sở GTVT Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, từ 15/1 - 14/2/2025...

‘Siêu thực phẩm’ ở Mỹ giá cao chót vót, Việt Nam có 20 tỷ quả mỗi năm bán rẻ bèo

Một “siêu thực phẩm” giá tăng không ngừng lên mức cao chót vót tại thị trường Mỹ, trong khi ở Việt Nam mỗi năm có thể sản xuất tới 20 tỷ quả và đang được bán với giá rẻ bèo. Trứng gia cầm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nên được gọi là “siêu thực phẩm”....

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng...

Mới nhất

Điểm hẹn Việt Nam