Trang chủKinh tếNông nghiệpBứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy


HTX Dịch vụ nông nghiệp Tổng hợp Phú Hưng (huyện Phú Xuyên) về đích sớm trong phần thi thực hành. Ảnh: Ánh Ngọc
HTX Dịch vụ nông nghiệp Tổng hợp Phú Hưng (huyện Phú Xuyên) về đích sớm trong phần thi thực hành. Ảnh: Ánh Ngọc

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh.

Dù sáng nay (ngày 18/2) trời có mưa phùn, song Ban tổ chức và các đội thi đều rất nỗ lực, cố gắng để hội thi diễn ra thành công trọn vẹn. Ảnh: Ánh Ngọc
Dù sáng nay (ngày 18/2) trời có mưa phùn, song Ban tổ chức và các đội thi đều rất nỗ lực, cố gắng để hội thi diễn ra thành công trọn vẹn. Ảnh: Ánh Ngọc

“Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc thắng”
Tham gia hội thi, ông Nguyễn Hùng Cường – Đội trưởng HTX Dịch vụ nông nghiệp Tổng hợp Phú Hưng (huyện Phú Xuyên) chia sẻ: “HTX của chúng tôi sản xuất mỗi vụ từ 15 – 17 vạn khay mạ, với số lượng máy cấy hiện có 11 chiếc công suất lớn (Kubota 6 CMD máy cấy ngồi lái, 6 hàng và 12 tay cấy). Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất mà người nông dân đổi mới tư duy, cách làm trong canh tác nông nghiệp. Đến với hội thi hôm nay, chúng tôi rất hân hoan vì được tìm hiểu thêm về thiết bị máy cấy, mạ khay hiện đại của các DN; học hỏi kinh nghiệm của các đội thi bạn để về áp dụng tại địa phương nhằm nâng diện tích ứng dụng mạ khay, cấy máy”.

Nhiều đội mang tới hội thi máy cấy hiện đại để hoàn thành phần thi với kết quả tốt nhất. Ảnh: Ánh Ngọc 
Nhiều đội mang tới hội thi máy cấy hiện đại để hoàn thành phần thi với kết quả tốt nhất. Ảnh: Ánh Ngọc 

Còn theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh Nguyễn Thị Chinh, ưu điểm mạ khay cấy máy là giảm chi phí công lao động, mật độ cấy thưa, giảm sâu bệnh, lúa trổ tập trung, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn, năng suất bằng hoặc cao hơn 5 – 10% so cấy truyền thống. Bởi thế mà chi phí giảm được 4,1 triệu đồng/ha, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nông dân.
Việc đưa máy móc cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã giải phóng sức lao động, nâng cao giá trị kinh tế và giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và sức khoẻ của người sản xuất là hướng đi đúng đắn, bắt kịp xu hướng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Tại huyện Phú Xuyên, từ nhiều năm nay, địa phương này đã có chính sách vận động, khuyến khích nông dân trên địa bàn canh tác lúa theo mô hình cánh đồng “không dấu chân”. Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết, những năm qua, ngoài nguồn hỗ trợ của TP (50% giá trị máy cấy), ngân sách huyện hỗ trợ 10% giá trị máy cấy, ngân sách xã hỗ trợ thêm 15% trở lên giá trị máy cấy nên lượng máy cấy đã tăng qua các năm.
Riêng giai đoạn từ 2012 đến nay, tổng kinh phí hỗ trợ cho đề án cơ giới hóa trong khâu mạ khay, cấy máy của huyện đạt hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, UBND huyện còn hỗ trợ hộ dân áp dụng phương pháp cấy máy với mức 75.000 – 100.000 đồng/sào. Việc hỗ trợ này đã trở thành nguồn động viên người dân trong sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP Hà Nội quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp TP Hà Nội (Nghị quyết 08), đến nay toàn huyện đã có 80 máy cấy 6 hàng, 100 máy cấy 4 hàng; diện tích cấy bằng máy cấy mạ khay mỗi vụ khoảng 1.500ha.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại và Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa trao giải Đặc biệt cho đội thi HTX Dịch vụ nông nghiệp Tổng hợp Phú Hưng (huyện Phú Xuyên) Ảnh: Ánh Ngọc
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại và Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa trao giải Đặc biệt cho đội thi HTX Dịch vụ nông nghiệp Tổng hợp Phú Hưng (huyện Phú Xuyên) Ảnh: Ánh Ngọc


Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương thông tin, TP Hà Nội xác định tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phấn đấu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất của Hà Nội đạt 100%; khâu thu hoạch đạt trên 90%, khâu gieo cấy tăng 15% (trước năm 2024, khi chưa có Nghị quyết số 08 thì tỷ lệ cơ giới hóa khâu gieo cấy chỉ đạt 3%).
Tiếp tục đưa chính sách vào cuộc sống
Để tạo “cú hích” thúc đẩy cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, năm 2023, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tham mưu UBND TP trình HĐND ban hành Nghị quyết số 08 về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có chính sách hỗ trợ thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.

 

Sau 1 năm triển khai Nghị quyết 08, tỷ lệ cơ giới hoá khâu gieo cấy đã có sự bứt phá ngoạn mục, nâng tỷ lệ cơ giới hoá khâu gieo cấy toàn TP tăng 15% (trong khi trước đó tỷ lệ cơ giới hoá khâu gieo cấy chỉ đạt hơn 3%). Một số huyện tỷ lệ tăng cao như Mỹ Đức tăng 19%; Phú Xuyên tăng 10%, Mê Linh tăng 8%. Nghị quyết 08 đi vào thực tiễn đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân và các HTX. Kết quả đã góp phần làm thay đổi tư duy của người nông dân, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn TP.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại

Năm 2024, tổng kinh phí hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 08 là hơn 16,3 đồng. Theo đó, tổng số máy cấy hỗ trợ cho các tổ chức trên địa bàn TP là 48 máy cấy, với kinh phí hơn 8,5 triệu đồng tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Mê Linh, thị xã Sơn Tây…
Đối với hỗ trợ kinh phí cấy máy, UBND các huyện, thị xã đã triển khai hỗ trợ với diện tích trên 3.000 ha, kinh phí hỗ trợ hơn 5,8 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái trên 1, 2 tỷ đồng với diện tích hơn 5.000 ha.
Riêng huyện Phú Xuyên, để đạt mục tiêu trong năm 2025, huyện có từ 50% trở lên diện tích cấy lúa áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy, sau hội thi huyện tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ HTX liên kết trong cung ứng dịch vụ mạ khay, cấy máy. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu cho người sử dụng máy móc, thiết bị, kỹ thuật sử dụng, sửa chữa máy cấy, dây chuyền gieo mạ.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương và Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên trao giải Nhất 2 đội thi xuất sắc. Ảnh: Ánh Ngọc
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương và Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên trao giải Nhất 2 đội thi xuất sắc. Ảnh: Ánh Ngọc

Huyện Phú Xuyên sẽ phối hợp với các đơn vị, tổ chức để hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật và mô hình sản xuất tiên tiến, góp phần phát triển nông nghiệp hiện đại và bền vững. Huyện cũng kiến nghị TP có chính sách hỗ trợ địa phương thành lập thêm trung tâm sản xuất mạ khay đồng bộ ở tất cả các khâu.

 

Ban tổ chức trao giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích cho các đội thi. Ảnh: Ánh Ngọc 

Với mục tiêu đưa Nghị quyết số 08 đi vào thực tiễn một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả; giúp người nông dân kịp thời nắm bắt, được thụ hưởng những chủ trương, chính sách của T.Ư và TP về phát triển nông nghiệp, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp với các sở ngành, chính quyền địa phương, HTX lập hồ sơ mua sắm máy để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các tổ chức tín dụng hướng dẫn vay vốn ưu đãi để mua sắm máy, thiết bị… nhằm đẩy nhanh tỷ lệ áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.

 

Kết quả chung cuộc, Ban tổ chức đã trao giải Đặc biệt tới HTX Dịch vụ nông nghiệp Tổng hợp Phú Hưng (huyện Phú Xuyên); giải Nhất thuộc về 2 đội: Trung tâm mạ khay huyện Quốc Oai và huyện Thường Tín; giải Nhì cho 3 đội: xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất), HTX Thương Mại, dịch vụ Nông nghiệp Mê Linh (huyện Mê Linh), HTX Đào Thục (huyện Đông Anh); Giải Ba thuộc về 3 đội: HTX tổng hợp NN Phú Quý (huyện Ba Vì), xã Nam Phong (huyện Phú Xuyên), HTX Dịch vụ Nông nghiệp Liên Hà (huyện Đông Anh); Giải Khuyến khích cho 3 đội: HTX Dịch vụ Nông nghiệp Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ), xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hoà), HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bắc Phú (huyện Sóc Sơn).



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-but-pha-ngoan-muc-trong-ung-dung-ma-khay-cay-may.html

Cùng chủ đề

Bộ GTVT ra công điện khẩn dẹp ‘loạn’ biển báo giao thông

Bộ GTVT vừa có công điện yêu cầu các cục, sở GTVT các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh và bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Như VietNamNet đã phản ánh trên một số tuyến quốc lộ, hay tại Thủ đô Hà Nội có tình trạng "loạn" biển báo giao thông. Không ít biển báo treo sau những lùm cây, cột điện; nội...

Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội nói về việc phụ gia đào hầm phun trào lên mặt đất

Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa thông tin về công tác khắc phục hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong ngõ 7 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, Hà Nội. ...

Hà Nội kích hoạt “Tháng tự học ngoại ngữ” năm 2025

NDO - Ngày 20/2, tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kích hoạt "Tháng tự học ngoại ngữ" năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của hơn 7 nghìn thầy, cô giáo và nhiều học sinh ở hơn 500 điểm cầu. Đây là hoạt động quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học...

Tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng vọt, Hà Nội lọt top yêu thích nhất mọi thời đại

Với tài nguyên du lịch phong phú, chính sách thị thực thông thoáng và những thương hiệu nổi bật, Việt Nam ngày càng có sức hút trên bản đồ du lịch thế giới. Theo thống kê, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng 30-40% trong thời gian gần đây. ...

Cuối tháng 2 Hà Nội công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Sở GD-ĐT Hà Nội đang dự thảo kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026, trong đó có phương án môn thi thứ ba lớp 10, trình UBND thành phố. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kịp thời động viên, hỗ trợ đoàn viên lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn

Kinhtedothi-Dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng quà, hỗ trợ 1.000 nữ đoàn viên, người lao động thuộc các cấp Công đoàn TP có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo... Tặng quà, hỗ trợ 1.000 lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động...

Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên và phụ cận

Cụ thể, vị trí: Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính phường Kim Liên, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch: phía Đông Bắc giáp phố Đào Duy Anh; phía Đông có một phần giáp phố Hoàng Tích Trí, một phần giáp ngõ 34 Phương Mai; phía Tây Bắc giáp phố Phạm Ngọc Thạch; phía Tây Nam giáp sông Lừ. Tổng diện tích...

Khánh Hòa công bố bổ nhiệm các lãnh đạo chủ chốt sau sắp xếp

Kinhtedothi - Chiều 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố các quyết định, nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã công bố các quyết định về công tác cán bộ thuộc khối các cơ quan Đảng. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, chỉ định ông Vũ Chí Hiếu, Giám đốc...

Hà Nam công bố các quyết định về công tác cán bộ

Kinhtedothi - Ngày 20/2, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tại hội nghị đã công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm có sở và cơ quan tương đương sở: thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở...

Lãnh đạo tỉnh Bình Phước gặp mặt cơ quan báo chí đầu Xuân Ất Tỵ

Mở đầu buổi gặp mặt, bà Trần Tuyết Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh gửi lời chúc mừng các lãnh đạo cơ quan báo chí, các phóng viên và đội ngũ người làm báo năm mới mạnh khỏe, phấn khởi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, chịu tác động từ các yếu tố bất lợi của tình hình thế giới, khó...

Bài đọc nhiều

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

Những mô hình giá trị kinh tế cao Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ. Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương thông tin, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến...

Ở nơi này của Quảng Ninh nông dân trồng khoai tây giống gì ra loại củ ngon, hễ bán là được giá tốt?

Vụ Đông Xuân 2024-2025 là năm thứ 3 giống khoai tây Atlantic được trồng tại huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) và được bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch. Năm nay, khoai tây Atlantic không chỉ được mùa mà còn được giá, mang lại niềm vui cho nhiều nông dân. ...

Nông thôn mới Quảng Bình, dân nhận tiền tỷ đền bù rồi chi tiêu thế nào mà làng đẹp như phim?

Nhiều vùng nông thôn mới Quảng Bình ven tuyến cao tốc Bắc – Nam đang "thay da đổi thịt, dân đổi đời" với các căn nhà hai tầng, nhà vườn khang trang đẹp như phim nhờ gây dựng từ tiền đền bù giải...

Vịt bầu Phủ Quỳ, con đặc sản thịt thơm ngon, nổi tiếng nhất Nghệ An, nhà nào nuôi bán là trúng lớn

Vịt bầu cổ ngắn hay gọi là vịt bầu Phủ Quỳ nuôi ở xã Châu Thôn, huyện Quế Phong là con đặc sản Nghệ An nổi tiếng. Nay, người dân nuôi vịt đặc sản theo hướng hàng hóa bán với giá cao mà nhà hàng, khách sạn tranh nhau mua, giúp...

Đề xuất xây kè 95 tỷ chống sạt lở, bảo vệ dân khu vực cửa biển Sa Cần

Số tiền đề xuất 95 tỷ đồng sẽ xây dựng tuyến kè dài 1.600m; nạo vét luồng dài 800m...để chống sạt lở và bảo vệ người dân tại khu vực cửa biển Sa Cần, thuộc thôn Tân Hy 1 - Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn. ...

Cùng chuyên mục

Nhà vườn trồng cây cảnh Gia Lai lại chở mai vàng về có cây “khủng” đại gia trả 3 triệu/cây

Sau Tết Ất Tỵ 2025, dịch vụ chăm sóc mai vàng ở Gia Lai lại tất bật vào mùa. Nghề chăm sóc mai sau Tết giúp cho nhiều nhà vườn khoản thu nhập đáng kể, nhưng công sức bỏ ra cũng không ít. ...

Nông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm…

Chương trình nông thôn mới 2021-2025 tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Hơn 78% số xã đạt chuẩn, thu nhập bình quân tăng gần 1,5 lần so với năm 2020. Quang cảnh hội thảo Ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp...

Bayer đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên

Liên kết các sáng kiến của Bayer với chương trình phát triển của chính phủ Việt Nam, đặc biệt đối với các loại cây trồng xuất khẩu chính như gạo, sầu riêng, cà phê..., nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên tiếp tục nhận được những hỗ...

Nhiều khó khăn trong quản lý vật tư nông nghiệp

Vật tư nông nghiệp được bán tràn lan trên mạng xã hội Thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc rõ ràng để sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Tuy nhiên, việc quản lý vật tư nông nghiệp vẫn còn khó khăn, do toàn...

xã Thanh Mỹ đủ điều kiện về đích nông thôn kiểu mẫu

Ngày 20/2, Đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đã kiểm tra thực tế, xem xét hồ sơ đề nghị công nhận xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Báo cáo đoàn thẩm định, Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ Phùng Trọng Dũng cho biết, là xã đồi gò, Thanh Mỹ đang duy trì sản xuất ổn định gần 400ha lúa và các loại hoa màu. Một số diện tích...

Mới nhất

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Mới nhất