Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCả thầy lẫn trò đều chới với

Cả thầy lẫn trò đều chới với


Lâu nay, thi cử luôn tác động đến việc dạy học. Song năm nay, khi lứa học sinh (HS) đầu tiên chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vẫn chưa công bố định hướng đề thi, đề thi mẫu khiến giáo viên (GV) luôn trong trạng thái thấp thỏm, bị động.

Năm nay, khi soạn đề cương môn toán lớp 11 phần lượng giác, một GV đặt câu hỏi theo định hướng thi trắc nghiệm, 100% HS trong lớp đều bấm máy tính ra kết quả. Để điều chỉnh câu hỏi theo hướng tự luận như trước đây thì rất rườm rà, mất công sức.

Vấn đề là sách giáo khoa (SGK) lại định hướng các câu đòi hỏi HS phải trả lời bằng tư duy. Do vậy, nếu GV chỉ chăm chăm dạy để thi trắc nghiệm thì HS mất luôn tư duy, chỉ cần bấm máy tính là xong. Ngược lại, GV dạy phát triển tư duy thì các em mất kỹ năng… bấm máy tính – vốn là công cụ đắc lực khi thi trắc nghiệm!

Việc Bộ GD-ĐT công bố tất cả các môn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm (trừ môn văn), dù sự đã rồi cũng khiến GV tâm tư. Thi trắc nghiệm sẽ kéo theo việc HS chỉ cần sử dụng máy tính là đủ. Trong khi đó, trong quá trình dạy học, GV được yêu cầu phải phát triển toàn diện tư duy, năng lực của HS. Thi mà chỉ cần sử dụng máy tính thì tư duy ở đâu? Nếu kết quả thi cử không cao thì gia đình, HS oán trách, GV sẽ lại gánh chịu thêm áp lực.

Đó chỉ là một ví dụ rất nhỏ khi GV thực hiện giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo chương trình mới. Chương trình mới được hiểu là chương trình sẽ giảm kiến thức hàn lâm, tăng cường ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống cho HS. Tuy nhiên, khi triển khai chương trình, lộ trình thay SGK lại chia thành nhiều đợt, mỗi năm thay sách từng lớp ở mỗi cấp học. SGK bị “gãy khúc”, không liền mạch cũng khiến HS chới với.

Có thể lấy ví dụ HS lớp 12 năm nay chỉ học chương trình mới trong 3 năm, từ đó phát sinh những kiến thức mà các em chưa được học do kết cấu SGK không liền mạch. Đơn cử, môn toán lớp 12 yêu cầu kiến thức về hình trụ, hình nón, trong khi kết cấu chương trình mới lại đưa kiến thức phần này xuống lớp 9, song HS khi học lớp 9 lại đang học chương trình cũ, không có phần kiến thức đó! GV lại phải quýnh quáng bổ sung ngay cho HS những kiến thức còn thiếu. Không chỉ môn toán, rất nhiều môn cũng trong tình trạng tương tự.

Với mục tiêu giảm kiến thức hàn lâm nhưng SGK, sách hướng dẫn lại thiết kế không đồng bộ, không thể hiện được mục tiêu chương trình. Các yêu cầu trong từng bài học nhìn qua có vẻ nhẹ nhàng, HS chỉ cần hiểu sơ là được bởi đã cắt đi, lược bớt nhiều câu hỏi, song đó chỉ là cách giảm tải cơ học, không đầy đủ, bao quát. Từ thực tế này, GV phải bổ sung vì nội dung kiến thức đó tuy sách không trình bày nhưng ví dụ lại hỏi khiến HS không hiểu, không có định hướng chung. GV phải bổ sung đủ cách, đủ hình thức với phương châm “dạy thừa còn hơn bỏ sót”.

Bộ GD-ĐT không đưa ra ma trận đề thi thì GV không biết sẽ dạy những gì. Họ chỉ còn biết dạy hết, dạy cho đủ, dạy theo sách hướng dẫn, tham khảo. Như vậy thì không khác nào dạy theo chương trình cũ, kéo HS vào cuộc đua thi cử và do đó, việc giảm tải chương trình vẫn là mục tiêu khó đạt được. 



Nguồn: https://nld.com.vn/ca-thay-lan-tro-deu-choi-voi-196240929205301177.htm

Cùng chủ đề

Học sinh lớp 12 lên kế hoạch ôn tập xuyên tết, vì sao?

Lo ngại siết xét tuyển sớm hay các kỳ thi theo định hướng mới là nguyên nhân khiến một số học sinh lớp 12 quyết ôn tập xuyên tết. ...

Chọn môn thi tốt nghiệp THPT dễ ‘ẵm’ điểm, có tăng cơ hội đỗ đại học?

Lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thế nào để tăng cơ hội đạt điểm cao và trúng tuyển vào đại học bằng việc sử dụng kết quả của kỳ thi này là băn khoăn của nhiều học sinh, phụ huynh thời điểm này. ...

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Giúp học sinh lớp 12 ôn tập thi tốt nghiệp hiệu quả

Học sinh lớp 12 năm học này sẽ dự thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với những thuận lợi và thách thức. ...

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đoàn đại biểu TP HCM dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

(NLĐO) - Lễ dâng cúng diễn ra với nghi thức truyền thống của người dân Nam Bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ...

Ngắm dàn linh vật rắn “đổ bộ” Vũng Tàu

(NLĐO) - Hội hoa xuân Vũng Tàu đã tấp nập người dân, du khách đến chụp ảnh, check-in dù chưa chính thức khai mạc. ...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Đồng Nai công bố quyết định của Thủ tướng về công tác cán bộ

(NLĐO) - Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Xây dựng. ...

Một năm Bitcoin biến động khó ngờ, người chơi “lên voi xuống chó”

(NLĐO) - Nếu so sánh giá Bitcoin hồi đầu năm 2024 với vùng đỉnh lịch sử vào giữa tháng 12-2024, giá trị đồng tiền mã hóa này đã tăng gấp khoảng 2,7 lần. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

Địa chỉ tin cậy cho học sinh vùng Tây Nguyên

Với phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn, những năm qua Trường Cao đẳng Bách khoa (CĐBK) Tây Nguyên đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển toàn diện và vững bước vào đời. ...

Mới nhất

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Gần trọn cuộc đời, ông Hà Hữu Thể (ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội) đã gắn bó với công việc làm tương. Với ông, làm tương không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là cách giữ gìn hồn quê, truyền thống văn hóa của cha ông. ...

Mời thêm HLV Hà Lan, Indonesia quyết vô địch SEA Games, dự Olympic

Sáng 25/1, Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) công bố ông Gerald Vanenburg (60 tuổi) trở thành thành viên ban huấn luyện của đội tuyển quốc gia Indonesia. Với kinh nghiệm dày dặn, cựu tuyển thủ Hà Lan và cựu cầu thủ PSV Eindhoven sẽ dẫn dắt U23 Indonesia.Ngoài ra, ông Gerald Vanenburg sẽ làm việc chặt chẽ...

Những lời chúc Tết bố mẹ chồng hay, ngắn gọn và ý nghĩa nhất

GĐXH - Khoảnh khắc năm mới 2025 sắp tới, hãy gửi tới bố mẹ chồng lời chúc Tết ý nghĩa thay cho những tình cảm tốt đẹp mà bạn muốn gửi gắm. ...

Đoàn đại biểu TP HCM dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

(NLĐO) - Lễ dâng cúng diễn ra với nghi thức truyền thống của người dân Nam Bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế...

Hướng tới lập đỉnh lịch sử

Giá vàng chiều nay 25/01/2025: Thị trường vàng trong nước tiếp tục duy trì mốc cao tiến sát mốc 89 triệu đồng một lượng, cao nhất trong nhiều tuần qua. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 14h ngày 25/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một...

Mới nhất