Trang chủNewsThời sựCác nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt ở Trung Á

Các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt ở Trung Á


Từ lời nói đến hành động

Tờ Izvestia dẫn tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á, ông Donald Lu cho biết, “chúng ta đang tham gia một cuộc chiến quan trọng ở Nam và Trung Á. Đây là cuộc chiến để cạnh tranh với Nga, Trung Quốc, cũng như ngăn chặn các hoạt động khủng bố”.

Theo ông Donald Lu, khu vực Trung Á đang trở thành đấu trường đặc biệt quan trọng cho “sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và Nga”. Ông Lu lấy Kazakhstan làm ví dụ, nhấn mạnh rằng “sự hỗ trợ tài chính cho truyền thông địa phương từ Washington sẽ “cho phép giảm mức độ can thiệp từ Nga và các nước khác”.

Ngoài ra, tại phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Quốc hội Mỹ, ông Donald Lu tuyên bố rằng, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra một chương trình hỗ trợ cho những người lao động di cư bị trục xuất khỏi Nga, mục đích là tạo việc làm cho họ ở quê nhà. Theo ông Lu cho biết, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Quốc hội cấp 220,7 triệu USD cho các quốc gia Trung Á, đặc biệt là để giảm bớt ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc.

cac nuoc lon canh tranh anh huong gay gat o trung a hinh 1

Hội nghị thượng đỉnh C5+1. Ảnh: Astanatimes

Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp các nhà lãnh đạo Trung Á tham dự Hội nghị thượng đỉnh C5+1 (cơ chế hợp tác gồm Mỹ và 5 nước Trung Á) tại New York – sự kiện lịch sử đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Mỹ tham dự hội nghị C5+1. Washington và các đối tác đã thảo luận về hàng loạt chủ đề như an ninh khu vực, hợp tác kinh tế và phát triển bền vững, qua đó nhấn mạnh sự quan tâm và đóng góp ngày càng lớn của Mỹ trong khu vực.

Gần đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày càng quan tâm đến Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR), một mạng lưới vận chuyển trải dài khắp Trung Á, biển Caspi và vùng Caucasus, đã nổi lên như một giải pháp thay thế cho các tuyến vận tải do Nga kiểm soát. Trong 30 năm qua, tuyến vận tải này đã chứng kiến lưu lượng giao thông gia tăng, nhất là sau thời điểm tháng 2-2022 khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội TITR Gaidar Abdikerimov, hiện có 25 công ty vận tải từ 11 quốc gia tham gia TITR. Chỉ trong 10 tháng qua, hơn 2.256 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua hành lang này. Đầu năm nay, các tổ chức tài chính châu Âu và quốc tế công bố khoản cam kết trị giá 10,8 tỷ USD để phát triển TITR, nhằm giảm sự phụ thuộc vào tuyến vận tải phía Bắc (NSR) của Nga, Modern Diplomacy cho hay.

Trong một động thái liên quan mới nhất, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Á tại Kazakhstan trong tháng 8 này. Theo tờ The Yomiuri Shimbun, hội nghị thượng đỉnh được tổ chức nhân dịp Thủ tướng Kishida thực hiện chuyến thăm tới các quốc gia Kazakhstan, Uzbekistan và Mông Cổ từ ngày 9 đến 12-8 tới đây. Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Nhật Bản với các quốc gia Trung Á (gồm Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan) với mục đích củng cố các cam kết của Nhật Bản với khu vực thông qua việc thảo luận hàng loạt vấn đề, nhất là hợp tác kinh tế.

Theo giới phân tích chính trị, việc Mỹ và các đồng minh ngày càng quan tâm tới Trung Á cho thấy sức hút rất lớn của khu vực này. Đầu tiên, sức hút ấy xuất phát vị trí địa lý và địa chính trị độc đáo của khu vực này. Trung Á còn được biết đến là có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài nguyên khác.

Các quốc gia có dự trũ khí đốt tự nhiên hàng đầu khu vực như Turkmenistan (đứng thứ 06 thế giới) và Uzbekistan (đứng thứ 19 thế giới). Kazakhstan hiện có lượng dự trữ dầu mỏ đạt 30 tỷ thùng, đứng thứ 12 thế giới. Trong bối cảnh EU đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027, thì các nguồn cung khí đốt từ Trung Á là mục tiêu mà các nước này không thể bỏ qua.

Bên cạnh đó, Mỹ và các đồng minh muốn mở rộng các tuyến thương mại thay thế ở Trung Á, tăng khả năng vận chuyển và tăng cường các hệ thống thanh toán điện tử xuyên biên giới; xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dọc theo các tuyến thương mại xuyên Caspian; xác định các nút thắt hậu cần và đưa ra khuyến nghị cho chính phủ và khu vực tư nhân để cải thiện các trung tâm hậu cần cảng, đường sắt và hàng hải quan trọng ở Trung Á.

Nhận định về vấn đề này, nhà nghiên cứu cấp dưới tại Khoa Trung và Đông hậu Xô Viết của INION RAS, Razil Guzaerov cho rằng, trọng tâm trong các hoạt động hợp tác gần đây giữa Mỹ và đồng minh với Trung Á là phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Việc Mỹ và đồng minh tích cực đầu tư vào Trung Á sẽ dẫn đến sự tương tác về cơ sở hạ tầng và vận chuyển giữa các quốc gia trong khu vực và Nga sẽ giảm xuống mức tối thiểu; do đó, Moscow có nguy cơ mất đi một lượng đáng kể vận chuyển hàng hóa và các lực chọn tương tác khác. Ngoài ra, Mỹ và đồng minh cũng hướng tới sự cạnh tranh với Chiến lược Vành đai và Con đường/OBOR của Trung Quốc. Những khoản đầu tư có giá trị, cũng như thế mạnh về khoa học công nghệ của các nước phương Tây có thể đe dọa vị thế của Bắc Kinh trong lĩnh vực này.

Liệu Mỹ và đồng minh có thể lấn át Nga, Trung Quốc ở Trung Á?

Tờ Izvestia dẫn nhận định của chuyên gia Razil Guzaerov cho rằng, trong một thời gian dài, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã không dành sự quan tâm đủ lớn cho khu vực Trung Á. Tuy nhiên, vai trò địa chiến lược quan trọng của Trung Á và ảnh hưởng ngày càng lớn của Nga, Trung Quốc tại khu vực này buộc Mỹ và các nước phương Tây phải thay đổi quan điểm và điều chỉnh chính sách nhằm cố gắng lôi kéo các nước trong khu vực ra khỏi tầm ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc.

“Giới lãnh đạo từ Mỹ, EU và Anh liên tục có chuyến thăm tới Trung Á với mục tiêu chính là thuyết phục các nước khu vực này tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, ý đồ của Mỹ và các nước phương Tây có vẻ như không hiệu quả khi các nước Trung Á chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn”, chuyên gia Razil Guzaerov nói.

Về kinh tế, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á là không phải bàn cãi khi nước này đang vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khu vực. Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại Trung Quốc – Trung Á đạt 89,4 tỷ USD vào cuối năm 2023, tăng 27% so với mức 70,2 tỷ USD năm 2022. Trong đó, xuất khẩu từ quốc gia tỷ dân sang khu vực này đã lên đến 61,4 tỷ USD. Điều này cho thấy Trung Á là một trong những khu vực ưu tiên trong chiến lược mở rộng của Trung Quốc. Trong số các nhiệm vụ chính mà Bắc Kinh hướng đến khu vực có liên quan đến cung cấp năng lượng, tiếp cận tài nguyên khoáng sản, tạo hành lang giao thông hiệu quả và an ninh khu vực.

Trong khi đó, Nga không thể cung cấp cho các quốc gia Trung Á khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính, các khoản vay và đầu tư ở mức độ mà Bắc Kinh có thể, song lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với khu vực này ở nhiều khía cạnh khác, nhất là về an ninh và năng lượng. Hiện nay, Trung Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh, cũng như những mâu thuẫn nội bộ và bất ổn xung quanh khu vực.

Trong đó, xung đột giữa Tajikistan – Kyrgyzstan đã làm sụt giảm sự đoàn kết trong nội bộ các nước Trung Á, cản trở nỗ lực của các nước trong việc đối phó với mối đe dọa bên ngoài, như cuộc xung đột Armenia – Azerbaijan và chủ nghĩa khủng bố tại Afghanistan có nguy cơ lan rộng sang các nước Trung Á. Trước thực tế này, các nước Trung Á cần sự hỗ trợ từ Nga dưới vai trò dẫn dắt CSTO để tham gia sâu hơn vào giải quyết các bất ổn an ninh của khu vực Trung Á. Nga và CSTO vẫn chứng tỏ được vai trò quan trọng trong việc giải quyết các bất ổn ở Trung Á. Tháng 1-2022, CSTO đã giúp chính quyền Kazakhstan thiết lập lại trật tự sau các cuộc bạo nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Kazakhstan Tokayev. Điều này cho thấy, Nga vẫn là một nhân tố quan trọng trong việc duy trì hòa bình ở khu vực Trung Á.

Ở lĩnh vực năng lượng, những thách thức chính đối với Kazakhstan và Uzbekistan, cũng như đối với hầu hết các quốc gia Trung Á hiện nay là mức tiêu thụ năng lượng trong nước tăng đáng kể, trong khi cơ sở hạ tầng năng lượng lại xuống cấp nhanh chóng. Minh chứng là cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng xảy ra vào mùa đông năm 2022 – 2023 ở Uzbekistan và Kazakhstan, dẫn sự gián đoạn trong việc cung cấp xăng dầu và điện cho người tiêu dùng.

Mặc dù, không thể phủ nhận những áp lực từ phương Tây khiến lãnh đạo các nước Trung Á có phần thận trọng trong việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Nga do nguy cơ tiềm ẩn từ việc phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt thứ cấp (như việc các nước này từ chối cung cấp thẻ Mir của Nga trong khu vực), song việc tăng cường vai trò của Nga trong lĩnh vực năng lượng ở Trung Á sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà khu vực này đang phải đối mặt:

Thứ nhất, Nga sẽ giúp các nước Trung Á giải quyết nhanh chóng vấn đề thiếu hụt nguồn cung năng lượng và bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế – xã hội trong khu vực.

Thứ hai, sự tham gia của các công ty Nga vào thị trường Trung Á sẽ tạo cơ hội cung cấp một phần thị trường tiêu thụ mới cho khí đốt từ nhiên của Nga.

Thứ ba, Trung Quốc quan tâm đến độ tin cậy và ổn định của nguồn cung cấp hydrocarbon từ Trung Á, cũng như bảo đảm an ninh cho các đường ống khí đốt liên quan. Việc cung cấp khí đốt của Nga cho Uzbekistan và Kazakhstan sẽ cho phép các nước này giải quyết không chỉ vấn đề đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong nước, mà còn duy trì ổn định nguồn cung cấp khí đốt cho Trung Quốc.

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/cac-nuoc-lon-canh-tranh-anh-huong-gay-gat-o-trung-a-post308641.html

Cùng chủ đề

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á “nắm tay nhau” gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Ngày 26/11, Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với Tajikistan, vốn đang phức tạp do các vụ tranh chấp biên giới căng thẳng.

Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Trong chính trị và giao thương quốc tế, các eo biển luôn có vị trí quan trọng. Một số "nút thắt" đặc biệt như Hormuz, Bosphorus, Malacca và Gibraltar... luôn được các quốc gia sở hữu sử dụng như một công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.

“Kho báu 3 loài người” trong hầm đá bí ẩn ở Trung Á

(NLĐO) - Một kho báu khảo cổ vô song vừa được tìm thấy bên bờ suối ở Tajikistan, là nơi 3 loài người khác nhau có thể đã từng chung sống. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình nghệ thuật Mùa Xuân đỏ trình diễn tiên tiến nhất

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Mùa Xuân đỏ” được đầu tư lớn với sân khấu ngoài trời, sử dụng các công nghệ trình diễn ánh sáng tiên tiến nhất. ...

Ít nhất 12 binh sĩ gìn giữ hòa bình thiệt mạng tại Congo

(CLO) Ít nhất 12 binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ), bao gồm 9 binh sĩ Nam Phi và 3 binh sĩ Malawi, đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với phiến quân M23 ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo, theo...

Tổng thống Zelenskyy muốn Ukraine có vai trò trên bàn đàm phán với Nga

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể thực hiện cam kết chấm dứt chiến tranh tại Ukraine, nhưng điều này chỉ khả thi nếu Kiev được tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với Nga. ...

Triều Tiên phóng thử tên lửa lần đầu tiên sau khi ông Trump nhậm chức

(CLO) Triều Tiên vừa phóng thử loạt tên lửa hành trình chiến lược, đánh dấu vụ thử vũ khí đầu tiên kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, theo thông tin từ hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA). ...

Đà Nẵng đóng đường Bạch Đằng nối dài phục vụ phố đi bộ dịp Tết

CLO) Đà Nẵng sẽ cấm các phương tiện vào phố đi bộ Bạch Đằng để phục vụ người dân vui chơi dịp Tết. ...

Bài đọc nhiều

Pakistan cấm vào công viên, sở thú vì ô nhiễm không khí ngày càng nặng

(CLO) Tỉnh Punjab của Pakistan đã cấm vào nhiều không gian công cộng từ ngày 8/11, bao gồm các công viên và sở thú, khi chính quyền tìm cách bảo vệ người dân khỏi tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở một số khu vực thuộc tỉnh phía đông....

Tây Ban Nha điều tra vụ ảnh khỏa thân AI của các thiếu nữ

Một nhóm các bà mẹ ở Almendralejo, vùng Extremadura, cho biết con gái họ đã nhận được những bức ảnh khỏa thân của chính mình. Một trong những bà mẹ, Miriam Al Adib, đã đăng một video về vụ việc này lên tài khoản Instagram...

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Nâng cao nhận thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Khối các cơ quan Trung ương

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới.

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

(Dân trí) - Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu có tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng một thập kỷ, Hải Phòng lần đầu lọt top 5 có GRDP cao nhất. Trong khi đó, Bắc Giang vẫn dẫn đầu nhưng có tín hiệu giảm tốc. Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng tặng quà Tết gia đình chính sách, người lao động tại Thanh Hóa

(NLĐO)- Thăm, tặng quà Tết tại Thanh Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chính quyền quan tâm, thăm hỏi NLĐ làm xuyên Tết trên các công trình trọng điểm ...

Xuyên Tết chỉnh trang trục đường hơn 1.000 tỷ đồng ở Vũng Tàu

Có khoảng 100 nhân sự cùng nhiều xe máy, thiết bị vẫn dàn trải thi công nhiều hạng mục quan trọng tại đường Thuỳ Vân và Bãi Sau phố biển Vũng Tàu. ...

TPHCM bất ngờ đón Tết trong không khí lạnh 20 độ

Không khí lạnh tăng cường khuếch tán, trong khoảng ngày 28-29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), thời tiết TPHCM se lạnh về đêm và sáng sớm, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 20 độ. Sáng nay (26/1, tức 27 tháng Chạp), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc...

Du khách người Nga bị cuốn ra biển khi chơi lướt ván ở Mũi Né

Nam du khách người Nga trong lúc chơi lướt ván ở Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) không may gặp thời tiết xấu nên bị sóng cuốn ra xa. Hôm nay (26/1), Đồn Biên phòng Mũi Né (Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận) cho biết lực lượng chức năng cùng người dân địa phương vừa cứu vớt thành công, đưa du khách người Nga gặp nạn khi lướt ván vào bờ an toàn. Trước đó, vào 21h50 ngày 25/1, Đồn Biên...

Công an TP HCM cảnh báo khẩn trong những ngày Tết

(NLĐO) - Pháo hoa đã trở thành một phần không thể thiếu trong các sự kiện lễ hội, song tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ...

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump

TPO - Ivanka Trump là trưởng nữ cũng là người con xuất sắc nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tính đến hiện tại. Cô không chỉ xinh đẹp, có gu ăn mặc mà còn nổi bật ở nhiều vai trò từ người mẫu, doanh nhân đến cố vấn Nhà Trắng cấp cao. ...

Nghệ sĩ tuổi Tỵ đón xuân Ất Tỵ

(NLĐO) – Năm hết Tết đến, nhà nhà hân hoan đón xuân với những dự tính trong năm 2025. Nghệ sĩ tuổi Tỵ ước mơ điều gì? ...

Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng tiễn biệt năm cũ và đón chào những may mắn của năm mới. Vậy có những điều gì cần kiêng kỵ khi cúng Giao thừa để cả năm sung túc, bình an? ...

Sau bữa cơm cá kho, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Nữ bệnh nhân trú tại TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cấp cứu trong tình trạng khó thở, không nuốt được thức ăn do hóc xương cá.

Mẹo nhỏ ‘đối phó’ thực phẩm giàu chất béo ngày Tết cho người đau dạ dày, thực quản

Những người mắc bệnh lý về dạ dày, thực quản, những thức ăn giàu chất béo ngày Tết trở thành nỗi ám ảnh. Có...

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump