Trang chủDu lịchẨm thựcCác quán cơm, bún hủ tiếu… ở TP.HCM có lên giá?

Các quán cơm, bún hủ tiếu… ở TP.HCM có lên giá?


Trong khi đó, nhiều hàng quán vẫn cố gắng giữ nguyên giá, chấp nhận “lời ít một chút” để không ảnh hưởng tới khách, trong lúc chờ giá gạo “hạ nhiệt”.

“Không tăng, trụ không nổi!”

9 giờ sáng ngày 12.8, như thường lệ, ông Năm là chủ một quán cơm gà xối mỡ nổi tiếng ở Q.3 (TP.HCM) cùng vài người phụ quán tất bật dọn hàng, chuẩn bị cho kịp 10 giờ bán.

Giá gạo tăng, quán cơm, bún bò, hủ tiếu… ở TP.HCM có lên giá? - Ảnh 1.

Đầu tháng 8, quán ông Năm bắt đầu tăng giá.

Phía trước quán, là một tấm bảng menu ghi rõ giá cả, dao động từ 10.000 – 60.000 đồng/phần ăn. Chỉ vào đó, ông chủ thở dài cho biết từ đầu tháng 8 này, ông bắt đầu tăng giá các món lên 3.000 – 5.000 đồng. Cụ thể, món cơm đùi gà/má đùi gà từ 32.000 đồng lên 35.000 đồng/phần, cơm gà góc tư từ 55.000 đồng lên 60.000 đồng phần.

1 tháng nay, giá gạo mà tôi mua tăng lên liên tục, từ 12.500 đồng, lên 13.000, 14.000 đồng, giờ là 16.500 đồng, nhập gạo từ mối quen mà còn tăng như vậy đó. Không chỉ gạo, mà gà hay các nguyên liệu làm món đều tăng, nếu tôi không tăng giá lên thì không thể nào trụ nổi. Bấm bụng lắm, mới dám tăng.

Ông Năm, Chủ quán

“Trước khi tăng, tôi cũng có báo với khách một tiếng để họ thông cảm, mình giảm một chút lời, khách cũng thông cảm để cùng quán vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông chủ vừa dọn quán, vừa tâm sự.

Ông chủ quán cơm cảm thấy may mắn khi dù tăng giá, nhưng khách thì thông cảm và vẫn tới ủng hộ. Tuy nhiên, ông hy vọng thời gian tới, giá gạo có thể giảm xuống để giá cả và công việc buôn bán của ông sớm ổn định. Bởi, ông cho biết mỗi ngày, số lượng gạo ông nấu là rất lớn, nếu tình hình kéo dài và giá gạo tiếp tục tăng, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới công việc buôn bán của quán.

Kế bên quán của ông Năm, chị Trâm (45 tuổi), mới mở quán bán các món đặc sản miền Trung cũng như hủ tiếu, nui cũng treo một tấm bảng trước quán với dòng chữ: “Từ ngày 1.8.2023, quán xin lên giá 28.000 đồng/tô. Xin cảm ơn!”.

Giá gạo tăng, quán cơm, bún bò, hủ tiếu… ở TP.HCM có lên giá? - Ảnh 3.

Ông chủ cho biết không chỉ gạo, mà giá nhiều nguyên liệu khác cũng tăng.

Chỉ chủ cho biết mình mới mở quán cách đây 4 tháng, dù không bán nhiều các món được làm từ gạo, tuy nhiên việc giá gạo lên, theo chị, ít nhiều cũng có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của mình.

Nói về việc lên giá 3.000 đồng, từ 25.000 đồng ban đầu, chị chủ tâm sự phần vì các nguyên liệu đầu vào thời điểm này tăng lên, nên chị phải tăng theo để có thể trụ được. Nếu vẫn giữ nguyên giá cũ như thời điểm mới khai trương, thì khó lòng vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

“Tôi có nghe nói giá gạo tăng lên 2.000 đồng, tôi thì có thể không bị ảnh hưởng nhiều ở hiện tại, nhưng về lâu dài, cứ theo đà tăng này thế nào cũng có thôi. Giờ cái gì cũng tăng, mình buôn bán nhỏ thôi nên cứ cố gắng cầm chừng chờ tình hình khởi sắc”, chị chủ nói.

Đội chi phí, nhưng không tăng giá vì…

Chị Trương Thị Hạnh (38 tuổi), chủ quán bún bò có gần 40 chi nhánh ở TP.HCM và một số tỉnh thành ở Việt Nam cho biết 1 tháng nay, từ ngày giá gạo bắt đầu tăng, giá bún chị nhập về cũng tăng lên. Suốt 4 năm qua, đây là lần đầu chị gặp tình trạng này.

Giá gạo tăng, quán cơm, bún bò, hủ tiếu… ở TP.HCM có lên giá? - Ảnh 4.

Quán chị Trâm mong khách thông cảm khi phải tăng giá bán.

Tôi nhập bún từ mối quen, đó giờ giá cả vẫn vậy. Tự dưng mấy nay tăng lên. Mỗi ngày, hệ thống quán của tôi mua chừng 500 kg tới 1 tấn bún, tùy lúc, giá cũng thấp so với mặt bằng chung nhiều rồi, 8.000 đồng/ký. Giờ tăng 1.000 đồng, lên 9.000 đồng. Tính ra, hằng tháng tiền bún tăng đội chi phí lên tới hàng chục triệu!

Chị Hạnh, Chủ quán bún bò

Cũng theo chị chủ, không chỉ giá bún, mà các nguyên liệu khác để nấu một tô bún bò cũng tăng lên. Tình hình kinh doanh gặp khó khăn, nhưng chị vẫn quyết không tăng giá vì sợ mất khách, bởi tình hình buôn bán nhiều tháng qua không mấy khả quan.

Tương tự quán chị Hạnh, quán cơm tấm nằm ở số 852 trên đường Trường Sa (Q.3) cho biết dù giá gạo tăng lên, nhưng quán không tăng giá vì cách đây nhiều tháng, quán đã mua gạo với số lượng lớn dự trữ, có thể bán thêm gần 2 tháng nữa mới hết. Chị cho biết mỗi ngày, quán nấu khoảng 100 kg gạo.

Quản lý quán ăn này cho biết ở đây, chủ yếu phục vụ sinh viên, người lao động bình dân nên giá chỉ từ 30.000 – 55.000 đồng, hoặc hơn nếu khách có nhu cầu. Vì vậy, dù một số quán có tăng giá món ăn khi giá gạo tăng, nhưng quán chị thì vẫn cố gắng giữ.

Giá gạo tăng, quán cơm, bún bò, hủ tiếu… ở TP.HCM có lên giá? - Ảnh 6.

Trữ gạo từ nhiều tháng trước khi giá gạo bắt đầu tăng cao, một quán cơm tấm vẫn giữ nguyên giá món ăn.

Giá gạo tăng, ảnh hưởng tới các quán bán món được làm từ loại lương thực này.

“Riêng món gà, vì giá nguyên liệu này tăng nên quán có tăng lên 2.000 đồng mấy ngày nay. Còn lại đều vẫn giữ nguyên như vậy. Không biết vài tháng tới, khi hết gạo dự trữ thì tình hình ra sao, hy vọng là giá gạo lúc đó giảm”, chị bày tỏ.

Chủ một quán cơm tấm nằm trên đường Bùi Minh Trực (Q.8) cũng cho biết dù giá gạo tăng, nhưng quán chị không bị ảnh hưởng vì nhà chị cũng có người thân kinh doanh gạo. Thời điểm này, vì mối quan hệ thâm tình nên chị vẫn được cung ứng gạo với giá cũ, việc buôn bán cũng không ảnh hưởng nhiều.

“Nếu xét về lâu về dài, thì cũng có chút hồi hộp vì cứ tăng tiếp nữa thì thế nào cũng ảnh hưởng tới mình. Cứ chờ thời gian tới xem sao, mong giá cả bình ổn cho người lao động”, chị chủ hy vọng.

Tính đến cuối ngày 11.8, thông tin từ Hiệp hội Lương thực VN (VFA) và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết: Giá gạo 5% tấm đang ở mức 650 USD/tấn còn gạo 25% tấm của VN là 618 USD/tấn và Thái Lan là 612 USD/tấn. Đây đều là những mức giá cao kỷ lục, ít nhất trong 15 năm qua kể từ đợt sốt giá gạo năm 2008. Giá gạo 5% tấm vượt 600 USD là điều mà nhiều chuyên gia đã dự báo từ khi có lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Nhưng giá gạo 25% tấm cũng vượt ngưỡng 600 USD/tấn là điều khiến không ít người bất ngờ.



Source link

Cùng chủ đề

Khách lách ngõ hẹp tìm chủ quán bún bò ‘múa lửa’ điệu nghệ ở Hà Nội

Quán bún bò trong ngõ nhỏ của ông Hòa (Đống Đa, Hà Nội) thu hút thực khách không chỉ bởi hương vị món ăn mà còn nhờ màn "múa lửa" lạ mắt của chủ quán. Quán bún bò của ông Hà Đình Hòa (gần 70 tuổi) nằm trong con ngõ ở Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội). Quán nhỏ, biển hiệu đã cũ, chỉ vỏn vẹn một tủ nguyên liệu, chiếc bếp ga mini và vài ba bộ bàn ghế. Con...

Trời ơi, bún bò Huế như thế này mới đúng vị Huế chứ!

Hai vị khách ngồi cạnh tôi tấm tắc khen ngay sau khi nếm thử nước lèo tại Bún bò Huế Út Hưng. Mùi bún bò nồng đượm tỏa ra một góc phố, khiến nhiều người đi ngang qua cũng phải ngoái lại nhìn. Phụ...

Nhật Bản xả kho 200.000 tấn gạo để ngăn giá gạo tăng

Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết giá cả tăng cao gây ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục, nhu cầu tăng đột biến và các vấn đề phân phối gạo. Ngày 14-2, chính quyền Nhật Bản thông báo sẽ tung...

10 tấn gạo bán trong vòng 1 tiếng, ngành công thương lý giải

Ngày 18-1, người dân vẫn tiếp tục đến các nhà máy xay xát, công ty xuất khẩu gạo để mua gạo về dự trữ, thậm chí nhiều người còn dùng xe tải chở gạo đến các vùng sâu, vùng xa để bán cho người dân. ...

Vị mặn bún bò Ngọc Nhân và tình yêu vợ chồng cô chủ

'Từ lúc ăn bún bò Ngọc Nhân, tôi thấy món nào cũng nhạt' - một khách hàng hài hước nói, không biết khen hay chê nhưng quán này lúc nào khách cũng ra vô nườm nượp. Tầng trệt để giữ xe và phục vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Tiệm cà phê nằm lưng chừng núi, khách vừa uống trà vừa săn mây ở Tam Đảo

Được biết, tiệm cà phê này mới mở và đi vào hoạt động chưa được bao lâu song vẫn thu hút đông đảo du khách nhờ không gian xanh mát, đẹp mắt và tràn ngập các loài hoa (Ảnh: Ngô Yến) Vì tiệm cà phê nằm tách biệt khỏi trung tâm thị trấn nhộn nhịp nên đây cũng trở thành nơi “trốn” khói bụi, “đổi gió” lý tưởng cho du khách. Ngoài ra, nhờ vị trí trên cao mà...

Cây cảnh trồng hàng rào không chỉ đẹp mà còn làm nguyên liệu chế biến món ngon đặc biệt

Cây cảnh hàng rào bằng dâm bụt mang ý nghĩa may mắnHoa dâm bụt trước đây được trồng nhiều ở khu công cộng, công viên. Tuy nhiên, ngày nay cây dâm bụt lại là cây cảnh được nhiều...

Thơm lừng chè trôi nước tiễn ông Táo

23 tháng chạp, mới 3 giờ sáng, người dân xóm tôi lục tục kéo đến tiệm chè quen để mua những viên chè trôi nước nóng hổi về cúng ông Táo. ...

Cùng chuyên mục

Bánh chưng khổng lồ chiêu đãi 2.000 thực khách

Cần Thơ Khoảng 2.000 thực khách đổ về Quảng trường Bình Thủy (TP Cần Thơ) chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh chưng khổng...

Đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi mới đây đã được vinh danh là một trong 100 món rau ngon nhất thế giới, theo chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas. Theo đó, món ăn dân dã của Việt Nam được đánh giá 4,3/5 sao và đứng thứ 24 trong danh sách. Taste Atlas mô tả rau muống xào tỏi là món ăn truyền thống của Việt Nam, đặc biệt phù hợp với những người ăn chay. Tuy chỉ sử dụng những nguyên...

Về miền Tây mùa lúa vừa cắt xong, rơm hong khô một nắng, chạy ù ra bờ đê nướng cá lóc đồng

Cá lóc đồng nướng rơm là một trong những món ăn hấp dẫn của người dân miền Tây mỗi dịp vừa thu hoạch lúa xong, sẵn rơm trên đồng rồi bày ra nướng cá, thơm nức mũi. Khi lớp tro rơm từ từ tàn...

Gợi ý mâm cúng ngày tết Hàn thực 2025 chuẩn truyền thống

Ngày 3/3 âm lịch hằng năm là ngày tết Hàn thực, người Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng ông bà, tổ tiên, tưởng nhớ cội nguồn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn mâm lễ cúng truyền thống đầy đủ nhất. Ngày tết Hàn thực là dịp để người Việt nhớ về nguồn cội, tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời thể hiện sự đoàn kết trong gia đình. Mâm cúng tết Hàn thực thường...

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất