Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcBức tường cong dài 405 km bí ẩn chạy dọc Mông Cổ

Bức tường cong dài 405 km bí ẩn chạy dọc Mông Cổ


Các nhà nghiên cứu phát hiện bức tường dài 405 km dọc biên giới Mông Cổ – Trung Quốc dường như được xây dựng vội vàng để ngăn quân xâm lược.





Vị trí của vòng cung Mông Cổ (đường màu đỏ). Ảnh: Field Archaeology

Vị trí của vòng cung Mông Cổ (đường màu đỏ). Ảnh: Field Archaeology

Một đoạn của Vạn lý Trường thành Trung Quốc trải dài tới Mông Cổ được phân tích lần đầu tiên, cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra một số suy đoán về lịch sử và chức năng của công trình đồ sộ này. Trải dài hơn 405 km, đoạn tường có biệt danh là “Vòng cung Mông Cổ” do lộ trình uốn cong của nó. Nghiên cứu về bức tường đặc biệt được công bố trên tạp chí Field Archaeology, IFL Science hôm 28/12 đưa tin.

Chạy gần như song song với biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ, rào chắn cổ đại kéo dài từ tỉnh Sukhbaatar tới tỉnh Dornod ở đông bắc Mông Cổ, nơi nhiệt độ thường giảm xuống -25 độ C. Bất chấp quy mô lớn và độ phức tạp, giới nghiên cứu chưa biết chính xác công trình được xây dựng khi nào, ai đã xây nó với mục đích là gì.

Bao gồm một bức tường đất, một đường rãnh và 34 cấu trúc, bức tường và quá trình xây dựng nó được nhắc tới trong vài tài liệu lịch sử từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, dù các nhà nghiên cứu hiện nay chưa thể cung cấp niên đại chuẩn xác hơn. Nhận thấy vòng cung Mông Cổ hầu như không được chú ý trong những văn bản học thuật, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Do Thái Jerusalem ở Israel kết hợp ảnh vệ tinh, bản đồ của Trung Quốc và Liên Xô cùng với quan sát thực địa trực tiếp để phân tích bức tường và cấu trúc kèm theo.

Phát hiện đáng chú ý nhất của họ là vòng cung Mông Cổ chứa nhiều khe hở lớn, chứng tỏ nó được xây vội vã và do đó chưa bao giờ được gia cố đầy đủ. “Một cách giải thích khả thi cho những khe hở, điểm yếu dễ hư tổn trong hệ thống, là vòng cung Mông Cổ được xây gấp rút vào cuối thời nhà Kim như một lớp phòng ngự ngăn quân Mông Cổ xâm lược”, nhóm nghiên cứu cho biết. Dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn về niên đại của bức tường, nhiều khả năng quá trình xây dựng trùng với đợt quân Mông Cổ chinh phạt nhà Kim vào khoảng năm 1.200. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh đây chỉ là giả thuyết.

Một giả thuyết khác mà nhóm nghiên cứu đưa ra là vòng cung Mông Cổ không phải nhằm phục vụ chức năng quân sự mà gắn liền với việc kiểm soát sự đi lại của cư dân và đàn gia súc, có thể liên quan tới thu thuế. Bằng chứng ủng hộ giả thuyết này đến từ thực tế bức tường không phải rào chắn tốt, nhiều trạm gác nằm ở vị trí kém hiệu quả, cung cấp tầm nhìn kém đối với khu vực xung quanh.

Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành khai quật thêm một số cấu trúc liên quan tới vòng cung Mông Cổ để xác định thời điểm xây dựng và công dụng của bức tường.

An Khang (Theo IFL Science)




Source link

Cùng chủ đề

“Quái thú sa mạc” dài 15 m lộ dấu vết ở Mông Cổ

(NLĐO) - Hóa thạch đáng sợ giữa sa mạc Gobi đã tiết lộ một loài quái thú khổng lồ tồn tại 70 triệu năm về trước. ...

Bức tượng lạ giữa đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

(NLĐO) - Nhóm khảo cổ đang nghiên cứu đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho biết họ vừa phát hiện một bức tượng hiếm có. ...

Đám cưới của thương nhân người Mông Cổ ở Phú Quốc đầy sang trọng và ấn tượng

Cặp đôi thương nhân thành công người Mông Cổ đã có buổi tiệc cưới trên du thuyền Nautilus ở TP Phú Quốc (Kiên Giang) đầy sang trọng và ấn tượng, khi hòa mình cùng cảnh sắc núi rừng, biển đảo. Cặp đôi thương nhân người Mông Cổ tổ chức đám cưới trên du thuyền Nautilus ở Phú Quốc - Ảnh: CHÍ CÔNG Chiều 19-12, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, đám cưới thương nhân thành công người Mông Cổ có tên E. Zorigtbaatar và...

Bức Tường tham gia Lễ hội Âm nhạc ASEAN – Ấn Độ 2024

(Dân trí) - Nhận lời mời của Ban tổ chức Lễ hội Âm nhạc ASEAN - Ấn Độ 2024, Bức Tường và Phạm Anh Khoa sẽ bay sang Ấn Độ để tham gia lễ hội ý nghĩa này. Ban nhạc Bức Tường vừa thực hiện liveshow Cơn mưa tháng năm vào ngày 27/10 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, kỷ niệm 29 năm thành lập của ban nhạc.Các ban nhạc, nghệ sĩ sẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

DeepSeek bị tấn công mạng, ngừng cho đăng ký người dùng mới

Gây tiếng vang với mô hình AI giá rẻ, DeepSeek của Trung Quốc ghi nhận nhanh chón làn sóng người dùng mới muốn trải nghiệm sản phẩm "ngon, bổ, rẻ" nhưng vừa hứng chịu cả các cuộc tấn công mạng. Trong thông báo cuối...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý kiến nghị về văn bản pháp luật

Việc ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý kiến nghị về văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị kịp thời và giám sát quá trình tiếp nhận. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ngày 5/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến...

“Quái thú sa mạc” dài 15 m lộ dấu vết ở Mông Cổ

(NLĐO) - Hóa thạch đáng sợ giữa sa mạc Gobi đã tiết lộ một loài quái thú khổng lồ tồn tại 70 triệu năm về trước. ...

Australia cấm sử dụng DeepSeek trên các thiết bị của chính phủ

Bộ Nội vụ Australia ngày 4/2 đã công bố hướng dẫn mới nhất về việc cấm DeepSeek - công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển - trên tất cả các thiết bị của chính phủ do lo ngại vấn đề an ninh. ...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Phát hiện siêu hành tinh nặng gấp 3.752 lần Trái Đất

(NLĐO) - Quanh hai ngôi sao lùn xa xôi, tàu vũ trụ của châu Âu đã tìm thấy một hành tinh vĩ đại và một thứ kỳ dị nửa sao, nửa hành tinh. ...

Công ty Mỹ thông báo làm 100.000 robot hình người

Công ty Figure AI (Mỹ) vừa công bố đã ký hợp đồng với đối tác thương mại lớn thứ hai, đưa giấc mơ robot hình người từ phòng thí nghiệm vào đời sống hằng ngày đến gần hơn bao giờ hết. CEO Brett Adcock...

Toshiba – Thương hiệu được vinh danh nhiều nhất tại Tech Awards 2024

Năm 2024, Toshiba đã được trao tặng danh hiệu 'Sản phẩm tôi yêu' tại Tech Awards với hai dòng sản phẩm đột phá: Tủ lạnh JAPANDi và Máy lọc nước OriginPure. ...

Mới nhất

Đủ cách đối phó với thuế của ông Trump

Giới quan sát nhận định thâm hụt thương mại của Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, khi các doanh nghiệp tranh thủ tích trữ hàng hóa để tránh thuế cao. ...

Đề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học thêm

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Mặt trận triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm

Ngày 7/2, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm 2025, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 10 nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phối hợp thống nhất hành động. ...

Người phụ nữ mắc ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên

NDO - Bệnh nhân 68 tuổi mắc ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên một cách đầy bất ngờ. Đây là một dạng bệnh lý vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca ung thư vú. Bà P.T.Y (Long Biên, Hà Nội) ban đầu tình cờ thấy một vết máu hồng...

Bệnh cúm cần nhập viện khi có các triệu chứng nghiêm trọng

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bao gồm ba nhóm chính: A, B, và C. Bệnh cúm cần nhập viện khi có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao kéo dài trên 3 ngày, khó thở, đau ngực, môi tím tái. Tin mới y tế ngày 7/2: Bệnh cúm cần nhập...

Mới nhất