Trang chủNewsKinh tếCác doanh nghiệp nên tìm hướng đi mới để dẫn dắt thị...

Các doanh nghiệp nên tìm hướng đi mới để dẫn dắt thị trường


Sau 20 năm, rất nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào chiến lược phát triển lâu dài, trong đó việc xây dựng thương hiệu, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên trường quốc tế

Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, với mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trải qua hơn 20 năm thực hiện chương trình THQG Việt Nam, có thể thấy những hiệu quả rất rõ rệt của chương trình cả từ góc độ quốc gia và doanh nghiệp. Hơn 20 năm trước, tôi tin rằng rất ít doanh nghiệp Việt Nam hiểu và quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu. Họ đơn thuần tập trung vào sản xuất, gia công và lợi nhuận, hiệu quả ngắn hạn.

Tuy nhiên, sau 20 năm, rất nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào chiến lược phát triển lâu dài, trong đó việc xây dựng thương hiệu, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên trường quốc tế là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính phủ cũng rất quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình này.

Hiệu ứng lan tỏa từ giá trị thương hiệu

Năm 2015, năm đầu tiên được xếp hạng bởi tổ chức định giá thương hiệu toàn cầu Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam ở thứ 47 trên 100 quốc gia. Đến năm 2024, Việt Nam đã tăng 15 bậc lên vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng này. Đối với doanh nghiệp, từ con số 50 doanh nghiệp Việt được Brand Finance xếp hạng trong giai đoạn 2015-2022, đến năm 2023 đã có 100 doanh nghiệp.

Bản chất của thương hiệu là có tính cộng hưởng và lan tỏa. Việc giá trị thương hiệu của 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tăng không chỉ có ý nghĩa với riêng 100 doanh nghiệp đó mà còn giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt khác trên con đường chinh phục các khách hàng quốc tế. Ví dụ khi nói tới một thương hiệu đến từ Nhật Bản, người tiêu dùng tự động sẽ nghĩ sản phẩm tốt, đáng tin cậy mà chưa cần biết đến thương hiệu đó trước đây. Tương tự như vậy, việc giá trị THQG Việt Nam tăng là dấu hiệu tích cực cho thấy các thương hiệu Việt Nam đang ngày càng được đánh giá cao hơn, tạo được thiện cảm nhiều hơn với người tiêu dùng, là nền tảng thuận lợi cho các doanh nghiệp khác tiếp bước ra biển lớn.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được thị trường của họ không chỉ gói gọn ở 100 triệu người trên đất nước này mà có thể là vài tỉ người ngoài biên giới Việt Nam. Rất có thể chúng ta đang có thứ mà họ cần, họ muốn. Nhiệm vụ của doanh nghiệp, của chính phủ là làm thế nào để mấy tỉ người đó biết đến chúng ta, tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam. Thực tế là chúng ta đã và đang chứng kiến các doanh nghiệp ở quy mô, lĩnh vực khác nhau, cố gắng bằng nhiều cách để tiếp cận các khách hàng quốc tế.

Mới đây, Brand Finance đã xếp hạng tập đoàn Viettel ở vị trí thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông năm 2024. Năm ngoái, tổ chức này cũng vinh danh Vinamilk trong top 6 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu. Hai doanh nghiệp này đều tập trung đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài trong những năm qua.

Việc mã VFS của hãng xe Vinfast chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ từ tháng 8/2023 là một ví dụ khác thể hiện khả năng vươn xa của một thương hiệu Việt. Hiệu quả lâu dài sẽ cần thời gian, nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, chính phủ và cả sự ủng hộ của người tiêu dùng trả lời, nhưng tôi đánh giá một cách lạc quan rằng sự kiện này đóng góp vô cùng tích cực cho THQG Việt Nam.

Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ được cổ vũ và truyền cảm hứng rất lớn. Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là chúng ta phải dám nghĩ là chúng ta làm được rồi mới đến câu chuyện làm như thế nào. Tinh thần dân tộc, sự đoàn kết cũng là một yếu tố rất quan trọng khi chúng ta muốn xây dựng THQG.

Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4: Các doanh nghiệp nên tìm hướng đi mới để tạo ra xu hướng, dẫn dắt thị trường- Ảnh 1.

Tiến sĩ Đặng Thảo Quyên, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam

Nâng tầm thương hiệu dựa trên chất lượng, tính đổi mới và bền vững

Bản thân tôi nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam đạt THQG trong 20 năm qua đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Họ cho thấy rằng THQG là một sự bảo chứng cho cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Bằng chứng là ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và tham gia chương trình THQG, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 tăng lên 172 doanh nghiệp đạt giải thưởng này vào năm 2022. Kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG năm 2024 cũng đang diễn ra và tôi tin rằng, số lượng tham gia cũng sẽ rất đông đảo.

Về thành phần, theo quan sát của tôi, giải thưởng không chỉ được trao cho các doanh nghiệp lớn, truyền thống lâu đời, mà đã có cả nhưng doanh nghiệp vừa và tương đối mới trên thị trường được công nhận. Với đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam như hiện nay, hiệu ứng lan tỏa của chương trình tới nhóm doanh nghiệp này là rất cần thiết và ý nghĩa.

Nhìn về phía trước, giá trị của một thương hiệu trước tiên và trên hết phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một điều tôi nhận thấy là các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt còn rất nhiều cơ hội để tiếp tục cải thiện. Tôi rất mong các doanh nghiệp có sự đầu tư đúng đắn, đổi mới liên tục và cam kết lâu dài với những thứ mình muốn bán trên thị trường.

Để làm được điều đó, họ cần thực sự lắng nghe khách hàng, tìm hiểu thị trường và không ngừng tìm cách đổi mới. Không chỉ chạy theo xu hướng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm những hướng đi mới để tạo ra xu hướng, dẫn dắt thị trường, ví dụ sản phẩm xanh, phát triển bền vững, quản trị minh bạch và công bằng, góp phần vào các vấn đề bình đẳng. Tiếp theo đó, tôi khuyến khích các doanh nghiệp Việt tìm cách kể câu chuyện của mình với bản sắc Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

Hiện tại, tôi và các đồng nghiệp tại Đại học RMIT đang triển khai công trình nghiên cứu về THQG nói chung và THQG xanh nói riêng tại Việt Nam. Theo kết quả sơ bộ ban đầu, chúng tôi đánh giá ở tầm vĩ mô, chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan tại Việt Nam đang đi đúng hướng khi nhìn nhận đây là cơ hội cho THQG của Việt Nam. Chúng ta cũng nhìn nhận thấy những nỗ lực để định hướng thị trường, cộng đồng doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về tầm quan trọng của thương hiệu xanh nói riêng cũng như THQG nói chung.

Đối với các doanh nghiệp, phần lớn đã nhận thức được vai trò và ý nghĩa, nhưng thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc. THQG có mối quan hệ mật thiết với thương hiệu của doanh nghiệp, ngành nghề trong quốc gia đó. Vì vậy, trong bối cảnh các cam kết của Việt Nam về kinh tế xanh và bền vững, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Chính phủ có thể đưa ra các lợi ích và ưu đãi thiết thực cho doanh nghiệp nếu họ đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế xanh và bền vững. Việt Nam cũng có thể cân nhắc các yêu cầu “xanh” khi phê duyệt các sản phẩm xuất khẩu. Tiêu chuẩn xanh cho từng ngành cũng cần được đặt ra. Về lâu dài, các chế tài xử lý cũng cần được đặt ra và thực hiện một cách chặt chẽ trong các trường hợp không tuân thủ.

Chúng ta cũng cần có một thông điệp nhất quán và mạnh mẽ, được truyền thông liên tục tới từng người dân để định hình THQG xanh. Tựu chung lại, chúng ta cần sự phối hợp và nỗ lực từ những việc nhỏ nhất của chính phủ, các cơ quan, ban ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân để Việt Nam có thể được nhìn nhận là một thương hiệu xanh và bền vững trong mắt bạn bè quốc tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thời cơ vàng để khẳng định năng lực cạnh tranh công nghệ trên trường quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định như vậy tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2024. Tổng Bí thư yêu cầu "Đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm "lắp ráp - gia công", là bãi rác về công nghệ của thế giới" - Ảnh: M.SƠN Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2024 với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ...

Thủ tướng Nga mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào vùng Viễn Đông

Nhấn mạnh vùng Viễn Đông có nhiều ưu đãi, Thủ tướng Nga Mishustin kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam đến đây trên tinh thần cùng có lợi khi ông gặp hơn 100 doanh nghiệp hai nước ngày 15-1. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu hai nước - Ảnh: ĐOÀN BẮC Sáng 15-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đồng chủ trì...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

(NLĐO) - Sáng 15-1, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI. ...

Lào xem xét chính sách đặc thù, hướng tới khu công nghiệp chung với Việt Nam

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho biết nước này đã xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù cho doanh nghiệp Việt Nam để khuyến khích đầu tư, mong có khu công nghiệp Việt - Lào. Chia sẻ với các đại biểu,...

Hà Lan hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam tăng tốc

Năng lực Việt Nam kết hợp cùng công nghệ Hà Lan hứa hẹn giúp ngành nông nghiệp Việt đạt vị thế mới trên bản đồ nông nghiệp toàn cầu. Nông dân Việt sáng tạo Dù đi đầu về công nghệ công nghiệp, chuyên gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

“Cùng em bước tiếp” nối dài ước mơ học tập của các bạn nhỏ sau đại dịch COVID-19

Chiến dịch “Cùng em bước tiếp” được Saigon Children’s Charity (saigonchildren) chính thức khởi động, nhằm hỗ trợ cho những trẻ em mất người thân do đại dịch COVID-19. ...

Mang sức sống Việt vào bộ quà Tết 2025

Kiên cường, tỏa sáng nỗ lực của người Việt, vững vàng vượt qua khó khăn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - đó là thông điệp các nữ doanh nhân gửi gắm vào bộ quà Tết...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Việt Nam được gọi tên là “người chiến thắng” trong lĩnh vực khuấy đảo toàn cầu

Động thái của các tập đoàn Mỹ đã cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đang tạo nên "cơn sốt lớn" trên thế giới. 'Đại bàng Mỹ' mạnh tay rót vốn Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tích cực rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong năm 2022, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91...

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Tìm hướng phát triển cho ngành nhôm Việt Nam Thông tin cảnh báo sớm, “tài sản” đặc biệt cho phòng vệ thương mại ngành nhôm Tuy nhiên, xét về triển vọng dài hạn, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ rất hứa hẹn nếu các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và đầu tư theo xu hướng “xanh hoá”. Giá nhôm thế giới tăng trở lại từ đáy 3 năm...

USD hồi phục, vàng suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết trên Kitco ở mức 2.059 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm nhẹ khi chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình sẽ leo thang ở...

Cùng chuyên mục

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Bưu điện Việt Nam làm việc đến trưa 29 Tết để trả đơn người nhận

Chậm nhất là đến 12h trưa ngày 28/1 (29 Tết), toàn bộ hàng hóa sẽ được Bưu điện Việt Nam chuyển phát đến tận tay người nhận. Theo Bưu điện Việt Nam, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, sản lượng hàng hóa gửi qua bưu điện tăng 25% so với trước đó. Có thời điểm lên tới hơn 900.000 bưu gửi/ngày. Hàng hóa được gửi trong dịp này chủ yếu là thực phẩm, quần áo, hóa...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo...

Sầu riêng Việt Nam sẽ soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc?

Theo South China Morning Post, sầu riêng Việt Nam và Malaysia đang trong cuộc chạy đua 'khốc liệt' để soán "ngôi vua" của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tờ South China Morning Post đưa tin, sầu riêng từ Việt Nam và Malaysia có thể soán "ngôi vua" của Thái Lan tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đã nhập khẩu sầu riêng với số lượng ‘kỷ lục’ trong năm 2024. ...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Công ty cao su doanh thu 5.000 tỉ đồng có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Đình Khoát - thành viên hội đồng quản trị, giữ chức vụ tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina). ...

Mới nhất