Trang chủChính trịChủ quyềnCác nhà khoa học Việt Nam và quốc tế chung tay giải...

Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế chung tay giải quyết thách thức về an ninh nguồn nước


Diễn ra trong 3 ngày từ 11 đến 13/9, Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nghị sĩ trẻ từ Việt Nam, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi, các vùng khác trên thế giới để chia sẻ kiến thức, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước. Đây là một vấn đề quốc tế rất quan trọng và cần những giải pháp hòa bình dựa trên nền tảng khoa học để cùng giải quyết.

bai-tren-2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu khai mạc Hội thảo (Ảnh: QH)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Trong bối cảnh tác động ngày càng tiêu cực và khó dự báo của Biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước là vấn đề Việt Nam đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật với trên 100 văn bản pháp luật có liên quan đến nước. Tại Kỳ họp thứ Sáu vào tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để điều chỉnh tổng thể về nước. Quốc hội cũng đang yêu cầu các cơ quan rà soát các Luật liên quan để bảo đảm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về an ninh nguồn nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp khác như: công tác quy hoạch, điều tiết nước, chuyển nước lưu vực sông; đầu tư nguồn lực, phát triển hạ tầng bảo đảm an ninh nguồn nước; giải pháp về khoa học và công nghệ trong dự báo, xây dựng vận hành các công trình tích nước, trữ nước, chuyển nước; tuần hoàn nước, sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả; bổ cập nguồn nước; tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm về quản lý an ninh nguồn nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Quốc Hải nêu rõ, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực đề xuất các hoạt động và tham gia các sáng kiến toàn cầu của IPU. Việt Nam đánh giá cao các nỗ lực và sáng kiến của IPU với vai trò là một cơ chế hợp tác liên nghị viện toàn cầu, đã hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam để phát huy vai trò của hợp tác nghị viện nhằm chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu.

Đặc biệt, cuối tuần này, Quốc hội Việt Nam và IPU sẽ tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội. Đây sẽ là sự kiện có ý nghĩa quan trọng thu hút sự tham gia và đóng góp của các Nghị sĩ trẻ trên toàn thế giới cho việc thực hiện Chương trình nghị sự toàn cầu vì phát triển bền vững đến năm 2030.

110920231036-0911ndh-1-.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo (Ảnh: QH)

Trong khuôn khổ Hội thảo này, với mong muốn hợp tác cùng cộng đồng khu vực và quốc tế bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, giảm bất đồng về khai thác và sử dụng bền vững nước, xây dựng hòa bình thông qua hợp tác khoa học, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cùng chia sẻ những thách thức đang gặp phải và trao đổi các giải pháp tháo gỡ, các bài học và kinh nghiệm trong thực hiện mục tiêu này.

“Chúng tôi cũng mong muốn các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ cùng nhau thống nhất cam kết các mục tiêu mà chúng ta sẽ thực hiện trong thời gian tới để Chủ đề “An ninh và bất an nguồn nước: Xây dựng hòa bình thông qua khoa học” là nội dung hữu ích cho các quốc gia tham dự; vì sự thịnh vượng của các quốc gia cùng với bảo đảm an ninh nguồn nước; thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu đến năm 2030”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu việc thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa IPU và Trung tâm ICISE. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” đang đối mặt với những thách thức lớn. Tại sự kiện này, các vấn đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước dựa trên các hướng giải quyết từ khoa học để xây dựng hòa bình sẽ được đề cập, phân tích, làm rõ. Sự kiện này cũng góp phần củng cố mối quan hệ giữa cộng đồng khoa học và cộng đồng liên minh nghị viện thế giới nhằm ủng hộ khoa học và hòa bình thế giới.

Theo Giáo sư Trần Thanh Vân, Giám đốc ICISE, Hội thảo lần này là hoạt động chính của chuỗi các hội thảo, hội nghị “Khoa học vì hòa bình” của IPU để hiện thực hóa tầm nhìn về sự thống nhất thông qua khoa học nhằm mục đích chung sống hòa bình và đóng vai trò là nền tảng đối thoại giữa các nghị viện về các chủ đề liên quan đến mục tiêu cốt lõi của IPU. Đây là tầm nhìn và con đường tương lai để có sự phát triển bền vững cho trái đất xanh của chúng ta.

z4682574575199-46492296f30c16faa6654ff4c75e02c9-2057.jpg
Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: QH)

Tại Hội thảo có 9 phiên thảo luận với các chuyên đề chuyên sâu được diễn ra như: Khoa học và chính trị; Các chương trình quan sát Trái đất để giám sát nguồn nước; Thực hành lập pháp điển hình; Ngoại giao đa phương, trong khu vực và song phương về nguồn nước cho các hợp tác xuyên biên giới; Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người đối với an ninh nguồn nước và hòa bình; Đổi mới công nghệ xử lý nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước; Thúc đẩy an ninh nguồn nước thông qua khoa học cộng đồng; Mạng lưới Liên minh Nghị viện về nguồn nước; Ngoại giao khoa học và Khoa học dự đoán.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) công bố ngày 17/10 nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.

Lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng khủy văn quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa trên các khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 5/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%. Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu...

Không để tái diễn cảnh xếp hàng lấy nước; tìm giải pháp đưa nước sạch từ đất liền ra xã đảo

TPO - Sự cố mất nước tại chung cư Ehome S, vấn đề đưa nước sạch từ đất liền ra xã đảo Thạnh An... được đề cập tại chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt” sáng nay, 7/4, tại TPHCM. Sáng 7/4, Hội đồng nhân dân TPHCM phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và Đài Truyền hình...

Đặt hàng nhà khoa học giải quyết thách thức vùng Tây Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với hạn mặn, sạt lở, thiếu nước… Thứ trưởng Trần Hồng Thái mong muốn nhà khoa học nghiên cứu giải quyết cách thách thức trên. Thông điệp được Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái nói tại hội nghị "Định hướng phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030" tổ chức tại TP HCM chiều 8/12....

Nhân rộng các mô hình tái sử dụng nước để bảo vệ môi trường

Điển hình nhất phải kể tới mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau khí canh của HTX Nông sản sạch Minh Khương, huyện Hàm Yên. Tại đây, nước được bơm từ suối vào các bể nuôi cá, dung tích khoảng 30m3/bể, được lắp đặt máy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành, tưởng nhớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây ‘Đời đời nhớ ơn Bác Hồ’

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tuyến đường Lê Duẩn có chiều dài gần 3 km, quy mô 6 làn xe, được khởi công vào tháng 6/2022. Cầu sông Vân có chiều dài 65m, phần xe chạy có...

Bình Định thu hút đầu tư 11 dự án trong tháng đầu năm 2025

Lũy kế từ đầu năm đến nay, Bình Định đã thu hút 11 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 710,6 tỷ đồng. Trong số các dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Định từ đầu năm đến nay, có 10...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 29/1 (mùng 1 Tết), Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. Cùng đi với Chủ tịch...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội

Trong thời khắc cả nước vui mừng chào đón Tết cổ truyền của dân tộc- Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội. ...

Bài đọc nhiều

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Bình Định đấu giá 45 mỏ khai thác khoáng sản

Mục đích của Kế hoạch này nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút...

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần được sử dụng hiệu quả

PV: Xin ông cho biết tình hình hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXDTT trên địa bàn tỉnh thời gian qua?Ông Hồ Đức Hợp: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 84 Giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT. Trong đó, tỉnh cấp 51 Giấy phép, Bộ...

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai mong muốn trong thời gian tới, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của Bộ để tỉnh làm tốt công tác quản lý khoáng sản, góp phần thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển kinh tế...

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn? ...

FTZ – Động lực phát triển Đà Nẵng

(PLVN) - Ngày 26/6/2024 được coi là một ngày đáng nhớ trong giai đoạn phát triển mới của Đà Nẵng, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Nghị quyết 136 có một điều đặc biệt, dành riêng...

Giữ rừng cho con cháu

Đồng bào các dân tộc sinh sống quanh núi Cư H'lăm không bao giờ đụng đến rừng, mà chung tay bảo vệ rừng thiêng ...

Tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đã phá kỷ lục cũ để tăng lên đỉnh cao nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp...

Mới nhất

Giữ rừng cho con cháu