Trang chủChính trịChủ quyềnBước leo thang mới của Trung Quốc

Bước leo thang mới của Trung Quốc

Việc Trung Quốc tự ra luật mới để kiểm soát tàu nước ngoài đi lại trên “lãnh hải của mình” là một bước leo thang mới trong tham vọng độc chiếm biển Đông, vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các nước

Trung Quốc mới đây lại có động thái thách thức dư luận khu vực và quốc tế. Cụ thể là giới chức Trung Quốc ngày 29-8 cho biết sẽ yêu cầu một loạt tàu phải “báo cáo thông tin” khi đi qua khu vực mà Trung Quốc coi là “lãnh hải” của nước này.

Lập lờ “lãnh hải của Trung Quốc”

Việc ra thông báo này liên quan đến Luật An toàn giao thông hàng hải Trung Quốc, được thông qua hồi tháng 4-2021, có hiệu lực từ ngày 1-9-2021.

Trong điều 54 của luật này quy định: “Các phương tiện tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt hóa lỏng và các chất độc hại khác phải báo cáo thông tin chi tiết khi đến lãnh hải Trung Quốc”. Tờ Thời báo Hoàn Cầu nói rằng luật này là “dấu hiệu của những nỗ lực tăng cường nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc”.

Quy định trên là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Theo UNCLOS, lãnh hải được định nghĩa là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý, tính từ đường cơ sở. Tàu thuyền của các quốc gia khác có “quyền đi qua không gây hại” tại lãnh hải.

Bước leo thang mới của Trung Quốc - Ảnh 1.

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Ảnh: MAI THẮNG

Thêm nữa, trong điều 117 của Luật An toàn giao thông hàng hải Trung Quốc cũng không đưa ra giải thích từ ngữ rõ ràng “lãnh hải” của Trung Quốc được quy định như thế nào.

Điều 2 Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc ngày 25-2-1992 quy định: “Lãnh hải của nước CHND Trung Hoa là vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ của Trung Quốc. Và lãnh thổ của CHND Trung Hoa bao gồm đất liền và các đảo ngoài khơi, Đài Loan và các đảo liên quan khác như đảo Điếu Ngư, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo khác thuộc CHND Trung Hoa. Vùng nội thủy của CHND Trung Hoa là vùng nước dọc theo đường cơ sở của lãnh hải về phía đất liền.”

Ông Tô Tử Vân, Giám đốc Phòng Chiến lược và Nguồn lực quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Đài Loan (Trung Quốc), lưu ý Bắc Kinh định nghĩa lãnh hải của mình rộng hơn nhiều so với quy định của UNCLOS. Họ cũng mập mờ nhắc tới tuyên bố quyền tài phán đối với 3 triệu km2 không gian biển, thường được gọi là “lãnh thổ quốc gia xanh” của Trung Quốc. Khu vực này bao gồm: vịnh Bột Hải; một phần lớn của biển Hoàng Hải; biển Hoa Đông và đến tận vùng biển phía Đông của vùng lõm Okinawa, bao gồm các vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp; tất cả vùng nước trong “đường 9 đoạn” ở biển Đông.

Nhiều nước phản ứng mạnh mẽ

Chúng ta còn nhớ Bắc Kinh cũng đã thông qua Luật Hải cảnh sửa đổi vào đầu năm 2021 để trao quyền sử dụng vũ khí cho Hải cảnh Trung Quốc. Việc nước này ra luật mới là một bước leo thang trong tham vọng độc chiếm biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lý nào để có thể hỗ trợ cho tham vọng này. Trung Quốc cũng không thể sử dụng vũ lực để chiếm đoạt biển Đông trong lúc này, bởi có thể gây nên “Chiến tranh thế giới III” và nó sẽ khiến Trung Quốc gặp nhiều bất lợi. Chính vì vậy, Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật mà các nhà nghiên cứu phương Tây gọi là “chiến thuật vùng xám”, tức là dùng các biện pháp đe dọa, cưỡng bức, tấn công khác nhau nhưng không trực tiếp sử dụng hải quân. Trung Quốc biết rõ nếu sử dụng quân đội thì sẽ bị coi là “xâm chiếm bằng vũ lực”, vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và bị cộng đồng quốc tế lên án.

Trong tình thế trên, để tìm lý do cho các “hoạt động vùng xám”, Trung Quốc phải tự đặt ra các quy định trong nội luật của mình. Dĩ nhiên, hành động mang tính leo thang này của Trung Quốc đang vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các nước. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Mỹ vẫn tiến hành các hoạt động tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế; đồng thời nhấn mạnh Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc là “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với sự tự do hàng hải, quyền và lợi ích của các quốc gia khác trên biển.

Úc cũng tuyên bố bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, yêu cầu các nước tuân thủ UNCLOS. Nước này vẫn sẽ tiếp tục quyền tự do hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây đã tuyên bố: “Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc những điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là UNCLOS 1982 – khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển”. 

Các nhà quan sát nói gì?

Một số nhà quan sát quốc tế cho rằng quy định mới của Trung Quốc về việc kiểm soát tàu nước ngoài chắc chắn sẽ không được các quốc gia chấp nhận, như đã từng xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)” trên biển Hoa Đông. Ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), bình luận: “Tôi không chắc luật mới này có hiệu lực thi hành như thế nào – điều mà tôi nhớ lại là những gì đã xảy ra sau khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ. Những bên chịu hậu quả lớn nhất và nhiều nhất có khả năng sẽ không tuân thủ, đặc biệt là Mỹ. Bởi Mỹ coi đó là một ví dụ khác về âm mưu leo thang dần dần của Trung Quốc đối với quyền tài phán trên biển. Chúng ta có thể trông đợi các cường quốc khác ngoài khu vực cũng không đếm xỉa đến nó”.

Ngay cả các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng khó có thể thực hiện được các quy định trong luật này. Thời Ân Hoằng, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trường Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, nói: “Bất kỳ quốc gia nào có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở các vùng biển Đông và Hoa Đông cũng như các nước phương Tây như Mỹ và Anh, vốn bác bỏ hầu hết các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, sẽ không tuân theo quy định này”.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”

Từ thành công của cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” lần 1 năm 2020-2021, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết lần 2 năm 2021-2022 với chủ đề “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”.

Nội dung, phạm vi đề tài:

– Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.

– Phản ánh khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.

– Biểu dương tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền; sự hy sinh, cống hiến của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng… đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.

– Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới…

Thể lệ, yêu cầu:

– Là bài viết thể loại phóng sự, ký sự, ghi chép, bình luận, phản ánh, tường thuật, ghi nhanh…

– Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

– Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử…, tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

– Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo. Ảnh gửi kèm theo bài, không dán ảnh vào bản thảo dự thi.

– Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

Đối tượng tham gia:

Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được tham gia cuộc thi trên.

Thời gian:

– Nhận tác phẩm dự thi từ ngày 28-8-2021 đến hết ngày 15-5-2022. Lễ trao giải dự kiến trong tháng 6-2022.

– Tác phẩm dự thi gửi qua email: [email protected]. Tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác giả, bút danh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng. Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động.

Cơ cấu giải thưởng:

– Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

– Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

– Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

– Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

Bước leo thang mới của Trung Quốc - Ảnh 4.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/buoc-leo-thang-moi-cua-trung-quoc-2021090421081346.htm

Cùng chủ đề

Ưu đãi lãi suất vay mua nhà: Chưa đủ!

Các ngân hàng liên tục tung gói ưu đãi lãi suất vay mua nhà ngay từ đầu năm nhưng giá nhà quá cao đang là rào cản ...

Mỗi cán bộ, công chức thôi việc do sắp xếp được hỗ trợ thêm tối đa 1,1 tỉ đồng

(NLĐO)- Cộng với mức hỗ trợ theo Nghị định 178/2024, mỗi cán bộ, công chức TP HCM khi thôi việc do sắp xếp có thể nhận hỗ trợ tối đa 2,7 tỉ đồng. ...

Nhiều trường đại học dừng xét học bạ

Do việc xét học bạ khi tuyển sinh đại học (ĐH) không có thang đo chung nên nhiều trường dừng xét tuyển theo phương thức này. ...

Chuyến đi đáng nhớ

36 năm trôi qua từ lần chuyển hàng chi viện ra đảo, Trường Sa đang đổi thay từng ngày. ...

F88 ghi nhận 351 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2024

Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) vừa công bố lợi nhuận hợp nhất sau thuế cao nhất kể từ khi công ty được thành lập đến nay ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bất ngờ lãi suất vay mua nhà sau ưu đãi

(NLĐO) - Nhiều ngân hàng tung các gói cho vay mua nhà, lãi suất thấp "khủng" từ 3,99%, 5,5%/năm thời gian đầu. Lãi suất các khoản vay cũ hiện tại cao hơn nhiều. ...

Bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sau khi “tố” hiệu trưởng

(NLĐO) - Cho rằng nữ hiệu trưởng có nhiều vi phạm, 1 thầy giáo đã làm đơn phản ánh lên cấp trên và bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ về mặt Đảng. ...

Xử lý nghiêm vi phạm trong vụ tai nạn khiến 6 người chết tại Sơn La

(NLĐO) - Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Sơn La khiến 6 người chết ...

Năm 2025: Khởi đầu chu kỳ mới của thị trường bất động sản | Thị trường | Tài Chính

Thị trường BĐS Việt Nam năm 2025 dự báo sẽ vào chu kỳ phát triển mới, đầy hứa hẹn và bền vững hơn nhờ trợ lực vững chắc từ việc hoàn thiện khung pháp lý. Niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và các yếu...

Sân khấu Hoàng Thái Thanh: 15 năm “đôi cánh chuồn chuồn” vẫn lung linh

(NLĐO) - Thật nhiều cảm xúc khi xem lại những trích đoạn tuyệt vời của sân khấu Hoàng Thái Thanh nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. ...

Bài đọc nhiều

Ngọn “ánh dương” bất khuất

"Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ, chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn... " (trích "Khúc hát sông quê"). ...

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, tuyên truyền, xua đuổi gần 450 tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam ...

Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cho gần 200 cán bộ, Đảng viên. ...

Cuộc đàm phán tới 2 giờ sáng về biên giới đất liền Việt – Trung

"Chúng tôi nâng cốc chúc mừng mà rưng rưng nước mắt nghĩ tới biết bao hy sinh của đồng bào, chiến sĩ để có được đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc hòa bình hôm nay". Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nhớ lại cảm xúc vào thời điểm Việt Nam - Trung Quốc hoàn thành đàm phán phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền...

Hải quân Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Cùng chuyên mục

Cảnh sát biển ở Phú Quốc bắt vụ vận chuyển hơn 100 tấn phân bón

(NLĐO) – Làm việc với Cảnh sát biển ở Phú Quốc, thuyền trưởng không trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hơn 100 tấn phân bón ...

Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cho gần 200 cán bộ, Đảng viên. ...

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, tuyên truyền, xua đuổi gần 450 tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam ...

Chuyến đi đáng nhớ

36 năm trôi qua từ lần chuyển hàng chi viện ra đảo, Trường Sa đang đổi thay từng ngày. ...

Cảnh sát biển vì một “đảo ngọc” Phú Quốc ngày càng xanh

(NLĐO) – Cảnh sát biển chung tay bảo vệ môi trường biển, vì một “đảo ngọc” Phú Quốc ngày càng xanh, sạch, đẹp và văn minh ...

Mới nhất

Chuẩn bị phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

DNVN - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương cập nhật địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu nhằm chuẩn bị phương án đề xuất Chính...

Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà, SHB tung gói vay lãi suất chỉ từ ãi suất chỉ từ 3,99%/năm

Bám sát chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ có thể mua được nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm nhằm giúp khách...

Tưng bừng lễ hội truyền thống chùa Thánh Chúa Xuân Ất Tỵ 2025

(CLO) Sáng 22/2/2025 (tức 25 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội truyền thống chùa Thánh Chúa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã chính thức diễn ra với nhiều hoạt động văn...

Bất ngờ lãi suất vay mua nhà sau ưu đãi

(NLĐO) - Nhiều ngân hàng tung các gói cho vay mua nhà, lãi suất thấp "khủng" từ 3,99%, 5,5%/năm thời gian đầu. Lãi suất các khoản...

ĐÓN CHÀO KHÁCH HÀNG MỚI – NHẬN NGAY ƯU ĐÃI ĐẾN 2 TRIỆU ĐỒNG

DOJI hân hạnh chào đón những khách hàng mới bằng một món quà đặc biệt thay lời chào rực rỡ. Đây chính là cơ hội tuyệt vời dành cho những quý khách chưa từng mua sắm tại DOJI được khám phá thế giới trang sức tinh tuyển và tận hưởng ưu đãi hấp dẫn ngay từ lần đầu...

Mới nhất