Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế?

Cách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế?


Cách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tại khoa cấp cứu, truyền nhiễm… cần được tăng phụ cấp ưu đãi nghề, giảm bớt áp lực nhân viên y tế – Ảnh: THU HIẾN

Tăng phụ cấp ưu đãi nghề sẽ giảm bớt áp lực cho nhân viên y tế. Đặc thù công việc của ngành y tế là đối mặt với nhiều áp lực, nguy hiểm thế nhưng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp cho nhân viên y tế các ngành đặc thù như: truyền nhiễm, cấp cứu…vẫn còn chưa tương xứng.

Trong tình hình các dịch bệnh mới nổi, tái nổi phức tạp, nhân viên y tế – nơi “đầu sóng ngọn gió” – ngày càng đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Công việc áp lực, thu nhập không đủ sống

Đang công tác tại khoa cấp cứu tại một bệnh viện đa khoa tuyến quận ở TP.HCM, bác sĩ N.T. cho biết theo quy định, mức phụ cấp cho nhân viên y tế tại khoa cấp cứu được hưởng là 60% tiền lương.

Với thâm niên làm việc 8 năm, tiền lương và phụ cấp của bác sĩ T. là hơn 11,2 triệu đồng. Phải cộng thêm các khoản tiền đi trực, khám bệnh theo yêu cầu nữa thì tổng thu nhập mới lên được khoảng 17 – 18 triệu đồng.

“Khoa cấp cứu là nơi “đầu sóng ngọn gió”, tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên dù bất kể giờ giấc nào. Cường độ công việc áp lực cao, đối diện nhiều rủi ro nhưng với tổng mức thu nhập hiện tại của tôi thì không đủ trang trải sinh hoạt cho gia đình”, bác sĩ T. bộc bạch.

Cũng nhiều năm gắn bó với khoa cấp cứu tại một bệnh viện hạng 1 ở TP.HCM và hiện đang là trưởng tua trực, một nữ bác sĩ cho hay dù đã bước sang quý 4-2024 nhưng đến nay chị cùng đồng nghiệp đều chưa nhận được tiền phụ cấp ưu đãi nghề của ba quý đầu năm nay.

“Gom hết tất cả các khoản (đã tính cả phụ cấp nghề), tổng thu nhập của bác sĩ tại khoa cấp cứu khoảng 12 triệu đồng, còn điều dưỡng từ 8-9 triệu đồng. Thu nhập này chỉ giúp anh em đủ trang trải trong tháng, người có con nhỏ thì thiếu trước hụt sau, trong khi công việc tại khoa rất áp lực, chạy ngày chạy đêm.

Thế mà trong 10 tháng qua, chúng tôi chưa nhận được tiền phụ cấp nghề. Ai cũng từng ngày trông chờ nhận được số tiền này. 

Dù đã có một số đồng nghiệp hỏi trực tiếp công đoàn của bệnh viện nhưng chưa được giải quyết. Không chỉ tiền phụ cấp nghề là 60% lương cho nhân viên y tế làm việc tại khoa cấp cứu, mà ngay cả tiền phụ cấp chống dịch COVID-19 chúng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào”, nữ bác sĩ này tâm sự.

Cách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế? - Ảnh 2.

Nhân viên y tế tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 trong vụ dịch năm 2021. Người dân tự test nhanh dương tính tại nhà đến một trung tâm y tế để xét nghiệm lại và làm giấy tờ cách ly tại nhà – Ảnh: NHẬT THỊNH

Phụ cấp thấp, bác sĩ không kham nổi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Lê Văn Chương, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, TP Thủ Đức (TP.HCM), cho biết trong tình hình dịch truyền nhiễm mới nổi, tái nổi ngày càng phức tạp, nhân viên y tế ngành truyền nhiễm càng phải đối mặt với nhiều rủi ro, nỗi lo về sức khỏe.

“Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp không ít lần điều trị cho bệnh nhân nhiễm sởi, thủy đậu, COVID-19, viêm gan A… do tiếp xúc với người bệnh thường xuyên. 

Nhất là các bác sĩ nữ khi mang thai, hay những bác sĩ trong gia đình có con nhỏ nguy cơ lây lan không chỉ cho bản thân mà nguy cơ lây cho gia đình là rất cao”, bác sĩ Chương nói.

Bác sĩ Chương cũng cho biết dù đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng lớn với sức khỏe nhưng hiện nay mức phụ cấp ưu đãi cho nhân viên y tế các ngành đặc thù như: hồi sức, cấp cứu, truyền nhiễm… vẫn còn chưa cao. Hiện mức phụ cấp độc hại cho chuyên ngành truyền nhiễm, cấp cứu… chỉ ở mức 60%, cần phải được nâng lên 80 – 90%. 

Ngoài ra, cần có thêm chính sách ưu đãi cho nhân viên y tế khi đi học nâng cao trình độ như miễn giảm hoặc hỗ trợ học phí. Có như vậy các bác sĩ mới yên tâm công tác, gắn bó lâu dài, nhất là với bác sĩ mới ra trường.

Một bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm tại một bệnh viện tuyến cuối ở TP.HCM cho hay bác sĩ truyền nhiễm luôn là người đối diện với các bệnh nguy hiểm nhất. Không chỉ riêng họ mà gia đình cũng phải đối diện với nguy cơ bị lây nhiễm khi có người thân làm khoa nhiễm. Do vậy họ sẽ được bồi dưỡng phụ cấp độc hại, thế nhưng mức này hiện nay chỉ là bồi dưỡng tinh thần chưa đáng kể.

“Trong tình hình nhiều dịch bệnh mới nổi như hiện nay họ càng đối mặt với nhiều nguy hiểm. Bản thân mỗi bác sĩ phải học cách phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và người nhà của mình nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt đối, nguy cơ bị lây nhiễm cũng cao”, vị này cho hay.

Cũng theo bác sĩ này, tại nhiều trường đào tạo hiện nay các chuyên ngành như: hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, bệnh lao… tỉ lệ theo học rất ít. 

Lý do là do đặc thù công việc đối mặt áp lực cao, nguy hiểm, chỉ cần một sơ suất trong điều trị hay sử dụng sai thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh… 

Do vậy cần thêm chế độ ưu đãi như miễn giảm hoặc hỗ trợ học phí khi học lên hoặc trong quá trình cập nhật kiến thức. Đồng thời tăng thêm chế độ phụ cấp để họ an tâm làm việc, bám trụ gắn bó với nghề, yên tâm công tác.

Vẫn dựa trên mức phụ cấp ưu đãi quá cũ

Hiện việc áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức ngành y tế dựa trên nguyên tắc quy định tại điều 2 nghị định 56 năm 2011 của Chính phủ. Theo đó, tùy theo tính chất công việc của nhân viên, công chức ngành y tế, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 30%, 40%, 50%, 60%, 70%…

Đề xuất tăng tiền phụ cấp cho nhân viên y tế

Bộ Y tế đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Nguyên nhân là do các mức phụ cấp hiện nay cho nhân viên y tế quá thấp, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, đời sống hiện nay.

Trong đó có tăng phụ cấp chống dịch với người tham gia chống dịch gồm: người đi giám sát, điều tra, xét nghiệm, xác minh dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm tại cơ sở y tế và cộng đồng…

* Cụ thể, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: điều chỉnh mức tiền từ 150.000 đồng/người/phiên trực lên mức 425.000 đồng/ngày/người.

* Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: điều chỉnh mức tiền từ 100.000 đồng/người/phiên trực lên mức 285.000 đồng/ngày/người.

* Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: điều chỉnh mức tiền từ 75.000 đồng/người/phiên trực lên mức 215.000 đồng/ngày/người.

Ngoài ra đề xuất người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực thành “Người tham gia chống dịch, trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 45.000 đồng/người/phiên trực”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/cach-nao-giam-ap-luc-cho-nhan-vien-y-te-20241014231256385.htm

Cùng chủ đề

Miễn học phí cho sinh viên ngành y: Khó khả thi!

Đề xuất miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên ngành y cần được xem xét dưới góc độ ngân sách và công bằng với ngành nghề khác ...

Miền Tây có thêm gần 500 cử nhân ngành y tế

Gần 500 cử nhân tốt nghiệp các ngành điều dưỡng, hộ sinh, gây mê hồi sức, nha khoa, phục hồi chức năng và kỹ thuật xét nghiệm y học. ...

Clip CSGT TP HCM mở đường đưa “sự sống” đến 3 bệnh viện lớn ở TP HCM

(NLĐO) - Các giác mạc và mô tạng được lực lượng CSGT dẫn đường tới bệnh viện trong thời gian nhanh nhất. ...

Hỗ trợ đóng BHYT nhiều đối tượng, nhân viên y tế thêm 0,5 lần lương cơ sở

(Dân trí) - Cà Mau đưa ra mức quy định hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng và hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế ở ấp, khóm. Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, Hội đồng nhân dân tỉnh này vừa thông qua quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn.Cụ thể, tỉnh này hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm...

Bộ Y tế dự chi 357 tỉ đồng/tháng khi tăng phụ cấp ưu đãi nghề, ai được hưởng?

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo, đề xuất chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho nhân viên y tế, dự kiến tổng số kinh phí để thực hiện chính sách này khoảng 357 tỉ đồng mỗi tháng. Theo thống kê...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gọi vốn FDI với vị thế mới

Từ những năm tháng gọi vốn FDI để mong có sản xuất, lo cái ăn cái mặc thì nay câu chuyện thu hút vốn FDI đã bước sang trang mới khi Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng động, thích ứng và hội nhập sâu rộng... ...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Xúc động với những chuyến bay miễn phí đưa công nhân về quê ăn Tết

Hàng trăm công nhân đã được hỗ trợ các chuyến bay miễn phí về quê đón năm mới cùng gia đình. Nhiều người vui đến mất ngủ. Bà Trần Thị Thanh Hà, trưởng ban chính sách - pháp luật và quan hệ lao động...

Phá 3 cơ sở làm cà phê giả bằng hóa chất không rõ nguồn gốc

Cơ sở sản xuất, buôn bán cà phê giả bằng cách tẩm phụ gia, hóa chất không rõ nguồn gốc tại TP Pleiku vừa bị Công an tỉnh Gia Lai triệt phá. Công an lập biên bản tạm giữ hơn 800kg cà phê đã...

Phạt bệnh viện lớn nhất Nghệ An vì vi phạm phòng cháy

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thay đổi công năng của tầng hầm từ gara để xe thành kho chứa hồ sơ mà chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngày 26-1, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ...

Bài đọc nhiều

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

10 tư thế yoga giúp cân bằng nội tiết tố

Tư thế rắn hổ mang, cây cầu, ép hông góp phần cải thiện hơi thở, kích thích các cơ quan giúp cân bằng hormone trong cơ thể. Rối loạn nội tiết tố xảy ra khi hệ thống phản hồi của nội tiết gặp trục trặc, khiến khả năng điều hòa và kiểm soát hormone trong cơ thể mất cân bằng. Cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ảnh...

Những món phổ biến ngày tết dễ làm tăng cholesterol

'Với những người có nồng độ cholesterol cao, để bảo vệ sức khỏe trong những ngày tết thì họ cần lựa chọn thực phẩm phù hợp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài...

Cùng chuyên mục

Đi sắm Tết chớ nên bỏ qua

Đây là 3 loại quả quen thuộc với người Việt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho gan. ...

Lời cảnh tỉnh từ vụ việc 32 học sinh ngộ độc hóa chất

Theo thông tin từ các phụ huynh, các bệnh nhi đã uống dung dịch có mùi thơm như siro, nhưng khi thử uống thì thấy đắng nên đã vội vàng nhổ bỏ. Theo thông tin từ các phụ huynh, các bệnh nhi đã uống dung dịch có mùi thơm như siro, nhưng khi thử uống thì thấy đắng nên đã vội vàng nhổ bỏ. Chiều tối ngày...

Loạt món ngon ngày Tết làm tăng nhanh mỡ máu

Dưới đây là 5 món ngon ngày Tết dễ khiến mỡ máu tăng cao nhất định phải lưu ý khi ăn. Bánh chưng, bánh tét gây tăng mỡ máu Để làm nên những chiếc bánh chưng, bánh tét thơm ngon, người ta cần chuẩn bị những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp dẻo, đậu xanh bùi bùi, thịt mỡ béo ngậy, tất cả được gói ghém cẩn thận trong lá dong xanh mướt rồi đem luộc chín trong nhiều...

Phạt bệnh viện lớn nhất Nghệ An vì vi phạm phòng cháy

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thay đổi công năng của tầng hầm từ gara để xe thành kho chứa hồ sơ mà chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngày 26-1, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ...

Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối lúc bụng đói?

Ăn chuối khi bụng đói sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng và các chất dinh dưỡng như kali và chất xơ. Tuy nhiên, nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dinh dưỡng mất cân bằng và gây khó chịu cho dạ dày. ...

Mới nhất

Đây là con động vật hoang dã khiến dân tình chụp ảnh lia lịa ở khu rừng rộng 115.000ha tại Đắk Lắk

Thay vì cưỡi voi, du khách khi đến Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sẽ vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt...

HLV Shin Tae-yong nhận đủ tiền đền bù, chúc Indonesia dự World Cup

Chiều 26/1, HLV Shin Tae-yong chính thức nói lời chia tay với Indonesia. Nhà cầm quân cùng nhóm trợ lý Hàn Quốc trở về quê nhà sau quá trình thanh lý hợp đồng. Ông Shin có thể nhận đến 3,6 triệu USD tiền đền bù từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho hơn 2,5 năm hợp đồng...

Đừng tạo niềm vui từ nỗi buồn của người bán hoa Tết

Việc cố tình đợi đến 29 - 30 Tết mới mua hoa Tết để ép giá các thương nhân là điều không nên, cần tránh trên cả phương diện phong tục lẫn đạo đức... Những ngày cận Tết, giữa không khí hối hả và cái lạnh len lỏi của mùa đông Hà Nội, câu chuyện về...

Giá trong nước đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 27/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang