Trang chủDestinationsBình ThuậnBước phát triển vượt bậc của công nghiệp năng lượng

Bước phát triển vượt bậc của công nghiệp năng lượng


Tại Tuy Phong, ngành công nghiệp năng lượng đã cho thấy bước phát triển vượt bậc với nhiều dự án quy mô được đầu tư hoàn thành, đưa vào phát điện thương mại hòa lưới điện quốc gia. Qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, từng bước hướng đến trở thành một trung tâm năng lượng lớn của cả nước cũng như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia…

Vươn lên từ vùng đất khó

Trước đây, nói đến Tuy Phong thì hầu hết mọi người nghĩ ngay đến vùng đất có khí hậu vô cùng khắc nghiệt: Thừa nắng gió, ít mưa, thiếu nước… Thế nên thời gian đầu khi tái lập huyện (từ 1/6/1983), huyện địa đầu của tỉnh Bình Thuận gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Ở thời điểm đó, địa phương cũng đối diện với thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, nhất là hệ thống điện hầu như chưa có gì, do vậy ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của huyện nhà.

dien-mat-troi-o-tuy-phong-anh-n.-lan-3-.jpg
dien-gio-o-tuy-phong-anh-n.-lan-1-.jpg
Ngành công nghiệp năng lượng của huyện Tuy Phong ghi nhận sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua (Ảnh: Ngọc Lân).

Nhưng nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành và bằng nỗ lực tự thân, thời gian qua Tuy Phong đã đạt nhiều thành tựu về phát triển ngành công nghiệp năng lượng trên địa bàn huyện. Trong đó có sự kiện đáng nhớ vào đầu năm 1991, công trình kết nối với điện lưới quốc gia qua Trạm trung thế Hòa Minh đã kịp phục vụ thắp sáng cho hơn 45.000 người dân vui đón Tết Nguyên đán Tân Mùi. Và đó cũng là tết đầu tiên của người dân 4 xã – thị trấn là Phan Rí Cửa, Hòa Minh, Chí Công, Liên Hương được sử dụng nguồn điện quốc gia phục vụ sinh hoạt lẫn sản xuất. Những năm sau đó, dòng điện tiếp tục vươn xa và phủ kín tới các địa bàn còn lại trên toàn huyện Tuy Phong. Đến năm 2004, Phan Dũng là xã vùng cao cuối cùng của địa phương chính thức nối lưới, giúp ước mong bao đời của người dân nơi đây được tiếp cận dòng điện mang lại “ánh sáng văn minh” đã thành hiện thực…

Từ vùng đất khó, Tuy Phong đã và đang vươn lên dẫn đầu trong toàn tỉnh về lĩnh vực thu hút đầu tư sản xuất – phân phối điện, hướng tới là một trong những trung tâm năng lượng quốc gia. Đồng thời từng bước biến bất lợi thành tiềm năng, lợi thế nhờ số giờ nắng và lượng gió trong năm tương đối lớn để tập trung phát triển năng lượng tái tạo mà nhất là điện mặt trời, điện gió trên biển (ngoài khơi) cũng như phát triển công nghiệp phụ trợ ngành năng lượng.

Có bước phát triển vượt bậc

Ghi nhận đến nay, toàn huyện có 4 nhà máy nhiệt điện than tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (tổng công suất 4.244 MW), 2 nhà máy điện gió là Phong điện Thuận Bình và Phong điện Bình Thạnh (tổng công suất 80 MW), 9 nhà máy điện mặt trời (tổng công suất 308 MW) đã đi vào hoạt động. Bên cạnh đó còn có 1 nhà máy điện gió trên đất liền là Vĩnh Hảo 6.3 (công suất 70 MW), 4 dự án nhà máy điện gió ngoài khơi (tổng công suất 8.800 MW), 17 dự án điện mặt trời (tổng công suất 1.800 MW) đăng ký khảo sát, nghiên cứu đầu tư…

Trải qua chặng đường 40 năm kể từ khi tái lập huyện, có thể nói ngành công nghiệp năng lượng của Tuy Phong đã có bước phát triển nhanh, nhảy vọt với nhiều dự án năng lượng tái tạo đi vào hoạt động. Nhìn lại kết quả đạt được, bên cạnh tiềm năng và lợi thế trong thu hút đầu tư thì địa phương cũng luôn quan tâm phối hợp tỉnh nhằm đề xuất các vùng có khả năng phát triển dự án điện mặt trời, điện gió ngoài khơi để đưa vào dự thảo quy hoạch. Cùng với đó xúc tiến việc rà soát, góp ý các quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn Bình Thuận và huyện cho phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

Bước vào giai đoạn mới, Tuy Phong hiện đang nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa IX) về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó tiếp tục tăng cường thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế “nắng, gió” của huyện nhà gắn với áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Mặt khác cũng tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án điện gió, điện mặt trời và hệ thống truyền tải điện trên địa bàn Tuy Phong. Nhất là ưu tiên phát triển có chọn lọc ngành công nghiệp năng lượng như: Phát triển điện mặt trời ở những vùng đất khô hạn không sản xuất nông nghiệp được, vùng đồi núi và điện gió trên biển, ngoài khơi…

Tin rằng với định hướng phát triển và quyết tâm thực hiện đem lại hiệu quả xứng tầm tiềm năng, ngành công nghiệp năng lượng của Tuy Phong sẽ khẳng định vai trò “đầu tàu” thúc đẩy kinh tế địa phương vươn nhanh, bền vững trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch

Theo đó, Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong được quy hoạch trên diện tích hơn 1.036 ha. Đây là khu du lịch phát triển các loại hình như du lịch, thương mại, dịch vụ, dân cư…, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực ven biển Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. ...

Lễ hội cầu Ngư, hoạt động tín ngưỡng giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, giữ biển

Đại lễ cầu ngư chính được các làng chài ven biển Việt Nam tổ chức vào mỗi dịp tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội thể hiện niềm tin của những ngư dân vào sự hiển linh của loài cá Ông (cá Voi). Mời cả nhà cùng chiêm ngưỡng Album ảnh "Lễ hội cầu Ngư trên biển" của tác giả Trần Tam Mỹ gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”,...

Lễ hội cầu ngư trên biển

Đại lễ cầu ngư chính được các làng chài ven biển Việt Nam tổ chức vào mỗi dịp tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội thể hiện niềm tin của những ngư dân  vào sự hiển linh của loài cá Ông. Ngư dân vạn chài cho rằng loài cá Voi chính là vị Thần biển cả đã cứu trợ họ, giúp đỡ họ trong những chuyến đi biển đầy nguy hiểm. Lễ hội là nét đẹp văn...

Một thoáng làng chài Cửa Sứt

Từ quốc lộ 1A men theo chân núi Tàu phủ đầy hoa bằng lăng tím về hướng đông với quãng đường không xa lắm, ta bắt gặp làng chài nhỏ có khoảng 90 hộ dân với hơn 500 khẩu nằm bên eo biển nước xanh trong. Người dân làng chài nơi đây sống chủ yếu với nghề đánh bắt cá ven bờ bằng thuyền công suất nhỏ và thuyền thúng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàm Thuận Nam: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

BTO-Ngày 29/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hàm Thuận Nam tổ chức họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp. UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm. Trong đó, có 3 sản phẩm mới là dưa lưới của chủ thể Thanh Tùng Farm ở thôn Phú Sung, xã Hàm Cường;...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Phan Thiết: Công nhận thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

UBND TP. Phan Thiết vừa tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo Phòng Kinh tế đã công bố quyết định công nhận của UBND thành phố về 7 sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao của 3 chủ thể, gồm: Nước mắm lú Bà Hai MS40A và COOP SELECT nước mắm lú - Công ty TNHH...

Đức Linh:Có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

BTO-Huyện Đức Linh vừa công nhận thêm 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện đợt 1 năm 2024. Căn cứ kết quả Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đức Linh vừa tổ chức, có thêm 10 sản phẩm được UBND huyện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024 (đợt 1) gồm có: Gốm sứ gia dụng Tuhu của Công ty TNHH Tuhu; Bánh tráng Đỗ Gia...

Bài đọc nhiều

Thách thức  dưới sức nóng của thời tiết

Kết thúc ly 25 km nữ, là lộ trình diễu hành và thi đấu nam với cự ly 65km cùng điểm xuất phát nhưng chiến thắng ở cự ly này dành cho lứa tuổi 18 - 40 thuộc về cua rơ Nguyễn Thanh Vũ (Cty xây dựng Bảo Thịnh), nhì thuộc về cua rơ Nguyễn Hoàng Sang (CLB xe đạp Khang Thịnh, Bình Thuận), giải ba thuộc về cua rơ Lê Trần Nguyên Tuyển (CLB xe đạp Khang...

Mì ăn liền Việt Nam được nới lỏng quy định xuất khẩu sang EU

Từ ngày 27/6, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Thương vụ Việt Nam tại Bỉ cho...

Gia tăng bệnh lao và lao kháng thuốc

Số bệnh nhân lao, lao kháng thuốc tại Bình Thuận điều tăng. Chi phí điều trị bệnh lao vượt quá thu nhập hàng năm của cả gia đình, một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống cho gia đình người bệnh cũng như xã hội. Nguy cơ bùng phátBáo...

Lễ cầu an “Tả tài phán” ở Sông Lũy

BT- Bắc Bình là huyện có đông đồng bào Hoa, Tày, Nùng sinh sống tập trung ở hai xã Sông Lũy và Hải Ninh. Theo phong tục, tập quán lâu đời của bà con người Hoa, Tày, Nùng, cứ 5 năm bà con luân phiên tổ chức lễ cầu an ở mỗi địa phương...

Cùng chuyên mục

Bắt Nguyễn Thị Chuyền để điều tra hành vi lừa đảo

Ngày 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh đã thi hành lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Thị Chuyền (SN 1990, ngụ thôn 2 xã Đồng Kho, Tánh Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an huyện...

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn, sắp xếp giảm đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm tối đa cấp trung gian bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. ...

Tắm biển, một người bị đuối nước thương tâm

Khoảng 5 giờ 15 phút sáng nay (17/8), ông N.Đ.Đ.N ( SN 1966, trú thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc) trong lúc tắm biển tại khu vực bãi đá Ông địa, thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết thì bị đuối nước. Phát hiện sự việc, người dân đang tắm biển ở đây đã lao ra  cứu đưa nạn nhân lên bờ thực hiện các biện pháp sơ cứu. Tuy nhiên nạn nhân đã tử vong...

Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bình Thuận hiện nay đang gia tăng. Trong đó, số ca tử vong nghi do bệnh này tại La Gi cao nhất tỉnh. Bởi cộng đồng đang tồn tại nhiều trường hợp người lành mang vi rút gây bệnh TCM. Bệnh tay...

Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận bàn giao công trình văn hóa, thể thao

BTO-Sáng 15/8, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi hội Tin Lành Mũi Né khánh thành và bàn giao công trình văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời trong khuôn viên Nhà thờ Tin Lành Mũi Né. Công trình gồm các hạng mục, công cụ, thiết bị hỗ trợ...

Mới nhất

Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đã và đang gấp rút thực hiện thủ tục pháp lý trình cấp có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án Trung tâm giao dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng. Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến...

Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt

Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng...

10 cách kiểm soát calo ngày Tết, ăn nhưng không sợ mập

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo và đường có thể gây ra tình trạng tăng cân không mong muốn, vậy làm sao để kiểm soát calo những ngày Tết? ...

Đường sắt tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Mới nhất