Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPCả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản...

Cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP

Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; 2.169 HTX NN là chủ thể có các sản phẩm OCOP được công nhận.

Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế nông thôn

Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), tính đến hết tháng 12, cả nước có khoảng 21.700 Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN), trong đó có 14.300 HTX NN hoạt động hiệu quả (đạt 65,6%). Có 101 Liên hiệp HTX NN và 36.000 tổ hợp tác (THT) nông nghiệp. Trong đó có gần 2.500 HTX NN ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; 4.339 HTX tham gia bao tiêu nông sản cho thành viên. 2.169 HTX NN có các sản phẩm OCOP, chiếm 37,9% số chủ thể sản phẩm OCOP được công nhận. Có khoảng 1.200 HTX đã tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Lê Minh Hoan tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP. Ảnh: Tùng Đinh.

Về liên kết sản xuất, tính đến hết năm 2024, cả nước có 2.938 dự án và kế hoạch liên kết theo Nghị định số 98/2018 của Chính phủ được phê duyệt, trong đó có 1.968 dự án và 970 kế hoạch liên kết được các địa phương phê duyệt. Tham gia các dự án, kế hoạch liên kết này có 2.412 HTX, 538 THT, 1.305 DN và 211.545 hộ nông dân.

Đối với khu vực kinh tế trang trại (TT), cả nước có 19.660 trang trại, trong đó 3.308 TT trồng trọt, 12.349 TT chăn nuôi, 133 TT lâm nghiệp, 1.810 TT nuôi thủy sản, 2.060 TT tổng hợp; có 1.034 TT đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, 56 TT tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp, 4.235 TT có liên kết sản xuất và tiêu thụ SP nông nghiệp.

Năm 2024, Cục đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/NĐ-CP đồng thời thúc đẩy các địa phương bảo tồn, phát triển các làng nghề, nghề truyền thống. Hiện cả nước có 36 tỉnh đã ban hành Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, đã công nhận được 216 nghề truyền thống, 657 làng nghề truyền thống, 1.382 làng nghề.

Việc công nhận nghề, làng nghề truyền thống góp phần khôi phục và phát triển được nhiều nghề truyền thống như: Nghề thêu ren, dệt lụa, gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan lá, điêu khắc và phát triển nhanh các nghề mới gắn với quá trình công nghiệp hóa.

Nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách đối với lĩnh vực này. Cục tiếp tục triển khai, phổ biến thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện đã có 28 địa phương ban hành kế hoạch triển khai.

Hơn 600.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề

Tạo tiền đề cho việc đổi mới công tác đào tạo nghề nông nghiệp trong thời kỳ mới, Cục đã tham mưu cho Bộ phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37 ngày 10/7/2024 về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tham gia, phối hợp trình Ban Tuyên giáo ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37;

 

Tham mưu xây dựng Đề án đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nghề đến năm 2030 tích hợp Đề án Đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các địa phương đặc biệt là công tác đào tạo nghề trong các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP

Giai đoạn 2021-2024 đã có trên 600 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp. 

Giai đoạn 2021-2024 đã có trên 600 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp, các địa phương đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho 64 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nông nghiệp (hiện nay có 285 cơ sở đào tạo tham gia vào đào tạo nghề nông nghiệp).

Về tái thiết, ổn định, bố trí dân cư để hạn chế thiệt hại thiên tai, qua 4 năm thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 590 ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã bố trí ổn định cho khoảng 16 nghìn hộ (năm 2024 là 6 nghìn hộ) góp phần ổn định dân cư, hạn chế thiệt hai do thiên tai gây ra, di cư tự do, nâng cao thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.

Riêng về bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư tự do, tình hình dân di cư tự do vẫn tiếp tục diễn ra nhưng đã giảm mạnh so với giai đoạn trước. Đến nay, còn khoảng 16,3 nghìn hộ chưa được bố trí ổn định vào các điểm dân cư theo quy hoạch (tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng).

Sự kiện cơn bão số 3 Yagi, tổng số có 1.013 hộ dân có nhà bị trôi, sập, đổ, vùi lấp hoàn toàn; 8.869 hộ không thể quay về nơi ở cũ do nguy cơ sạt lở cao, cần được tái định cư khẩn cấp. Cục tham mưu cho Bộ NN-PTNT tổ chức 2 đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ chủ trì đến làm việc tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc nhằm bố trí ổn định dân cư và khắc phục sản xuất sau bão. 

Lĩnh vực Cơ điện nông nghiệp, nông thôn, trong năm, Cục đã chủ động tổ chức các hoạt động để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về cơ giới hóa như: Xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về cơ giới hóa; tổ chức các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số về cơ giới hóa; kết nối doanh nghiệp và các hợp tác xã để xây dựng các mô hình dịch vụ cơ giới hóa tại các địa phương…

Nhiệm vụ, kế hoạch 2025, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu cho Bộ trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (dự kiến thời gian trình trong quý II/2025); Nghị định về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp (dự kiến thời gian trình trong năm 2025); Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp; Quyết định sửa đổi bổ sung QĐ số 42 ngày 08/10/2012 và QĐ số 64/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Dự kiến thời gian trình trong tháng 9/2025.

Tham mưu tổ chức các sự kiện lớn của ngành: Hội nghị sơ kết, tổng kết 5 năm triển khai thực hiện các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm sửa đổi bổ sung nôi dung và khắc phục hạn chế; Hội nghị sơ kết 5 năm Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu; Đề án triển khai thực hiện Đề án Phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030; Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTX NN vùng ĐBSCL, giai đoạn 2021-2025;

Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 1/3/2020 về giải pháp ổn định dân di cư tự do và Sơ kết Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022; Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển HTX NN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM; Hội nghị tổng kết, đóng Dự án Khu vực Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh (GIC/GIZ) vùng ĐBSCL với 2 ngành hàng lúa gạo và trái cây (xoài)…

Kiên Trung

nguồn: https://nongnghiep.vn/ca-nuoc-co-hon-2000-hop-tac-xa-nong-nghiep-co-san-pham-dat-ocop-d414690.html

Cùng chủ đề

Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương. “Trợ lực” để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chủ lực Năm 2024, mặc dù đối mặt với một số thách thức như biến động kinh tế - chính trị thế giới có thể ảnh hưởng tiêu cực...

Công khai 1.645 doanh nghiệp và hợp tác xã nộp thừa thuế

(NLĐO) - Phần lớn số thuế doanh nghiệp nộp thừa từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, có đơn vị thừa hơn 2 tỉ đồng. ...

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại và thương mại hóa sản phẩm đã được tỉnh Tiền Giang triển khai tích cực, hiệu quả. Phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) chính thức triển khai trên cả nước từ năm 2018. Tại tỉnh Tiền Giang, Chương trình OCOP được tỉnh chỉ đạo đẩy...

Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sáng 9/3, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP - một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 - đã chính thức khai mạc. Tham dự...

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị, sản phẩm OCOP

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị, sản phẩm OCOP thu hút 60 gian hàng của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành phố trên cả nước tham gia. Tại Festival Nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 (diễn ra từ ngày 6 - 8/3/2025 tại 2 địa điểm chính là thành phố Bạc Liêu và huyện Đông Hải), Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức "Không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Bánh chưng khổng lồ chiêu đãi 2.000 thực khách

Cần Thơ Khoảng 2.000 thực khách đổ về Quảng trường Bình Thủy (TP Cần Thơ) chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh chưng khổng...

Loại bánh tạo trend từ câu nói đùa ‘có muốn ăn dép không’

Không chỉ gây tò mò bởi hình dáng giống hệt đôi dép crocs, món bánh dép crocs này đang trở thành cơn sốt,...

Nông dân lên sóng, nông sản lên đời

QUẢNG NINH Nhờ nền tảng mạng xã hội, người nông dân có thể tiếp cận với nhiều khách hàng, từ đó dễ dàng...

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông ‘kiếm tiền khỏe re’

HẬU GIANG Một nông dân Hậu Giang trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, sự kiên trì, sáng tạo giúp ông nâng...

Bài đọc nhiều

OCOP tăng thu nhập cho người dân Nghĩa Lộ

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng. Những sản phẩm này không chỉ góp phần hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất mà còn từng bước nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Cơ sở sản xuất thịt trâu sấy của gia đình chị Lường Thị Hoàn - thôn Đêu 2, xã...

Quảng Ngãi tăng cường nuôi trồng thủy sản đảm bảo kế hoạch tăng trưởng

Để bảo đảm kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất ổn định, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành chức năng và địa phương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan hướng dẫn tiếp tục xuống giống thủy sản tại những vùng chủ động...

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên địa bàn huyện. Ông La A Chiu, 67 tuổi, thôn Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu là một trong...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng của đồng bào Cơ Tu

(Chinhphu.vn) - Sáng 15/8, tại huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Lễ hội ớt A Riêu lần thứ I năm 2024, nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm nông sản địa phương, đặc biệt là cây ớt A Riêu - sản phẩm OCOP 4 sao đặc trưng của đồng bào Cơ Tu.   Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (giữa) cùng lãnh đạo địa phương giới thiệu, quảng bá...

Cao Bằng đổi thay nhờ OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững tại tỉnh biên giới Cao Bằng. OCOP khẳng định vị trí sản phẩm cho người sản xuất Trước những năm 2020, do nhận thức của nhiều người dân còn hạn chế nên việc triển khai thực hiện chương...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa có sản phẩm OCOP 5 sao thứ 2 đến từ Công ty Lê Gia

Nước mắm Lê Gia là 1 trong 28 sản phẩm vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP Trung ương công nhận đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia đợt này. Sáng ngày, 16/1/2025, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm các sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Hàng nghìn sản phẩm OCOP đổ bộ về phiên chợ Tết Xanh

Phiên chợ Tết Xanh - Quà Việt năm 2025 trưng bày và bày bán hơn 1.000 sản phẩm OCOP 3-5 sao, các đặc sản chỉ dẫn địa lý cùng các sản phẩm nông thôn tiêu biểu từ 49 tỉnh, thành trên cả nước.   Khách hàng tham quan gian hàng bánh chưng và đặc sản các địa phương - Ảnh: HỒNG PHÚC Tin tưởng vào uy tín của phiên chợ Khoảng 8 giờ sáng ngày 23-1 (nhằm 24 tháng chạp âm lịch), chị...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất