Trang chủNewsThời sựCả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân chậm,...

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân chậm, khó đạt mục tiêu


Sáng 30.10, tiếp tục kỳ họp 6 Quốc hội XV, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030″ (gọi tắt là 3 chương trình mục tiêu quốc gia).

Báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó trưởng đoàn giám sát, cho biết đoàn giám sát đã tiến hành giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các chương trình; tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, Chính phủ; sử dụng tối đa kết quả kiểm toán, thanh tra và ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.

Đạt mục tiêu chương trình nông thôn mới là “rất khó khăn”

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân vốn chậm, khó đạt mục tiêu - Ảnh 1.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Với chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, tính đến 30.6, cả nước có 6.022 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. 19 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 5 tỉnh hoàn thành chương trình nông thôn mới).

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cũng cho biết việc triển khai chương trình có nhiều hạn chế. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách T.Ư phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách T.Ư năm 2022 và giai đoạn 2021 – 2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30.6 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

“Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới”, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu và cho biết, để đạt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 của chương trình nông thôn mới là “rất khó khăn”.

Mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo

Về chương trình giảm nghèo, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020. Tỷ lệ này tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao song trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận.

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân vốn chậm, khó đạt mục tiêu - Ảnh 2.

Quốc hội tiến hành giám sát tối cao với việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, tương tự chương trình nông thôn mới, việc phân bổ ngân sách T.Ư thực hiện chương trình giảm nghèo còn chậm. Giải ngân vốn ngân sách T.Ư năm 2022 (đến 31.1) chỉ đạt 35,63% kế hoạch.

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 53% kế hoạch; giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách T.Ư năm 2023 đến tháng 6.2023 đạt 6,53%; giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31.8 đạt 31,9% kế hoạch.

Cạnh đó, tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm.

“Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của chương trình”, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh và cho rằng, phần lớn là do tác động của các chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội, sự tự lực vươn lên của người dân và tác động của các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, an sinh xã hội khác của Nhà nước.

Đời sống đồng bào thực tế vẫn còn nhiều khó khăn

Với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, vốn ngân sách T.Ư đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành. Địa phương phân bổ ngân sách đảm bảo theo tiêu chí, định mức và hướng dẫn của T.Ư.

Tình hình giải ngân năm 2023 đã có tiến bộ, nhất là vốn đầu tư công. Giải ngân vốn đầu tư công T.Ư đến tháng 6 (bao gồm cả vốn 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt 22%, ước đến tháng 9 đạt 52%, nhiều địa phương giải ngân trên 60%.

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân vốn chậm, khó đạt mục tiêu - Ảnh 3.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Hầu A Lềnh tại phiên giám sát của Quốc hội

Hạn chế của chương trình vẫn là việc phân bổ vốn T.Ư chậm, việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân và đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn, đạt kết quả thấp so với các năm trước. Cạnh đó, kết quả giải ngân đạt thấp. Từ năm 2022 đến tháng 6.2023 chỉ giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch cả giai đoạn.

Theo báo cáo, chương trình đến nay đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, trên thực tế, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế – xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng.

“Khả năng đạt mức thu nhập bình quân tăng 2 lần so với 2020, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu về thiếu đất ở, đất sản xuất, quy hoạch dân cư và nhiều chỉ tiêu khác đến năm 2025 ở vùng dân tộc thiểu số theo mục tiêu của chương trình là rất khó khăn”, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Có tình trạng đùn đẩy, né trách nhiệm

Đánh giá nguyên nhân, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, việc lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các nguyên tắc đổi mới của Quốc hội (thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường phân cấp cho địa phương và nhiều yêu cầu khác về đổi mới cơ chế quản lý, nội dung tiếp cận xây dựng chính sách…) nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Cạnh đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

“Có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh và cho biết, sự phối hợp của một số cơ quan, bộ, ngành địa phương chưa chặt chẽ, cách tiếp cận xây dựng các chương trình chưa thực sự phù hợp… cũng là nguyên nhân để 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt được.



Source link

Cùng chủ đề

Đà Nẵng – Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Mùa xuân đến như một bản hòa ca rộn rã, mang theo sức sống mới và những ước mơ vươn xa của thành phố biển Đà Nẵng. Giữa không gian tràn ngập sắc xuân, câu chuyện về tín dụng chính sách xã hội (CSXH) như dòng suối mát lành, tưới mát cho những mầm non hy vọng. Đó không chỉ là câu chuyện về những con số, mà còn là hành trình của lòng nhân ái, sự chung...

Chi bộ Vụ Kế hoạch – Tài chính tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027

Chiều 21/1/2025, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Chi bộ Vụ Kế hoạch - Tài chính (UBDT) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027 nhằm tổng kết nhiệm kỳ 2022 - 2025 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2025 - 2027.Ngày 22/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán...

Đoàn công tác Trung ương thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk

Sáng 21/1, Đoàn công tác lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào DTTS tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Tham gia Đoàn công tác có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr;...

Quảng Bình: Đồng bào Ma Coong, Arem tham gia ‘Xuân Biên phòng

“Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” ở tỉnh Quảng Bình đã diễn ra nhiều hoạt động giúp đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ ở nơi biên giới đón Tết thắm tình quân dân. Việc bàn giao...

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang

Chiều 15/1, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban, ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang. Đoàn gồm 100 đại biểu Người có uy tín, do ông Trương Văn Bảo - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn.Ngày 15/1/2025, tại Nhà văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giúp học sinh bắt nhịp việc học sau tết: Hành trình yêu thương

Việc giúp học sinh quay lại nhịp học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán không chỉ là thử thách của chính các em mà còn là một hành trình cần sự yêu thương, thấu hiểu và đồng hành của cả cha mẹ,...

Ăn giờ nào tốt để phòng tránh bệnh tiểu đường?

Phát hiện mới về khung giờ ăn tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường; Bỏ túi 4 mẹo ăn uống tốt cho tim trong những ngày lễ tết; Tác dụng giúp hạ huyết áp ít người biết của đậu trắng... là những...

Bỏ túi 4 mẹo ăn uống tốt cho tim trong những ngày lễ tết

Dịp tết là thời gian để ăn mừng, ấm áp và đoàn viên, nhưng cũng có thể là thời gian mà sự nuông chiều bản thân dẫn đến căng thẳng và nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn trong kỳ nghỉ. ...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

Hội Luật gia Khánh Hòa đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh

Ông Lê Xuân Thân tái đắc cử Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa Sáng 5/7, Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa tổ chức đại hội Đại biểu Hội Luật gia Khánh Hòa nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự đại hội có ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Trần Đức Long - Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng lãnh đạo hội luật gia tỉnh, đông đảo...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Tổng thống Mỹ tiếp tục ký sắc lệnh hạn chế chuyển đổi giới tính

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu chấm dứt toàn bộ tài trợ và hỗ trợ liên bang đối với các dịch vụ y tế giúp trẻ vị thành niên chuyển đổi giới tính. ...

Thượng tướng Lương Tam Quang giữ chức Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương

Sáng nay (11/6), Đảng uỷ Công an Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Bộ trưởng Lương Tam Quang chân thành cảm ơn...

Cùng chuyên mục

Cảng Cần Giờ động lực mới phát triển kinh tế của TPHCM

“Khi cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đi vào hoạt động sẽ tham gia vào chuỗi trung chuyển, cung ứng toàn cầu và có tác động lớn đến nền kinh tế không chỉ của TPHCM mà còn của cả nước”. Trong buổi gặp gỡ báo chí cuối năm 2024, Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi đặc biệt nhấn mạnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Theo lãnh đạo thành...

Sân bay Tân Sơn Nhất đưa đón hơn 136.000 hành khách trong ngày mùng 3 Tết

Kinhtedothi - Dù chỉ mới bước vào một nửa kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, nhưng vì người dân trở lại TP Hồ Chí Minh sớm đã khiến sân bay Tân Sơn Nhất đông đúc. Theo thống kê, trong ngày 31/1 (tức mùng 3 Tết), lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất đạt hơn 136.000 lượt khách. Theo ghi nhận, từ sáng sớm lượng khách tập trung về sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày Mùng 3 Tết khá đông...

Hố tử thần ‘nuốt chửng’ một xe tải ở Nhật Bản đang mở rộng

(CLO) Chính quyền Nhật Bản đã yêu cầu hàng trăm cư dân gần Tokyo sơ tán sau khi một hố sụt rộng hơn 40 mét xuất hiện tại một ngã tư, cản trở lực lượng cứu hộ tiếp cận một tài xế xe tải lớn tuổi bị mắc kẹt khi chiếc...

Những tủ sách Tiếng Việt trên thế giới

(NLĐO)- Các Tủ sách Tiếng Việt được coi là "nguồn tài nguyên" quý giá trong khuyến khích dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài. ...

Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình phát triển

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ, tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng để đất nước vươn mình phát triển, bước vào kỷ nguyên mới. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề trên, nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ....

Mới nhất

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh thích cho con nghỉ học để đi nghỉ mát cùng gia đình

Bộ trưởng Giáo dục Anh Bridget Phillipson đã cảnh báo các bậc phụ huynh phải đảm bảo con mình đến trường hoặc phải đối mặt với hậu quả, sau khi số lượng gia đình bị phạt vì vi phạm quy định nghỉ học trong học kỳ cao...

Một giò lan rừng quý tộc “khổng lồ” 50 năm tuổi, cao hơn 2m đang gây xôn xao ở Đắk Lắk

Giò lan rừng Nghinh xuân cổ thụ “khổng lồ” khoảng 50 năm tuổi, cao 2,2m, là một tuyệt tác thiên nhiên đầy ấn tượng tại vùng đất Đắk Lắk. Với vẻ...

Dấu ấn của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ái nữ chủ tịch Hồ Hùng Anh

Con gái chủ tịch Hồ Hùng Anh, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ái nữ nhà ông Nguyễn Đăng Quang,... là những cái tên nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2024. Con tỷ phú ngân hàng đứng top 12 người giàu nhất Danh sách giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2024 có sự xuất hiện của hai gương...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào...

Nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ năm 2025

Các trường đại học trên cả nước dự kiến vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trong năm 2025. Năm 2025, Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 2.650 chỉ tiêu, tăng khoảng 150 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trong đó, trường dự kiến vẫn tiếp tục xét tuyển dựa trên...

Mới nhất