Trang chủNewsThời sựBứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng...

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture

img

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 1.

Theo Quỹ VinFuture, với thông điệp “Bứt phá kiên cường”, VinFuture 2024 vinh danh các công trình nghiên cứu và phát minh mang tính đột phá và có tác động sâu rộng, giúp nhân loại kiên cường vượt qua khó khăn và chạm tới những đỉnh cao mới. Như thông lệ, hệ thống giải thưởng VinFuture năm nay gồm 4 hạng mục. Trong đó, giải thưởng chính trị giá hơn 76 tỉ đồng (tương đương 3 triệu USD) là một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu. Ba giải đặc biệt mỗi giải trị giá gần 13 tỉ đồng (tương đương 500.000 USD) được dành cho nhà khoa học nữ, nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới. Như vậy, riêng chi phí cho giải thưởng, số tiền mà quỹ đã chi trả là gần 115 tỉ đồng.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự lễ trao giải thưởng VinFuture 2024, tối 6.12.

Ảnh: Thanh Lâm

Ngay từ khi ra đời, VinFuture đã kỳ vọng sẽ tạo nên một giải thưởng khoa học công nghệ uy tín bậc nhất toàn cầu. Vì thế các công trình được đề cử xét giải trước hết phải xuất sắc. Còn các công trình được trao giải hiển nhiên phải là “xuất sắc của xuất sắc”. GS Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, nói: “Công trình được lựa chọn trao giải thưởng phải là những phát triển trong nghiên cứu khoa học mà chưa ai lường tới, chưa ai có thể dự đoán trước với những tác động mà chúng ta muốn tạo ra trong cuộc sống thực”.

Với mục tiêu này, công chúng không kỳ vọng có công trình của nhà khoa học VN được đoạt giải, bởi thực trạng nền khoa học của chúng ta đang ở mức thấp so với thế giới. Năm ngoái, công trình của GS Võ Tòng Xuân được trao giải ở hạng mục Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, chỉ là một trường hợp hy hữu. Trong khi đó điều kiện nghiên cứu khoa học ở VN hiện nay rất khó khăn, kinh phí cho nghiên cứu khoa học rất thấp. Trong dư luận có nhiều ý kiến cho rằng việc VinFuture chi thưởng lớn cho các tài năng đỉnh cao (vốn có môi trường làm khoa học lý tưởng), còn cái được cho nền khoa học VN khi tỉ phú Phạm Nhật Vượng chi trăm tỉ đồng trao giải thưởng VinFuture chỉ gói gọn trong mấy từ: “truyền cảm hứng”.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 3.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương dự lễ trao giải thưởng VinFuture 2024, tối 6.12.

Ảnh: Thanh Lâm

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 4.
 

Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học, trong đó có những lãnh đạo các trường ĐH, viện nghiên cứu, cho rằng nếu chỉ nhìn vào lễ trao giải thưởng VinFuture thôi thì chưa thể đánh giá hết hiệu quả các hoạt động mà Quỹ VinFuture mang đến cho nền khoa học VN. Trước và sau lễ trao giải, từ ngày 4 đến 7.12, nhiều hội thảo và hoạt động khoa học được tổ chức, không chỉ tại trung tâm hội nghị chính của Vingroup mà còn ở 9 trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Trước đó, từ tháng 4, Quỹ VinFuture còn phối hợp với các trường ĐH, viện nghiên cứu trong nước tổ chức chuỗi hoạt động kết nối InnovaConnect 2024.

Không phủ nhận giá trị quan trọng nhất mà Quỹ VinFuture đã tạo ra được là truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ, đặc biệt là các sinh viên tài năng theo đuổi nghiên cứu khoa học, khi các nhà khoa học hàng đầu thế giới đến VN. Tuy nhiên PGS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhấn mạnh, một tác động rất quan trọng khác là quỹ đã kết nối được khoa học VN với thế giới, giúp giới khoa học VN tiếp cận được những kết quả nghiên cứu mới nhất. PGS Vũ Hải Quân phân tích: “Quỹ VinFuture đã tổ chức hội nghị tại các trường ĐH, mời các nhà khoa học đầu ngành thế giới đến trình bày. Đây là cơ hội cho các nhà khoa học VN được tiếp cận những định hướng nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực được quan tâm nhất hiện nay: năng lượng mới, vật liệu mới, trí tuệ nhân tạo (AI), y học… Hơn nữa, khi các nhà khoa học thế giới đến VN, họ được tiếp xúc với nhà khoa học và sinh viên VN thì sẽ hiểu nền khoa học công nghệ VN. Nhờ đó, trong tương lai họ sẽ có những hoạt động giúp cho khoa học công nghệ VN”.

PGS Ngô Văn Minh, Trường ĐH Giao thông Vận tải, cũng nhấn mạnh: “Hoạt động kết nối khoa học quy mô mà Quỹ VinFuture tổ chức đang tạo ra làn sóng hứng khởi chưa từng có đối với giảng viên và sinh viên trường. Việc mời được các giáo sư hàng đầu thế giới, trong đó có cả chuyên gia phát triển bộ chỉ số đổi mới sáng tạo quốc tế, đến chia sẻ về trí tuệ nhân tạo – lĩnh vực đang “làm mưa làm gió” toàn cầu – là điều không dễ dàng”.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 5.
 

GS Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, trước lễ trao giải kể, nhà trường đã được đón GS Yann LeCun (Mỹ, một trong 5 chủ nhân giải thưởng chính VinFuture 2024) đến giảng bài. Người tham gia (trực tuyến và trực tiếp) rất đông, gần như có đủ mặt những chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin (IT) trong nước, gồm các nhà khoa học ở các trường ĐH và viện nghiên cứu, cả lãnh đạo các tập đoàn công nghệ VN. “GS LeCun thực sự là một tên tuổi lớn, là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn. Thông thường, để mời được những người như GS LeCun (hay những nhà khoa học khác đã đến Hà Nội dự tuần lễ VinFuture vừa qua) đến VN nói chuyện, giảng bài, thì không một trường ĐH hay viện nghiên cứu nào, kể cả Bộ GD-ĐT hay Bộ KH-CN, làm được”, GS Linh nhận định.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 6.
Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 7.
Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 8.

GS Yann LeCun, một trong 5 chủ nhân giải thưởng chính giải thưởng VinFuture 2024 với sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, ngày 5.12.

Ảnh: Hoài Hương

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 9.

GS Yann LeCun giảng bài giảng đại chúng ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, ngày 5.12.

Ảnh: Hoài Hương

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 10.
 

Vì thế theo GS Vũ Hoàng Linh, giá trị mà Quỹ VinFuture mang lại cho nền khoa học VN là tạo được sự chú ý về mặt chính trị cho khoa học, công nghệ VN. Suốt 4 năm qua, năm nào cũng có lãnh đạo cấp cao (Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng), cùng nhiều lãnh đạo khác trong Chính phủ, dự lễ trao giải. Đặc biệt năm nay còn có sự kiện Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ, giao lưu với các nhà khoa học thế giới dự tuần lễ VinFuture. “Các việc này tác động rất lớn tới các nhà chính trị, những người hoạch định chính sách, đội ngũ lãnh đạo nhà khoa học, giới khoa học, những người nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ…”, GS Vũ Hoàng Linh nói.

Một số tác động khác mà theo GS Vũ Hoàng Linh là khó đong đếm được: “Đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của VN, giới thiệu nền khoa học VN với thế giới. Có thể trình độ phát triển khoa học của chúng ta kém xa rất nhiều so với các nước phát triển, nhưng chúng ta thể hiện được là rất cầu thị, rất mong muốn được hợp tác, được phát triển. Hoặc đơn giản, chẳng hạn sau này trong số các giáo sư đã đến VN nhận được hồ sơ của nghiên cứu sinh VN, rõ ràng họ sẽ à lên chứ không như với nghiên cứu sinh đến từ một xứ sở mà họ chẳng có thông tin gì cả”.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 11.
 

GS Vũ Hoàng Linh nhấn mạnh: “Phải tạo được một không gian để cho các nhà khoa học hàng đầu thế giới đến VN nói chuyện với nhau. Sau đó là cơ hội của chúng ta. Nắm bắt cơ hội thế nào thì phụ thuộc rất lớn vào Chính phủ VN, vào các trường ĐH, viện nghiên cứu, vào chính các nhà khoa học trong nước”.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 12.
 

Thực tế cho thấy một số nhà khoa học, một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu đã chớp lấy cơ hội mà Quỹ VinFuture mang lại. Nhờ sự kết nối của Quỹ VinFuture, GS Kenneth Mei Leung, Hiệu trưởng Trường Năng lượng và môi trường, ĐH Thành Phố ở Hồng Kông (Trung Quốc); và PGS Từ Bình Minh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), đã hợp tác nghiên cứu giám sát các chất gây ô nhiễm nước ở cửa sông thuộc chương trình Giám sát cửa sông toàn cầu (GEM). Trong giai đoạn 1, các nhà khoa học của chương trình đã theo dõi, thu thập mẫu nước từ khoảng 150 cửa sông trên thế giới để giám sát các loại chất thải dược phẩm. VN là một trong những đối tác chính của của chương trình. Dự kiến năm 2025, các nhà khoa học Hồng Kông và VN sẽ cùng nhau công bố một bài báo có tác động lớn dựa theo kết quả của nghiên cứu toàn cầu này.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 13.
Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 14.
Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 15.

Các nhà khoa học trao đổi bên hành lang một cuộc tọa đàm trong tuần lễ VinFuture 2024.

Ảnh: Thanh Lâm

GS Leung cũng đã đại diện Trường Năng lượng và môi trường ký bản ghi nhớ hợp tác với khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Việc mở rộng chương trình GEM tại vùng cửa biển Hà Tĩnh là một trong số nhiều hoạt động hợp tác được nêu trong bản ghi nhớ này, đặc biệt được tài trợ bởi Quỹ VinFuture. Vị chuyên gia này cho rằng các hoạt động của Quỹ VinFuture nói chung, bao gồm InnovaConnect và Giải thưởng VinFuture, là những nỗ lực tuyệt vời trong thúc đẩy phát triển khoa học, hợp tác quốc tế sâu hơn.

Tương tự, thông qua sự thúc đẩy kết nối của Quỹ VinFuture, Viện Thủy lực và nguồn nước, Trường ĐH Kỹ thuật Munich (Đức), đã ký thỏa thuận hợp tác cùng Trường ĐH Thủy lợi, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) với Trường Vật liệu, ĐH Bách khoa Hà Nội… PGS Lê Hải Trung, Trưởng nhóm Mangroves Living Lab, Trường ĐH Thủy lợi, cho biết: “Quỹ VinFuture đóng vai trò như một nền tảng trung gian, kết nối giữa các viện, trường để gia tăng trao đổi ý tưởng, chia sẻ công nghệ, cũng như lĩnh vực quan tâm nghiên cứu giữa các bên; từ đó tìm ra cơ hội để cùng nhau nghiên cứu, và đặc biệt sẽ còn hỗ trợ hợp tác trao đổi, đào tạo thế hệ mới”.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 16.

BKHN: Cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội với hai nhà khoa học hàng đầu thế giới về công nghệ xanh trong một sự kiện khám phá khoa học hồi tháng 11.2023, sự kiện do Quỹ VinFuture tài trợ và kết nối.

Ảnh: Duy Thành.

PGS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cũng chia sẻ, hiện nay tỷ lệ đột quỵ mới mắc ở VN là cao nhất thế giới, với trên 200.000 ca đột quỵ/năm. Đồng thời tỷ lệ tử vong của đột quỵ ở VN hiện nay cũng còn cao, đặc biệt là tỷ lệ tàn tật do đột quỵ. Các nhà khoa học VN muốn đề xuất với Bộ Y tế có một chương trình quốc gia về phòng, chống, quản lý bệnh nhân đột quỵ. Việc vừa rồi có nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về đột quỵ đến VN tham gia tọa đàm chủ đề này trong tuần lễ VinFuture 2024 là cơ hội quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Y tế tham vấn các chuyên gia tìm kiếm giải pháp.

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture- Ảnh 17.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/but-pha-kien-cuong-cua-khoa-hoc-viet-nhin-tu-giai-thuong-vinfuture-185241214203909141.htm

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư: Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đích đến của kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Chiều 19/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn đại biểu kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chào mừng đoàn kiều bào tiêu biểu, đại diện cho gần 1.000 kiều bào từ hơn 40...

Khơi thông nguồn lực cho đất nước vươn mình

Muốn hiện thực hóa khát vọng, mục tiêu đã đề ra, không có con đường nào khác là toàn Đảng, toàn dân, triệu người như một, khơi dậy hào khí dân tộc, tự lực, tự cường, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá để đưa đất nước đi lên. Đó là...

Xuân Quê hương 2025: Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới

Chương trình Xuân Quê hương 2025 chào đón đồng bào xa Tổ quốc về nước vui Tết cổ truyền dân tộc, diễn ra từ ngày 18/1 đến ngày 20/1/2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 Tháng Chạp năm Giáp Thìn). Hằng năm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình “Xuân Quê hương” chào đón đồng...

TPHCM, Đà Nẵng cần dọn tổ thế nào để hút “đại bàng”?

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế sẽ tạo tiền đề đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì sao Việt Nam cần có trung tâm tài chính quốc tế? Chiều 16/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại...

VinFuture chính thức khởi động mùa giải năm 2025

Giải thưởng VinFuture mới đây đã chính thức khởi động mùa giải năm 2025. Theo thông tin được công bố, mùa giải năm nay sẽ nhận đề cử đến 14h00 ngày 17/4/2025 (theo giờ Việt Nam). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh dùng AI tạo thiệp chúc tết

Thay vì phải dùng giấy, bút màu, hồ dán, kéo để làm thiệp chúc mừng năm mới trong dịp Tết Nguyên đán như trước đây, học trò ngày nay thỏa sức sáng tạo thiệp chúc tết chỉ bằng một chiếc điện thoại thông...

3 loại trà thảo mộc người bị tiểu đường nên tránh

Trà thảo mộc có tác dụng giảm viêm, giảm buồn nôn, cải thiện sức khỏe đường ruột và nhiều lợi ích khác. Với người bệnh tiểu đường, không phải loại trà thảo mộc nào cũng có thể uống. ...

Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 ban hành lệnh 'ngừng hoạt động' đối với mọi khoản viện trợ nước ngoài hiện có và tạm dừng viện trợ mới. ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...
01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Cùng chuyên mục

Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay quân sự trục xuất người nhập cư

(CLO) Máy bay C-17 của quân đội Mỹ đã bắt đầu chở những người nhập cư bất hợp pháp bị giam giữ ra khỏi đất nước vào thứ Sáu, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump. ...

Ngày dân tộc tụ về đường số Một

Đất nước có những ngày không thể nào quên. Một trong những ngày không thể quên là ngày 30-4-1975 ...

Hà Nội: Metro chạy xuyên giao thừa, xe buýt phục vụ các ngày dịp Tết

Nếu như các tuyến metro ở Hà Nội chạy xuyên giao thừa thì hệ thống xe buýt cũng phục vụ tất cả các ngày trong dịp Tết. Đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, hai tuyến đường sắt đô thị (Cát Linh- Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội) sẽ chạy xuyên giao thừa.  Việc kéo dài thời gian chạy tàu trong đêm giao thừa nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi...

Giữ nhịp thi công dịp Tết, đảm bảo thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9

Đến nay, dự án Cầu Rạch Miễu 2 đã hoàn thành gần 80%, vượt tiến độ chung hơn 4% so với kế hoạch. Riêng phần cầu chính dây văng Rạch Miễu 2 đang vượt tiến độ 24%. ...

Tiến sĩ tốt nghiệp từ Séc chính thức làm Hiệu trưởng Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

(Dân trí) - PGS.TS Lê Hiếu Giang chính thức được Bộ GD&ĐT công nhận bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Theo thông tin từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, PGS.TS Lê Hiếu Giang chính thức được Bộ GD&ĐT công nhận bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường này.PGS.TS Lê Hiếu Giang sinh năm 1972, từng là cựu sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.Năm 2003, ông tốt nghiệp tiến...

Mới nhất

Nỗi niềm giáo viên mầm non

Dù bị bệnh hiểm nghèo hay chồng mất, làm mẹ đơn thân, nhưng các cô giáo mầm non vẫn nén lại nỗi buồn đau để đều đặn có mặt ở trường...

Hàng chục học sinh uống nhầm hoá chất diệt chuột hiện giờ ra sao?

Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương đang tập trung mọi nguồn lực, tích cực cấp cứu, khẩn trương hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 37 bệnh nhi...

3 loại trà thảo mộc người bị tiểu đường nên tránh

Trà thảo mộc có tác dụng giảm viêm, giảm buồn nôn, cải thiện sức khỏe đường ruột và nhiều lợi ích khác. Với...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Mới nhất

Tết này đi đâu?