Trang chủKinh tếNông nghiệpCách nào để thu hút nông dân ĐBSCL tham gia trồng lúa...

Cách nào để thu hút nông dân ĐBSCL tham gia trồng lúa phát thải thấp, thu lợi nhuận cao?


Tại hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường” do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp cùng Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Úc (VASEA) tổ chức ngày 17/9, các chuyên gia kinh tế và chính sách làm rõ những cơ hội và thách thức nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo giảm phát thải thông qua cơ chế thị trường.

PGS. Chu Hoàng Long (Đại học Quốc gia Australia) cho hay, sản xuất lúa gạo là một nguồn phát thải khí nhà kính lớn ở Việt Nam và thế giới. Trong đó, sử dụng nhiều đầu vào sản xuất như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới. Quá trình sản xuất lúa: Phát thải khí mê tan từ đồng lúa ngập nước.

Theo ông Long, kết quả nghiên cứu cho thấy canh tác phát thải thấp cho doanh thu cao hơn. Tuy nhiên chi phí bỏ ra cũng cao hơn. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (doanh thu trên 1 đơn vị chi phí) thấp hơn.

Bởi vậy, để tạo động lực kinh tế cho canh tác phát thải thấp, ông Long cho rằng, nông dân cần được đền bù và cơ chế thị trường được coi là công cụ hiệu quả để đền bù cho nông dân (thông qua bán tín chỉ các-bon).

Xây dựng ngành hàng lúa gạo - Ảnh 1.

PGS Chu Hoàng Long (Đại học Quốc gia Australia) cho hay, sản xuất lúa gạo là một nguồn phát thải khí nhà kính lớn ở Việt Nam và thế giới.

Đồng tình với ông Long, chuyên gia Nguyễn Thị Hải (Đại học Quốc gia Australia) giải thích thêm, việc tham gia các dự án carbon đòi hỏi nông dân phải áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, việc này không chỉ giúp giảm phát thải khí metan mà còn mang lại nhiều lợi ích khác, như giảm lượng nước sử dụng, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất.

Ngoài ra, khi cam kết canh tác lúa giảm phát thải, nông dân còn được tiếp cận các khóa đào tạo và nguồn lực, góp phần đảm bảo tính bền vững lâu dài của đất nông nghiệp.

Ông Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá, các mô hình thí điểm trong khuôn khổ Đề án 1 triệu ha đã chứng minh được nhiều lợi ích, đặc biệt trong việc tăng năng suất.

Tuy nhiên, Nhà nước cần có cơ chế để doanh nghiệp tham gia sâu rộng hơn, liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã. Với xu hướng hiện nay, nếu thị trường chấp nhận chi phí cao hơn, lợi nhuận của nông dân vẫn có thể được đảm bảo, nhất là khi đi vào các phân khúc cao với quy chuẩn kỹ thuật cao hơn.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực đồng tình và chia sẻ, cần xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản, nhằm tạo động lực thu hút doanh nghiệp tham gia hợp tác với nông dân.

Bà Thực nhấn mạnh, Bộ NNPTNT đang thúc đẩy chủ trương chuyển đổi sang nền kinh tế nông nghiệp, điều này đặt ra bài toán kinh tế rất quan trọng. Bà cho rằng: “Đối với ngành lúa gạo, chúng ta cần định vị người tiêu dùng sản phẩm lúa phát thải thấp là những người có thu nhập cao, quan tâm đến các yếu tố môi trường và công bằng xã hội”.

Còn theo TS. Đặng Kim Sơn – Nguyên Viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược phát Triển Nông ghiệp Nông thôn khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc kết nối thị trường nông sản. Ông cho biết, dù tổng đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn. Để có thể chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang nền kinh tế nông nghiệp xanh, vai trò của Nhà nước là không thể thiếu.

Ông Sơn cũng đề cập đến việc từ năm 2026, các nước châu Âu sẽ bắt đầu áp dụng thuế phát thải cho nông nghiệp. Nếu các sản phẩm của Việt Nam được chứng nhận là “xanh,” không những sẽ giảm được mức thuế mà còn mở ra cơ hội để xây dựng thương hiệu mới cho ngành lúa gạo Việt Nam.

TS. Đặng Kim Sơn phân tích: “Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Việt Nam cần phải giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình. Đồng hành cùng các cam kết quốc tế, việc xác định được các chuẩn mực về giảm phát thải là vô cùng quan trọng. Đây sẽ là cơ sở để đo lường mức giảm phát thải từ các vùng sản xuất lớn đến nhỏ lẻ, giúp tính toán chính xác lượng phát thải mà Việt Nam đã giảm được”.

Xây dựng ngành hàng lúa gạo - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Chính phủ đã triển khai một số hoạt động, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Chính phủ đã triển khai một số hoạt động, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi xanh trong nông nghiệp. Một ví dụ điển hình là Đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã thu hút 312,84 triệu USD vốn đầu tư, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở cấp khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, với những nỗ lực không ngừng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình và kế hoạch hành động khác nhau nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi xanh.

Không chỉ vậy, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến ứng dụng và chuyển giao công nghệ cũng như các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân đầu tư vào các giải pháp công nghệ xanh.

Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng này, Việt Nam cần vượt qua một số rào cản. Một trong những thách thức lớn chính là nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của ngành nông nghiệp vẫn còn hạn chế, tồn tại vấn đề thiếu chuyên gia, đội ngũ có thể làm chủ công nghệ, kỹ thuật cao; tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo vẫn lớn. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các công nghệ xanh, giống cây trồng mới và nguồn vốn đầu tư còn hạn chế.

Trong khi đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh cũng gặp khó khăn trong việc kết nối với các chuyên gia, tiếp cận thị trường và mở rộng quy mô sản xuất. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng và nguồn lực cũng là một rào cản lớn cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp này.





Nguồn: https://danviet.vn/cach-nao-de-thu-hut-nong-dan-dbscl-tham-gia-trong-lua-phat-thai-thap-thu-loi-nhuan-cao-20240917215733206.htm

Cùng chủ đề

Cần nâng cao năng lực và vai trò của hợp tác xã để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa

Thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL là nhân tố quan trọng tập hợp diện tích lúa nhỏ lẻ thành đại điền để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. ...

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Theo đó, các Chi nhánh Agribank chủ động tiếp cận, hướng dẫn điều kiện, thủ tục cấp tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp với hạn mức và thời hạn cho vay phù hợp để thu mua, tạm trữ, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu lúa, gạo trong năm 2025, nhất là thu mua lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng...

Váy suông mát nhẹ, thoải mái mà còn giấu dáng tốt nhất

Váy suông mùa này là sự giao thoa của nét đẹp nữ tính, lãng mạn và phong cách...

Áo blouse xếp nếp màu đen vừa thời trang lại rất cá tính, năng động

Với chất liệu cotton, sa tin, lụa hay voan mỏng trong suốt, có diềm xếp nếp hoặc nơ,...

Xuất khẩu gạo và câu chuyện đường dài

Dù đạt những mốc kỷ lục mới về xuất khẩu nhưng việc thiếu một thương hiệu gạo mạnh đã trở thành rào cản lớn đối với ngành lúa gạo Việt Nam. Khó duy trì kỷ lục xuất khẩu Vượt qua những con số ấn tượng năm 2023, xuất khẩu gạo năm 2024 lần đầu đạt khoảng 9 triệu tấn, thu về gần 5,8 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng nhưng tăng tới 23%...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Nông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần, đề xuất siết chặt sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh

Năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong khi Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần. Vậy, nguyên nhân...

Ở ven biển Bến Tre dày đặc ngao, con đặc sản bình dân, 1 HTX chi 10 tỷ thuê nhân công đi cào bắt

Từ lâu, người dân ven biển Bình Ðại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) ví con nghêu (con ngao) như “vàng trắng” vì mang giá trị rất lớn giúp họ có cuộc sống sung túc. ...

Tăng cường nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội

Gia đình bà H (ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định, vốn liếng không có cho nên cái nghèo cứ đeo bám. Bà H chia sẻ: "Từ năm 2013, gia đình tôi được tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thôn, được bình xét cho vay vốn chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Quảng Nam bức phá giảm nghèo từ các dự án liên kết chuỗi giá trị

Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.Các xã vùng cao trên của huyện Bắc...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Giảm tới 350.000 đồng khi thanh toán VNPAY-QR trên Vietravel

Các tín đồ mê “xê dịch” không thể bỏ qua ưu đãi cực cháy trong hè này - cơ hội lý tưởng để lên lịch cho một chuyến đi thật “đã đời” với chi phí siêu hời. Tạm gác bộn bề, xách vali lên và khám phá chuyến đi trong mơ của bạn với ưu đãi cực chất từ...

Summer Fest 2025: Hơn 100.000 lượt khách ‘cháy’ hết mình cùng âm nhạc và lễ hội

Sức hút bùng nổ từ thành phố lễ hội triệu niềm vui Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, dịp lễ vừa qua Bình Thuận đón khoảng 228.500 lượt khách, tăng khoảng 4% so với năm 2024. Trong đó chỉ riêng NovaWorld Phan Thiet đã đón hơn 100.000 lượt khách (chiếm 50%) lượng...

Hành trình Mới và Mở

“Zalopay đang tiên phong thay đổi cách hàng triệu người Việt giao dịch, tiết kiệm và phát triển tài chính cá  nhân trong nền kinh tế số năng động hiện nay”, bà Lê Lan Chi - Tổng giám đốc Zalopay chia sẻ.Thị trường fintech Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu...

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở