Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCác chuyên gia "hiến kế" nâng cao chất lượng đào tạo nguồn...

Các chuyên gia “hiến kế” nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành lâm nghiệp


Sáng 15/6, Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức gặp mặt lãnh đạo, cựu viên chức, cựu học viên, sinh viên, doanh nghiệp và đối tác hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập nhà trường (1964-2024) đồng thời có những hiến kế giúp công tác đào tạo của trường ngày càng phát triển.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, GS.TS. Phạm Văn Điển – Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường. Theo đó, Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập ngày 19/8/1964. Giai đoạn từ 1964 đến 1984, Trường đặt trụ sở tại khu sơ tán Đông Triều (Quảng Ninh). Giai đoạn này Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực bậc đại học cho ngành Lâm nghiệp, toàn trường có 3 khoa, đào tạo 4 ngành học trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Giai đoạn 1984 đến nay, Trường có trụ sở tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn…

Hiện nay, Trường Đại học Lâm nghiệp cũng đã thành lập 2 phân hiệu tại tỉnh Đồng NaiGia Lai.

Các chuyên gia

GS.TS. Phạm Văn Điển – Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại buổi gặp mặt lãnh đạo, cựu viên chức, cựu học viên, sinh viên, doanh nghiệp và đối tác hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập nhà trường (1964-2024), sáng 15/6. Ảnh: Minh Ngọc

GS.TS. Phạm Văn Điển khẳng định, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Lâm nghiệp luôn giữ vững vị thế đầu ngành về lâm nghiệp. Đến nay, Trường đã đào tạo và cung cấp cho đất nước trên 60.000 kỹ sư và cử nhân, gần 6.500 thạc sĩ, trên 150 tiến sĩ và đào tạo cho nước bạn Lào, Campuchia trên 500 kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ. Khối ngành về nông, lâm nghiệp, tài nguyên và môi trường chiếm lần lượt khoảng 50%, 20%, 60% đối với bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Với triết lý giáo dục “thực tiễn – sáng tạo – trách nhiệm – hiệu quả”, GS.TS. Phạm Văn Điển cho biết, thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục mở rộng “không gian phát triển” cả về hình thức, nội dung và hội nhập.

Theo GS.TS. Phạm Văn Điển, để ôn lại truyền thống, tôn vinh các thành tựu 60 năm xây dựng và phát triển, tri ân và ghi nhận sự đóng góp của các thế hệ người học, viên chức, người lao động của nhà trường; kết nối các thế hệ sinh viên, học viên, đối tác cũng như quảng bá hình ảnh nhà trường với xã hội và bạn bè quốc tế, Trường Đại học Lâm nghiệp sẽ tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày 16/11.

Bên cạnh buỗi lễ kỷ niệm 60 ngày thành lập, Trường cũng sẽ có chuỗi các hoạt động được tổ chức như: Hội trại thanh niên tại Trụ sở chính, các Phân hiệu Đồng Nai và Gia Lai; Triển lãm thành tựu ngành nông nghiệp; Hội thảo quốc tế và gặp mặt cựu giáo chức, sinh viên các Khoa, Viện…

Các chuyên gia

Hiện nay, Trường Đại học Lâm nghiệp đào tạo 6 ngành Tiến sĩ, 12 ngành Thạc sĩ (1 Ngành đào tạo tiếng Anh), 28 Ngành Đại học (1 Ngành đào tạo tiếng Anh) và đào tạo từ xa 5 ngành. Trong ảnh là khuôn viên của Trường Đại học Lâm nghiệp.

Chia sẻ cảm nghĩ tại buổi gặp mặt, nhiều thế hệ giáo viên của nhà trường và cựu các sinh viên, học viên qua nhiều thế hệ không giấu được sự tự hào về ngôi trường với bề dày lịch sử, đã đào tạo ra nhiều cán bộ tài năng, góp phần xây dựng ngành lâm nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung cho nước nhà.

Vinh dự khi là một trong 150 sinh viên được tham dự lễ khai giảng đầu tiên của Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thầy Nguyễn Văn Tự – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp bày tỏ phấn khởi khi được gặp gỡ lại những cựu học viên, sinh viên và thầy, cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp qua các thời kỳ.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, thầy Tự tiếp tục ở lại cống hiến hơn 30 năm sự nghiệp của mình tại Trường Đại học Lâm nghiệp, bởi vậy, bao sự đổi thay, thăng trầm của nhà trường thầy đều thấu hiểu. “60 năm hình thành và phát triển, nhà trường có những thời điểm khác nhau, tuy nhiên ngành lâm nghiệp thời nào cũng sinh ra hào kiệt. Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp từ mái trường này đã làm đến những chức vụ rất cao ở Trung ương, tỉnh, huyện, góp phần vào xây dựng đất nước và của ngành lâm nghiệp”, thầy tự hào nói.

Các chuyên gia

Thầy Nguyễn Văn Tự – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Minh Ngọc

Tuy không phải là cựu sinh viên của Trường Đại học Lâm nghiệp, nhưng Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hứa Đức Nhị cũng bày tỏ sự tự hào khi thời gian ông còn làm Thứ trưởng được giao phụ trách chỉ đạo ngành lâm nghiệp.

Ông Nhị cho biết, chính “cơ duyên” này đã cho ông có “tình yêu” với rừng và cho đến sau này, khi nghỉ chế độ, ông tiếp tục làm việc, cống hiến cho ngành lâm nghiệp với chức vụ Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam.

Theo ông Nhị, để Trường Đại học Lâm nghiệp phát triển bền vững phải có “định hướng nhất định”, xuất phát từ nhu cầu của người học và của xã hội, chứ không nên “chạy theo kinh tế thị trường”. Bên cạnh đó, nhà trường cần có hệ thống tổ chức ngành phù hợp hơn.

Các chuyên gia

Ông Lê Quốc Khánh – Tổng Giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam khẳng định thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác với Đại học Lâm nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Ảnh: Minh Ngọc

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, ông Lê Quốc Khánh – Tổng Giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cho biết rất vui mừng khi được hợp tác với Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam trong hoạt động đào tạo. Đồng thời cho hay, doanh nghiệp sẵn sàng chào đón các sinh viên, học viên của nhà trường đến thực tập cũng như trao các suất học bổng cho sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường.

“Trường Đại học Lâm nghiệp là cơ sở đào tạo đầu ngành của cả nước về lâm nghiệp, bởi vậy, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ nhà trường trong hoạt động đào tạo, ngoài kiến thức được học trong trường các em sinh viên có thể thực tập, trao dồi kiến thức thực tiễn tại môi trường làm việc của Công ty, góp phần giúp các em tự tin, yêu nghề, gắn bó với ngành”, ông Khánh chia sẻ.

Các chuyên gia
Các chuyên gia

Tại buổi gặp mặt, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tặng hoa, trao thư cảm ơn của nhà trường tới các cựu sinh viên, học viên và các doanh nghiệp, đối tác của nhà trường. Ảnh: Minh Ngọc

Trong 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Lâm nghiệp đã xây dựng và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2006 -2020, tầm nhìn đến năm 2030 và được điều chỉnh, bổ sung giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Với những thành tựu đã đạt được, Trường Đại học Lâm nghiệp đã được tặng nhiều danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2009; Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2014, hạng Nhì năm 2004, hạng Ba năm 1994; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1989, hạng Ba năm 1984 và 1996; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2006 cho Cơ sở 2; Cờ Thi đua của Chính phủ năm 2008. Trường cũng được Nhà nước CHDCND Lào tặng: Huân chương Tự do năm 1984; Huân chương Hữu nghị năm 2000. Trường còn được tặng cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 1993; Bộ Quốc phòng năm 2000; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2003, 2007, 2013) và nhiều Bằng khen của các Bộ, Ban, Ngành, các đơn vị hành chính tỉnh, huyện…





Nguồn: https://danviet.vn/cac-chuyen-gia-hien-ke-nang-cao-chat-luong-dao-tao-nguon-nhan-luc-phuc-vu-nganh-lam-nghiep-20240615155045326.htm

Cùng chủ đề

Công bố Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0-5,5%/năm; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030. ...

Câu chuyện “tư duy ngược” và cách biến rừng thành “vàng” của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan

Sáng 9/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị.Xuất...

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, kỳ vọng năm 2025 thu 20 tỷ USD từ xuất khẩu gỗ

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững...

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Mục tiêu nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức,...

Thấy gì sau 5 năm thực hiện Luật Lâm nghiệp?

“Để Luật Lâm nghiệp thực sự phát huy hiệu quả thì cần giải quyết dứt điểm vấn đề đất lâm nghiệp, quy chủ… theo quy định mới của Luật Đất đai; phải có ranh giới cụ thể giữa hồ sơ và thực địa, từ đó mới nâng cao được trách nhiệm của các chủ rừng. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp cần có hướng dẫn cụ thể để chính sách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh đạo tỉnh ngay giữa đồng ruộng. ...

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Hàng dài phương tiện ùn ùn nối đuôi nhau trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Chiều 1/2 (tức mùng 4 Tết), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng hàng nghìn người dân từ khắp các tỉnh thành với đồ đạc lỉnh kỉnh, ùn ùn nối đuôi nhau quay trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. ...

Đây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công ở Yên Bái, dân nói bán là khối người mua

Những năm gần đây, nhận thấy giống lợn đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, anh Súa, nông dân thôn Păng Dê, xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã đăng ký với chính quyền xã để được hỗ trợ nuôi giống lợn đặc sản này theo quy...

Dự báo trúng mùa, nông dân vùng biên giới Long An vui xuân vẫn không quên tất bật với đồng lúa

Đón Tết trong niềm vui trúng vụ, trúng giá so với cùng kỳ, ngay thời điểm này nhiều nông dân vẫn tất bật ra đồng để chăm sóc cây lúa vụ đông xuân tiếp tục đạt thắng lợi. ...

Bài đọc nhiều

Tìm về cội nguồn văn hóa Lào tại Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury 2025

Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury của Lào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18-24/2 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Khách lì xì con gái 500k, tôi nên lì xì cho 2 đứa con của họ bao nhiêu? Người EQ cao ứng xử vừa...

Lì xì ngày Tết thế nào cho khéo, để vừa vui trẻ con, vừa không mất lòng người lớn?. ...

Bất chấp DeepSeek, Zuckerberg thề chi hàng trăm tỷ USD cho AI

DeepSeek gây bất ngờ với mô hình ngôn ngữ lớn chất lượng cao, chi phí thấp. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg vẫn cam kết duy trì chi phí đầu tư 'khủng' cho AI. Thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào hoảng loạn hôm 27/1 sau khi startup DeepSeek của Trung Quốc bất ngờ nổi tiếng nhờ phát triển mô hình ngôn ngữ lớn với chi phí thấp. Cổ phiếu Nvidia giảm 17%, làm “bốc hơi” gần 600 tỷ USD vốn hóa. Tuy...

Người phụ nữ mất tiền rồi được lì xì hơn 150 triệu đồng đêm giao thừa sắp có nhà mới

Bà Hoa chia sẻ tết Ất Tỵ vui nhất đời, gửi lời cảm ơn mọi người đã lì xì giúp bà "đỡ khổ đỡ lo", trong khi công an xã dự định dùng số tiền này xây cho bà căn nhà mới và dành một phần hỗ trợ sinh kế. ...

Cùng chuyên mục

Thiêng liêng ngày Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán là nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam qua bao đời nay, là dịp để cả nhà sum họp, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả. Tết là dịp đoàn viên của những người con xa quê. Tết cũng là dịp bày tỏ sự biết ơn đối với đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên. ...

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 bùng nổ nghệ thuật hoành tráng

(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để tưởng nhớ người Anh hùng áo vải cờ đào của dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm nay, Lễ...

Hào hứng hội thi kéo co làng Hữu Chấp

(CLO) Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp là hoạt động cố kết cộng đồng, tôn vinh sức mạnh đoàn kết trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm. ...

Khi 1 người ngoài 50 tuổi, có “3 người thân không nên xa rời, 3 tiền không nên tiêu, 3 nơi không nên đến”

Để có cuộc sống bình yên, người trung niên cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây. Họ sẽ bảo toàn được cuộc sống an nhàn, hạnh phúc. ...

Tưng bừng hội rước pháo Đồng Kỵ, Bắc Ninh

(Tổ Quốc) - Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Ấy Tỵ), phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ hội Rước pháo Đồng Kỵ Xuân Ất Tỵ 2025, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương. ...

Mới nhất

Đà Nẵng: Quyên góp quất cảnh sau Tết, phủ xanh đất công cộng

Quyên góp cây quất bỏ đi sau Tết Ất Tỵ để phủ xanh các khu đất công cộng, chương trình ý nghĩa vừa được một quận trên địa bàn Đà Nẵng phát động. Ngày 1/2, UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cho biết, Đoàn Thanh niên quận vừa phát động chương trình quyên góp quất cảnh, phủ xanh vườn...

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh...

Dòng xe nối đuôi nhau ở cửa ngõ phía Đông TPHCM chiều mùng 4 Tết

TPO - Chiều mùng 4 Tết (1/2), chưa phải ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, tuy nhiên nhiều người đã sớm trở lại TPHCM. Hàng trăm phương tiện nối đuôi nhau từ phía cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây hướng về nội thành. 01/02/2025 |...

Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một

Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương có chiều dài hơn 52 km, quy mô quy hoạch 6 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, được đầu tư theo phương thức PPP. Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một...

Mới nhất

Sắc mới bản Mông