Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn...

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi ‘quên’ luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn.

Bận rộn đến đâu vẫn giữ bữa cơm gia đình

20 năm qua, vừa lo công việc chuyên môn, vừa lo chăm sóc gia đình và con cái, chuyên gia Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES) cho biết chị chưa bao giờ xem nhẹ bữa cơm gia đình của các con mình. Đang là một người mẹ đơn thân, có 4 người con từ độ tuổi mầm non tới THPT, bao năm qua, bà Quế Chi vẫn duy trì bữa cơm gia đình với các con, ít nhất là một ngày một bữa.

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?- Ảnh 1.

Bà Quế Chi (thứ 3 từ trái qua) luôn coi trọng bữa cơm gia đình. Gia đình bà luôn ngồi lại cùng nhau, ít nhất một bữa trong ngày

“Tôi quan niệm rằng bữa cơm gia đình không chỉ nên được hiểu là tất cả mọi người trong gia đình ngồi xuống cùng nhau ăn cơm trong các bữa chính. Nó nên được hiểu nghĩa mở rộng hơn, là mọi thành viên quây quần ngồi lại cùng nhau, ăn một món ăn nhẹ, cùng uống nước. Mỗi ngày, tôi cố gắng ngồi cùng các con ăn bữa sáng hoặc bữa tối. Hoặc khi xong xuôi hết công việc vào buổi tối, cả nhà tôi ngồi quây quần thưởng thức một món đồ uống, một món trái cây, tôi có thể trò chuyện cởi mở với các con về đủ vấn đề trong cuộc sống, đó luôn là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất với tôi”, bà Quế Chi bộc bạch.

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần, nhân viên y tế trường học, Trường tiểu học Trưng Trắc, quận 11, TP.HCM, cho biết trong mấy chục năm qua, công việc chuyên môn bận bịu đến đâu, vợ chồng ông luôn sắp xếp được thời gian để nấu cơm tối ở nhà, cả gia đình cùng tập trung ăn cơm. Trừ những khi có việc bận đột xuất, ông sẽ báo trước để vợ con biết và không đợi cơm, còn lại mọi người vẫn giữ nếp nhà, cả nhà cùng ăn cơm gia đình, cùng trò chuyện, trao đổi sau một ngày đi làm, đi học vất vả.

“Trong thế hệ hiện nay, lớp trẻ bây giờ, nhiều gia đình thiếu bữa ăn gia đình. Bữa cơm gia đình quan trọng lắm, nơi đó ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ngồi chung với nhau, dùng bữa cơm, từ đó thêm đoàn kết, gắn bó tình gia đình”, bác sĩ Huỳnh Trung Tuần nói.

Học từ bữa cơm mỗi nhà, đâu phải xa xôi nơi đâu

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần cho hay hiện nay nhiều gia đình cho con cái đi học thêm nhiều quá. Nhiều cha, mẹ cũng nói “tôi không có thời gian để nấu nướng cho con cái ăn được”. “Cha mẹ nào cũng có thể sắp xếp thời gian cho con cái mình được hết. Nhưng nhiều cha mẹ bắt con học nhiều quá, mình cứ đưa đón con đi học suốt rồi thì còn thời gian đâu mà nấu cho con nữa. Vậy thì thay vì học 6 buổi một tuần, thì chỉ học 3 buổi thôi, còn lại 3 buổi nấu cho con, cùng dạy con học”, bác sĩ Tuần chia sẻ.

Bác sĩ Tuần cũng cho hay chứng kiến cha, mẹ vất vả với công việc bên ngoài, về nhà lại lo toan trong gian bếp để nấu nướng, con cái sẽ thấu hiểu, để cùng giúp đỡ cha, mẹ dọn cơm, học hỏi cách cha, mẹ nấu nướng. Từ đó, con cái thêm nhớ, thêm yêu những bữa cơm nhà. Cội nguồn là ở đó, những bữa cơm trở thành sợi dây vô hình ràng buộc, gắn kết các thành viên lại với nhau, giáo dục trẻ em nhiều điều bổ ích.

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?- Ảnh 2.

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của bữa cơm gia đình, đối với mọi thế hệ

“Bữa cơm gia đình rất quan trọng cho một đứa trẻ phát triển. Tôi đã nghiệm ra rằng ở gia đình nào mà cha mẹ cứ tối tối ăn cơm với con đều đặn, thì gia đình đó con cái ngoan ngoãn, thành công, học tập tốt. Bởi bữa ăn cùng với ông bà, cha mẹ không chỉ là vấn đề dinh dưỡng mà còn là câu chuyện tinh thần, bữa ăn cho thấy rằng cha mẹ luôn quan tâm tới con. Đứa trẻ ở bất cứ độ tuổi nào, mầm non, tiểu học, THCS hay THPT hay lớn khôn hơn thế thì đều cần mái ấm gia đình, truyền thống gia đình. Trong bữa cơm, ông bà, cha mẹ hỏi con một câu thôi thì còn có giá trị gấp nhiều lần những kiến thức con đọc trong trang sách. Con cái hiểu rằng phía sau lưng con là cả gia đình luôn ủng hộ con, khi có khó khăn con sẽ biết chia sẻ cùng ai”, bác sĩ Tuần trao đổi.

Đồng thời, theo bác sĩ Tuần, về mặt an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, bữa ăn gia đình chắc chắn sẽ yên tâm hơn những bữa ăn con mua tạm, ăn đỡ ngoài đường. Vậy thì tại sao cơm nhà vừa ngon, vừa tốt sức khỏe, lại giàu giá trị tinh thần như vậy mà cha mẹ không cho con ăn, lại cho con ăn ở ngoài, để chạy đua với những lớp học thêm?

Các nước phát triển có coi trọng bữa cơm gia đình?

Nhiều người cho rằng ở những quốc gia phát triển, hiện đại thì bữa cơm gia đình không còn được quan tâm. Thực tế khác hoàn toàn. Chuyên gia Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), cho biết từ thực tế trải nghiệm cuộc sống trong thời gian công tác tại TP.Sydney (Úc) bà nhận thấy người dân ở đây có thời gian làm việc rất rõ ràng, sau 18 giờ là hết đèn, hết giờ làm việc, trở về nhà với gia đình. Đặc biệt, họ không làm việc thứ bảy, chủ nhật mà dành thời gian này cho người thân, bạn bè, mọi người có thể gặp gỡ nhau, đi chơi, ăn uống cùng nhau. Kể cả khi làm việc với đối tác nước ngoài, người dân ở đây cũng tuân thủ nguyên tắc này và mọi người phải tôn trọng. Trừ khi có những thỏa thuận giữa hai bên về thời gian làm việc, tất cả phải rõ ràng, rành mạch từ trước đó.

Bà Chi cũng cho biết, theo tìm hiểu của bà, tại Mỹ, mọi người có thể không ăn chung hàng ngày vì cuộc sống rất hối hả nhưng vào các cuối tuần, mọi người cố gắng để có những bữa ăn chung. Tại Pháp, bữa ăn gia đình thường được kéo dài, mọi người tận hưởng thời gian ngồi bên nhau, ưu tiên khoảnh khắc dành cho người thân. Mọi người thường tập trung nấu nướng, sum họp vào bữa tối. Còn ở Thụy Điển, khoảng thời gian mọi người trong gia đình thường ngồi với nhau là khoảng thời gian uống cà phê, ăn bánh ngọt…

Khổ thân các em học sinh bây giờ quá!

Nhiều bạn đọc bình luận những góc nhìn dưới loạt bài Nhiều học sinh thèm bữa cơm gia đình của Báo Thanh Niên. Phụ huynh Tuan Nguyen chia sẻ: “Học trường không đủ nên phải học thêm, nền giáo dục hiện tại và gia đình đưa các em đến hiện trạng này”.

Bạn đọc Nga Hà Thị chia sẻ: “Tôi không biết các phụ huynh kỳ vọng vào con quá nên ép con học nhiều thì lại đổ tội cho giáo viên dạy thêm. Các con thi khối nào cũng chỉ cần 3 môn là 6 buổi 1 tuần. Vậy các em chỉ học ngoài nhà trường từ 5 giờ đến 7 giờ thế là xong”.

Bạn đọc Nguyen Nhat Nam cảm thán: “Khổ thân các em học sinh bây giờ quá”.

Tài khoản zumykawa1983 bày tỏ: “Chuyện học thêm là do phụ huynh thôi, mình đừng bắt các con học nhiều và gây áp lực cho con. Mình xem con mình yếu môn nào thì cho con học, đừng cho học tràn lan các môn. Nhà mình tuy bận rộn nhưng sáng mình cũng dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho các con, buổi chiều 2 vợ chồng mình tranh thủ về sớm nấu cơm rồi cùng các con ăn chung, mình chỉ cho con học thêm đến 7 giờ tối là ở nhà, nên nhà mình luôn luôn lúc nào cũng ăn chung”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bua-com-gia-dinh-bai-hoc-o-do-sao-phai-chay-don-dao-kiem-tim-185241210194407262.htm

Cùng chủ đề

Để không bị bắt lỗi ‘dạy thêm trá hình’ trong nhà trường

Ngày 21.1, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sơ kết học kỳ 1 năm học 2024-2025 ở bậc trung học trong đó có lưu ý đến các trường về việc thực hiện đúng quy định của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, không...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Dạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo

Bạn đọc Thanh Niên nhận xét từ trước đến nay vẫn chưa có một mô hình chuẩn để quản lý dạy thêm, học thêm sao cho hợp tình hợp lý, phần lớn do việc kiểm tra khâu triển khai các quy định trong...

Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

'Hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm' là một trong những chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), liên...

Phụ huynh lo ngại con nghiện game khi siết việc dạy thêm trong nhà trường

Theo quy định về việc dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, chỉ có 3 đối tượng được học thêm trong nhà trường. Trước quy định này, không ít phụ huynh bày tỏ sự lo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc đẹp mỗi ngày cùng chiếc váy liền duyên dáng

Với sự đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và phong cách, váy liền phù hợp với mọi...

Chương trình văn nghệ – giải trí Tết Nguyên đán 2025

PHIM CHIẾU RẠP (từ mùng 1 Tết Nguyên đán)Bộ tứ báo thủPhim hài do Trấn Thành làm nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn và tham gia đóng cùng Lê Giang, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân. Phim xoay quanh câu chuyện của cặp tình nhân Quốc Anh - Quỳnh Anh (Quốc Anh - Tiểu Vy thủ vai) trước bờ vực đổ vỡ do kẻ thứ ba (Kỳ Duyên đóng) xuất hiện, phải nhờ đến 4 quân sư "báo...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Nguồn gốc số thuốc diệt chuột khiến 32 học sinh nhập viện

Đại diện Phòng GD-ĐT TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) vừa thông tin về diễn biến vụ ngộ độc thuốc diệt chuột khiến 32 học sinh Trường Tiểu học Phú Lâm nhập viện. Sáng 25/1, ông Nguyễn Việt Hải - Phó Trưởng phòng GD-ĐT TP Tuyên Quang thông tin, liên quan vụ 32 em học sinh Trường Tiểu học Phú Lâm bị ngộ độc, đến nay sức khỏe các em đã ổn định, không có trường hợp nguy kịch.  Theo ông...

Học sinh dùng AI tạo thiệp chúc tết

Thay vì phải dùng giấy, bút màu, hồ dán, kéo để làm thiệp chúc mừng năm mới trong dịp Tết Nguyên đán như trước đây, học trò ngày nay thỏa sức sáng tạo thiệp chúc tết chỉ bằng một chiếc điện thoại thông...

Nỗi niềm giáo viên mầm non

Dù bị bệnh hiểm nghèo hay chồng mất, làm mẹ đơn thân, nhưng các cô giáo mầm non vẫn nén lại nỗi buồn đau để đều đặn có mặt ở trường đúng 7 giờ sáng, nở nụ cười thật tươi đón trẻ. ...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Cơ hội việc làm cho sinh viên ở các cường quốc kinh tế thế giới

DNVN - Học bổng Chuyên gia toàn cầu của Trường Đại học FPT được trao cho các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia khi đăng ký học ngành Công nghệ thông tin, bao gồm 100% học phí toàn khóa khi theo học tại trường,...

Mới nhất

Đi ngang trong phiên cuối tuần

Giá heo hơi hôm nay 25/1/2025 ghi nhận đi ngang trên toàn quốc trong phiên cuối tuần. Hiện giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (25/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đi ngang sau một ngày (24/1) giảm...

Sẵn sàng các phương án cấp cứu, điều trị người bệnh

Đến thời điểm này, các bệnh viện đã hoàn tất các phương án cấp cứu và điều trị cho người bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, kể cả tình huống cấp cứu hàng loạt. Lãnh đạo các bệnh viện cũng chuẩn bị những phần quà...

'Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế'

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao...

Thời tiết TPHCM ngày đầu nghỉ Tết ra sao?

TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời tiết TPHCM mát mẻ lúc sáng sớm và đêm, ngày có nắng, nhiệt độ thấp nhất 23-24 độ C, cao nhất 34 độ C. TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu...

Mới nhất