Trang chủNewsThời sựCách nào để thoát cảnh hễ mưa là ngập?

Cách nào để thoát cảnh hễ mưa là ngập?


Ám ảnh vì ngập

Những ngày gần đây, các tiểu thương buôn bán tại chợ Thủ Đức (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức) đều thấp thỏm lo lắng. Trời nắng thì họ yên tâm buôn bán tiếp, còn thấy âm u, mây đen kéo đến, ai nấy đều tất tả dọn dẹp, kê đồ đạc lên cao, chuẩn bị đối mặt với ngập.

TP.HCM: Cách nào để thoát cảnh hễ mưa là ngập?- Ảnh 1.

Cửa hàng bán xe đạp, xe đạp điện của chị Hoàng Thị Bình lênh láng nước sau cơn mưa chiều 15/5.

Chị Hoàng Thị Bình, chủ cửa hàng bán xe đạp điện trên đường Lam Sơn (phường Linh Tây, TP Thủ Đức) cho biết, người dân đã quá ngán ngẩm với tình trạng ngập nước dù mùa mưa chỉ mới bắt đầu: “Mặt bằng thì nhỏ, đồ đạc lại nhiều. Cái nào gác được lên cao đã gác hết rồi. Xe đạp điện buộc phải để phía dưới, nước vào ngập hết cả bánh xe nhưng cũng đành chịu. Hết mưa lại lôi xe ra kiểm tra, cái nào không nổ máy được là phải thay”.

Tương tự, chị Minh Châu, tiểu thương bán chả lụi, nem nướng trên đường Đặng Thị Rành (phường Linh Tây) thắc mắc: “Không hiểu dự án chống ngập kiểu gì mà trước đây nước mưa chỉ ngập bên ngoài, giờ hoàn thành rồi thì chỉ mưa một lúc là cả khu vực chìm trong biển nước”.

Chị cho hay, do thuê mặt bằng để kinh doanh buôn bán nên không thể nâng nền, chỉ có cách kê đồ đạc lên cao. “Nước tràn vào nhà dọn dẹp rất cực, đồ đạc chưa kịp kê lên bị ẩm mốc, hư hỏng. Mùi nước cống hôi tanh, bám lại trong nhà lâu khó chịu lắm. Chưa kể, mưa ngập khách khứa không thể tới ăn, khách đặt qua app cũng không giao được, vất vả đủ đường”, chị cho biết.

Chống chỗ này, ngập chỗ khác

Ông Trần Văn Hải, người dân sống trên đường Dương Văn Cam nhận định, hệ thống chống ngập trên đường Võ Văn Ngân có tác dụng trên tuyến đường đó, nước được rút xuống cống, không còn ngập và chảy xiết trên đường. Thế nhưng, lượng nước lại dồn hết về khu vực chợ Thủ Đức. Vì vậy mà chợ Thủ Đức năm nay nước ngập cao hơn, nhiều nhà dân bị ảnh hưởng hơn.

TP.HCM: Cách nào để thoát cảnh hễ mưa là ngập?- Ảnh 2.

Người dân chật vật di chuyển khi đường bị ngập nước (Chụp trên đường Đặng Thị Rành, phường Linh Tây ngày 15/5).

“Kiểu chống ngập cho khu vực này mà đẩy ngập qua chỗ khác rõ ràng không có tác dụng, cơ quan chức năng cần xem lại vấn đề này”, ông Hải bức xúc.

Không chỉ khu vực quanh chợ Thủ Đức, rất nhiều tuyến đường ở TP Thủ Đức như đường: Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Hiệp Bình, tỉnh lộ 43, Hồ Văn Tư, quốc lộ 13, Kha Vạn Cân, Tô Ngọc Vân… cũng bị ngập nặng sau các cơn mưa. Lượng nước ngập tùy từng khu vực, nhiều nơi ngập từ 0,3 – 0,45m, nơi ngập sâu nhất là 0,6m.

Ở các quận, huyện khác, tình trạng ngập do mưa xảy ra thường xuyên ở các tuyến đường như: Phan Anh (quận Tân Phú), Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp), Hồ Học Lãm (quận Bình Tân)…

Vẫn phải chống ngập cục bộ

Lý giải về tình trạng ngập ở chợ Thủ Đức, ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết, chợ Thủ Đức là khu vực trũng, thấp hơn ngã tư Thủ Đức khoảng 20m và đường Phạm Văn Đồng khoảng 2-3m. Không chỉ vậy, các tuyến đường nối vào chợ rất dốc nên khi mưa lớn sẽ tạo dòng chảy xiết về phía chợ, gây tình trạng ngập. Trong khi đó, hệ thống thoát nước cho khu vực này qua rạch Cầu Ngang rất nhỏ, chỉ khoảng 5m.

Ông Lưu Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quản lý hạ tầng TP Thủ Đức phân tích, đã có dự án nâng cấp các đường xung quanh chợ, nhưng đến nay các dự án chưa triển khai do chưa được bố trí nguồn vốn.

Trao đổi với PV, TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM cho rằng, cốt nền TP.HCM thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. TP Thủ Đức ở phía Đông Nam, thấp hơn các khu vực khác nên cứ mưa xuống là ngập, đặc biệt là ở các chỗ trũng.

“Việc lấp các kênh rạch, bê tông hóa khiến việc thoát nước, ngấm nước bị ảnh hưởng. Nước không thấm được xuống đất, không có hệ thống cống thoát. Nước từ nhà dân cứ thế đổ ra đường, vì vậy mỗi lần mưa thì không đường nào chịu nổi, ngập là đương nhiên”, ông Nguyên nhận định.

Nói về giải pháp, theo ông Nguyên, TP.HCM đã rất tập trung sử dụng hết những giải pháp có thể, bỏ ra nhiều công sức, nguồn lực để chống ngập lụt nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Cách tốt nhất hiện nay là xử lý chống ngập cục bộ, làm từng chỗ, phát sinh chỗ nào thì chống ngập tiếp chỗ đó.

“Với điều kiện hiện tại, TP chưa đủ năng lực, tài chính, công nghệ, vật liệu để giải quyết dứt điểm nên chỉ có thể chống ngập cục bộ và thích nghi với ngập”, ông Nguyên nói.

KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, giải bài toán chống ngập phải đến từ quy hoạch đô thị. Trong quy hoạch phải dành không gian cho nước và cây xanh. TP.HCM có nhiều hệ thống kênh rạch, cần tận dụng tối đa để giải quyết bài toán thoát nước khi mưa.

Ông Sơn khẳng định, không phải xây đô thị ở khu vực thấp là bị ngập, điển hình như khu Phú Mỹ Hưng, Sala, Vạn Phúc… xây dựng ở những khu đất trước đây toàn dừa nước, cốt nền rất thấp. Nhưng khi xây đô thị, chủ đầu tư thiết kế dành không gian cho nước và cây xanh rất nhiều. Các kênh tự nhiên được tận dụng, nạo vét, vì vậy khi mưa lớn là thoát nước rất nhanh.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tphcm-cach-nao-de-thoat-canh-he-mua-la-ngap-19224052322412744.htm

Cùng chủ đề

UBND TPHCM chỉ đạo mới gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Lãnh đạo TPHCM vừa có những chỉ đạo mới đến các sở, ngành liên quan để tháo gỡ vướng mắc tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Hôm nay (28/2), Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Cuộc họp này diễn...

Phó chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10 nghìn tỷ

Ngày 28/2, Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo Kết luận của Phó chủ tịch UBND Thành phố Bùi Xuân Cường tại buổi họp về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM. ...

TPHCM tiếp tục tháo gỡ vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Để dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng về đích cuối năm 2025, Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi vừa có những chỉ đạo mới đến các sở ngành để tháo gỡ vướng mắc. Văn phòng UBND TP vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi tại buổi họp Tổ công tác dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Theo...

Hơn 8 năm chưa xong dự án chống ngập 10.000 tỷ, nhà đầu tư kiến nghị gỡ khó

Sau hơn 8 năm triển khai xây dựng, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM vẫn chưa thể về đích. Nhà đầu tư vừa có văn bản gửi Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ về vướng mắc lớn nhất. Ông Nguyễn Tâm Thịnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) - vừa ký văn bản gửi Văn phòng Trung ương Đảng, Văn...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai. ...

Đại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam

Theo đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng thủy sản Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần chứng minh cho thế giới thấy trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi thủy sản minh bạch và hợp pháp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ngài Julien Guerrier, đại sứ - trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam - Ảnh: QUỲNH CHI Ngày 4-4, Bộ trưởng Bộ Nông...

Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo cơ quan Tạp chí Tự động hóa Ngày nay nhiệm kỳ 2024 - 2029, được sự chấp thuận của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin & Truyền thông, Hội Tự động hóa Việt Nam đã tiến hành các thủ tục...

Camera ghi lại cảnh thiên thạch rơi xuống ngôi nhà ở Canada

(CLO) Camera chuông cửa của một gia đình đã ghi lại toàn bộ khoảnh khắc thiên thạch lao xuống trước cửa một ngôi nhà ở Canada. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

Mới nhất