Trang chủChính trịNgoại giaoCách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt...

Cách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về FDI, chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp dự hội thảo. (Nguồn: UEB)

Ngày 31/10, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận trung ương và Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam”.

Tham gia sự kiện có các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Hội thảo nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn, đồng thời tập trung thảo luận về các yêu cầu mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới, tầm nhìn đến năm 2045. Hội thảo hướng đến việc đóng góp vào xây dựng các chính sách mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động mạnh mẽ, bao gồm các yếu tố như địa chính trị, công nghệ và môi trường.

Tín hiệu tích cực trong thu hút nguồn vốn FDI

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn. (Nguồn: UEB)

Phát biểu tại Hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị quyết số 50-NQ/TW, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng, tạo ra nhiều giá trị tích cực cho nền kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đánh giá, mặc dù năm 2023 là một năm đầy thách thức nhưng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh, đạt 36,61 tỷ USD (tăng 32,1% so với năm 2022, trong khi vốn FDI toàn cầu chỉ tăng 3%); vốn giải ngân đạt trên 23 tỷ USD (chiểm 16,1% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội).

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023 khu vực FDI nộp ngân sách nhà nước 18,3 tỷ USD (chiếm khoảng 25,4% tổng thu ngân sách) và xuất khẩu khoảng 259,1 tỷ USD (tương đương 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước), bình quân mỗi năm thu hút thêm hơn 360.000 lao động.

Bước sang năm 2024, xu hướng tích cực của vốn FDI tiếp tục được ghi nhận. Số liệu 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy, tổng vốn FDI đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023; vốn giải ngân khoảng 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Dự kiến, Việt Nam kỳ vọng thu hút vốn FDI khoảng 39-40 tỷ USD cho cả năm 2024. Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư và đối tác thương mại.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Đào Thanh Trường. (Nguồn: UEB)

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Đào Thanh Trường cho rằng, trong bối cảnh thế giới hiện nay đang có những biển đổi khó lường, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, kinh tế thế giới phân mảng làm suy giảm và định hình lại dòng vốn đầu tư quốc tế, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng trong khu vực thu hút các các nhà đầu tư nước ngoài.

Không chỉ được đánh giá cao bởi năng lực hội nhập, thích ứng với các xu hướng phát triển tiến bộ mang tính toàn cầu, đặc biệt là xu hướng Phát triển Xanh và Bền vững, Việt Nam còn được ghi nhận bởi những nỗ lực vô cùng mạnh mẽ trong việc ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do, tăng cường nâng cấp các quan hệ đối tác chiến lược góp phần thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một môi trường giao thương năng động thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, với những thế mạnh của một nền kinh tế năng động và chủ động hội nhập, Việt Nam đang sở hữu những tiềm năng và đứng trước những cơ hội lớn trong việc nâng cao vị thế, bản sắc của quốc gia trên trường quốc tế.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Trưởng Tiểu Ban Kinh tế, Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung Ương Nguyễn Hồng Sơn; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Anh Thư điều hành hội thảo. ((Nguồn: UEB)

PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh, có được những thành tựu trên, không thể không kể đến những đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong những năm qua.

Diễn đàn của các chuyên gia kinh tế

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, với yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn tới, đặc biệt là để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng và huy động, sử dụng, phát huy cao độ nguồn lực tài chính nói chung đối với Việt Nam vừa là yêu cầu cấp bách vừa có tính chiến lược.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội để đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về FDI, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận, tập hợp ý kiến về thu hút, quản lý và sử dụng FDI ở nước ta trong thời gian qua, góp phần giúp Ban KTTW thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp cùng các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng Đề án sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị quyết số 50-NQ/TW.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Trúc Lê phát biểu tại hội thảo. (Nguồn: UEB)

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Trúc Lê gợi mở 1 số các vấn đề trọng điểm về niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động; khuyến khích đầu tư vào công nghệ cao và đổi mới sáng tạo; phát triển năng lượng tái tạo và kinh tế xanh; tăng cường chuyển giao công nghệ và liên kết doanh nghiệp FDI và trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thiểu tình trạng chuyển giá và tăng cường giám sát; phát triển các khu vực kém phát triển và cân bằng vùng miền.

Tại hội thảo, các chuyên gia trình bày tham luận liên quan nhiều vấn đề quan trọng như tổng kết các thành tựu nổi bật trong thu hút FDI tại Việt Nam trong hơn 35 năm qua, như số lượng dự án gia tăng và việc tạo ra hàng triệu việc làm. Đồng thời, thảo luận các hạn chế như tình trạng chuyển giá, thiếu minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp FDI và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đóng góp ý kiến tại hội thảo. (Nguồn: UEB)

Các tham luận phân tích tác động của giá chuyển nhượng đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt về doanh thu thuế và cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa; các thách thức mà doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và giải pháp để bảo đảm tính minh bạch; khám phá các yếu tố thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp nước ngoài gặp phải khi đầu tư tại Việt Nam.

Góc nhìn của các chuyên gia về các chính sách hiện tại và những thành tựu, hạn chế trong thu hút FDI; hướng đi mới cho các chính sách phát triển khu vực FDI nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững; các chính sách cần thiết để tối ưu hóa lợi ích từ FDI, khuyến nghị tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Các đại biểu thảo luận sự thay đổi động cơ đầu tư của doanh nghiệp FDI trong bối cảnh chính trị và kinh tế toàn cầu, thảo luận về cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải.

Thu hút nguồn vốn FDI: Các vấn đề đặt ra
Các chuyên gia trình bày tham luận tại hội thảo. (Nguồn: UEB)

Hội thảo thu thập được nhiều ý kiến quý báu từ các đại biểu, giúp đưa ra các định hướng phát triển khu vực FDI trong giai đoạn tới. Kết quả của hội thảo sẽ góp phần vào việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm lợi ích cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cach-tiep-can-moi-de-thu-hut-nguon-von-fdi-vao-viet-nam-292105.html

Cùng chủ đề

Kinh tế Việt Nam sẽ đón nhiều cơ hội sau chính sách của ông Trump

(VTC News) - Theo chuyên gia, các chính sách sắp tới của chính quyền ông Trump có thể sẽ tác động giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Cơ hội phát triển vượt bậc  Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, ông Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Chính...

Nhiều cơ hội để Việt Nam đạt tăng trưởng 8% năm 2025

Theo TS Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng CIEM, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, với những nỗ lực trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển...

Việt Nam: Hình mẫu kinh tế cho các nước đang phát triển

Theo World Bank, hành trình phát triển kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21 đang là bài học kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia đang phát triển. Trong bối cảnh thế giới đã bước qua một phần tư thế kỷ 21, tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo chuyên sâu về các quốc gia đang phát triển, trong đó nêu bật Việt Nam như một hình mẫu...

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng vượt mọi dự báo, ngân sách bội thu

(Dân trí) - Tăng trưởng GDP trong năm 2024 của Việt Nam đạt mức tăng cao, trên 7% và vượt xa dự báo của các tổ chức lớn như ADB, World Bank, IMF. Thiết kế: Thiết kế: Thủy Tiên Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-nam-2024-tang-truong-vuot-moi-du-bao-ngan-sach-boi-thu-20250111122555714.htm

Dự báo mới nhất về kinh tế Việt Nam năm nay

TPO - Dựa trên động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024 kết hợp với việc xem xét những rủi ro và tác động ngược từ các cuộc xung đột thương mại sắp tới từ Tổng thống mới của Mỹ, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%. TPO - Dựa trên động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024 kết hợp với việc xem...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Công ty cao su doanh thu 5.000 tỉ đồng có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Đình Khoát - thành viên hội đồng quản trị, giữ chức vụ tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina). ...

Mới nhất