Trang chủNewsThời sựBước đà cho cuộc nâng tầm

Bước đà cho cuộc nâng tầm


Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, nhiều người đánh giá năm 2023 là một năm “kinh tế buồn”, nhưng không vì thế mà các hoạt động thuộc về giá trị tinh thần tại TPHCM trở thành khoảng trống. Năm 2024, các sự kiện văn hóa – giải trí tại TPHCM sẽ tiếp tục nỗ lực định vị vai trò “văn hóa sáng tạo” của TPHCM, từng bước nâng tầm chất lượng, làm động lực cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Nền tảng từ di sản văn hóa

Bên cạnh sự sôi nổi của các hoạt động giải trí đang thu hút khán giả, lĩnh vực di sản văn hóa vốn cần chiều sâu, ít nhiều trầm lắng hơn so với các hoạt động văn hóa nghệ thuật chung, cũng dần thể hiện bản sắc của thành phố qua nhiều sự kiện lần đầu tiên như: Lễ hội sông nước TPHCM; các sản phẩm du lịch tại địa phương nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – lịch sử trên địa bàn mỗi quận, huyện và TP Thủ Đức…

Di sản văn hóa được chú trọng và nhắc đến nhiều hẳn là tín hiệu vui cho cuộc nâng tầm và xây dựng bản sắc thành phố. Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng phát triển văn hóa và đã có nhiều nghị quyết định hướng. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Các hoạt động nghệ thuật – giải trí tại TPHCM cũng bắt đầu chú trọng xây dựng từ nền tảng di sản văn hóa hơn 300 năm hình thành của đô thị. Thống kê tính đến hết năm 2022, thành phố có 185 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 58 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 125 di tích cấp thành phố.

Ngoài ra, thành phố còn có các di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, Lễ hội Nguyên Tiêu, Lễ Khai hạ – Cầu an…, và một số làng nghề như: nghề thổi thủy tinh, thuộc da Phú Thọ (quận 11); chạm khắc gỗ Trung Mỹ Tây (quận 12); đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp); làng mai (quận Thủ Đức)…, góp phần quan trọng làm nên đặc trưng diện mạo của vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa và TPHCM ngày nay.

Định vị sáng tạo từ công nghiệp văn hóa

Trong lộ trình nâng tầm thương hiệu và định vị “văn hóa sáng tạo” của mình, TPHCM cũng là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về việc xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TPHCM đến năm 2030. Từ đề án này đã tạo nền tảng vững chắc để các ngành công nghiệp văn hóa trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh.

Nhìn nhận vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa tại TPHCM, TS Phạm Văn Luân (Trường Đại học Văn hóa TPHCM) bày tỏ: “Công nghiệp văn hóa là một cách tiếp cận sáng tạo và nhất quán khi xây dựng TPHCM trở thành thành phố sáng tạo, mở ra cơ hội tận dụng tối đa nguồn lực quan trọng từ lực lượng nghệ nhân, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, doanh nhân…, khai thác một cách hữu hiệu các cơ sở vật chất, tài sản tinh thần vốn là nguồn lực xã hội đang bị “lãng quên” như: Trường đua Phú Thọ với lịch sử hàng trăm năm danh tiếng nay đang bị bỏ hoang, Làng nghề Một thoáng Việt Nam đang trong tình trạng cầm cự không hoạt động… sẽ được hồi sinh theo tinh thần “sáng tạo truyền thống”.

Chính công nghiệp văn hóa trong môi trường của thành phố sáng tạo, sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực với sức lan tỏa của văn hóa sáng tạo và kết nối với toàn cầu, làm gia tăng hàm lượng khoa học, vốn văn hóa truyền thống của Sài Gòn – TPHCM khai thông và phát triển năng lực thích ứng nhanh nhạy và bền bỉ, lao động sáng tạo của người dân thành phố”.

Kế hoạch tương lai TPHCM với từng bước chứng minh tiềm năng, bản sắc… để gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UNESCO Creative Cities Network – UCCN). Những bước đi không quá vội vàng, khi một số thành phố khác trên cả nước đã gia nhập UCCN, bởi các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hay giải trí đơn thuần tại TPHCM không chỉ đáp ứng nhu cầu thụ hưởng tinh thần của người dân, mà còn là bước đà để thành phố nâng tầm các hoạt động của mình, góp phần quảng bá hình ảnh, con người, bản sắc đô thị hơn 300 năm ra khu vực và vươn tầm quốc tế.

“Di sản văn hóa được bảo tồn, phục vụ phát triển du lịch, tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của TPHCM. Di sản văn hóa ở TPHCM là một nguồn lực quan trọng trong khai thác du lịch, để du khách đến thăm TPHCM thưởng ngoạn, nghiên cứu, trải nghiệm từ các di sản vật thể và phi vật thể, qua đó họ hiểu thêm các giá trị truyền thống của thành phố; đồng thời giúp họ có niềm tin trong việc chọn thành phố làm điểm đến, điểm đầu tư đáng tin cậy”, TS Nguyễn Tri Phương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, phân tích.

HỒNG DƯƠNG





Nguồn

Cùng chủ đề

Tự tin nhạc Việt vươn tầm thế giới

Để nhạc Việt vươn tầm thế giới và công nghiệp văn hóa nước ta phát triển, cần phát huy nét đặt trưng là bản sắc văn hóa dân tộc ...

TP HCM và Anh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(NLĐO)- Việc hợp tác sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo tại TP HCM, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững lâu dài ...

Đông nghịt fan đến tham dự Talkshow “Nhạc Việt vươn tầm thế giới”

(NLĐO) - Talkshow “Nhạc Việt vươn tầm thế giới” do Báo Người Lao Động thực hiện thu hút sự tham gia của đông đảo các fan “Anh trai vượt ngàn chông gai”. ...

Tôn vinh những sáng tạo đậm tính nhân văn

Giải thưởng Sáng tạo TP HCM lần thứ 4-2025 trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật có 9 công trình được trao giải, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất