Trang chủDestinationsNam ĐịnhBRICS đang đối trọng với G7 như thế nào?

BRICS đang đối trọng với G7 như thế nào?


Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) sẽ diễn ra vào ngày 22-8 sắp tới tại Johannesburg và sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của nhóm kể từ năm 2019. 





Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tháng 9-2017. 
Ảnh: Sputnik
Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tháng 9-2017. Ảnh: Sputnik

Theo đài Sputnik (Nga), các nhà lãnh đạo BRICS đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh rất được mong đợi tại Nam Phi. Kể từ khi thành lập, BRICS đã trở thành nhóm đại diện cho nguyện vọng của các quốc gia đang phát triển nhằm thách thức quyền bá chủ kinh tế của tập thể phương Tây. Liệu BRICS sẽ làm gì để đạt được mục tiêu này?

Tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg vào tháng 6-2006, bộ trưởng kinh tế các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (BRIC) đã thành lập hiệp hội liên quốc gia để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cuộc họp chính thức đầu tiên của các thành viên BRIC diễn ra bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9-2006. Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của BRIC diễn ra tại Yekaterinburg, Nga tháng 6-2009. Nam Phi gia nhập khối vào tháng 12-2010.

Ngay từ đầu, nhóm các quốc gia BRIC đã đề xuất và vạch ra nhiều mục tiêu chủ yếu liên quan đến kinh tế – từ các cơ hội đầu tư chung, hợp tác kinh tế, đến đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, phát triển toàn cầu, cải cách Liên hợp quốc và đảm bảo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có tiếng nói và đại diện lớn hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế. Thông cáo của hội nghị thượng đỉnh Yekaterinburg tháng 6-2009 đã tóm tắt các mục tiêu và lợi ích của các bên – bao gồm thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia từng bước, chủ động, cởi mở và minh bạch, với mục tiêu không chỉ phục vụ lợi ích chung của các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, mà còn xây dựng thế giới hài hòa với hòa bình lâu dài và thịnh vượng chung.

Chưa đầy một thập kỷ rưỡi kể từ khi thành lập, các quốc gia BRICS đã chứng minh những bước phát triển đáng kể. Cụ thể, năm 2022, BRICS đã vượt qua Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và về sức mua tương đương PPP vào năm 2018. BRICS cũng đã thiết lập các lộ trình và thể chế hợp tác để đảm bảo khả năng chịu áp lực của các thành viên khi bên thứ ba gây tổn hại cho nền kinh tế của họ. Bảy năm nữa, đến năm 2030, các quốc gia BRICS dự kiến sẽ chiếm hơn 50% GDP của thế giới, giúp củng cố hơn nữa vị thế với tư cách là khối kinh tế mạnh nhất trên thế giới.

Không giống như nhiều thể chế kinh tế và chính trị do phương Tây dẫn đầu, BRICS không có trụ sở duy nhất. Thay vào đó, các cơ quan hoạt động của khối trải rộng khắp các quốc gia thành viên. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Mới có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc), Hội đồng Thương mại BRICS đặt tại Johannesburg (Nam Phi), khuôn khổ hỗ trợ tài chính ngắn hạn của Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng có trụ sở tại Moskva (Nga). Các hội nghị cấp cao của nhóm sẽ được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên, củng cố hơn nữa hình ảnh về quan hệ đối tác dựa trên sự bình đẳng trong khối.

Với vốn kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng, nhóm BRICS ngày càng có sức hấp dẫn đối với nhiều quốc gia ở các nước đang phát triển và Nam bán cầu. Algeria, Argentina, Bangladesh, Belarus, Ai Cập, Ethiopia và Iran hiện là những ứng cử viên chính thức của BRICS. Ngoài ra, gần 30 quốc gia khác trên khắp châu Phi, châu Á, Trung Đông và châu Mỹ Latinh – từ Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ đến Afghanistan, Indonesia, Mexico, Venezuela và Saudi Arabia – đã đăng ký gia nhập hoặc bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập khối này.

Không giống như các khối quyền lực địa chính trị của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, các nước BRICS đã nhấn mạnh sự cởi mở, chủ nghĩa thực tế chính là nền tảng cho sự hợp tác giữa các thành viên. Điều này, tình cờ đã cho phép các quốc gia có thể tự coi mình là đối thủ tiềm năng, như Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng vẫn hợp tác hài hòa trong tổ chức bất chấp những bất đồng. Các thành viên của khối có tổng GDP hơn 26 nghìn tỷ USD, chiếm 41% dân số và 26,7% diện tích đất của thế giới (39,7 triệu km2). Thành viên của BRICS cũng là những cường quốc kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới (Trung Quốc) và cường quốc quân sự (Nga).

Các thành viên BRICS đang thúc đẩy tạo ra một loại tiền dự trữ và thương mại mới có thể đóng vai trò thay thế đồng USD. Động thái tạo ra đồng tiền BRICS hứa hẹn củng cố đáng kể vị thế của khối trong các vấn đề toàn cầu. Hiện chi tiết về loại tiền tệ mới vẫn chưa được công bố. Giới chuyên gia cho rằng các đối thủ lớn về kinh tế của BRICS là Trung Quốc và Ấn Độ chắc chắn sẽ tìm ra những ưu điểm của đồng tiền BRICS trước khi có thể đạt thỏa thuận phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Các cuộc thảo luận này chắc chắn đang được tiến hành. Giới quan sát dự đoán rằng loại tiền này có thể được giao dịch cho nhiều loại hàng hóa và hoạt động như một loại tiền kỹ thuật số cho thương mại giữa các quốc gia.

Sự hội nhập không ngừng của BRICS, đặc biệt là khả năng tạo ra giải pháp thay thế đồng USD, có nguy cơ “hạ gục” Washington về sức mạnh kinh tế toàn cầu. Giới chuyên gia nhận định nếu các thành viên BRICS có thể gạt bỏ những bất đồng sang một bên và hợp tác vì lợi ích của tất cả các thành viên, thì trật tự thế giới công bằng và toàn diện hơn có thể trở thành hiện thực. Điều đó thể hiện rằng mục tiêu của BRICS không phải là gây thiệt hại hoặc hủy hoại Mỹ và các nước phương Tây khác về kinh tế hoặc chính trị. Thay vào đó, mục tiêu của BRICS chính là thay đổi trật tự thế giới từ đơn cực sang đa cực./.

Hải Vân





Source link

Cùng chủ đề

Cần người giữ lửa cho nhóm chat gia đình

Mỗi nhà có ít nhất ba nhóm chat gia đình để giữ liên lạc nhanh chóng, lưu giữ được nhiều hình ảnh, thông tin lại có thể dễ dàng kết nối cuộc gọi video giữa các thành viên, giúp đỡ nhớ nhau hơn... Vào...

Mùa xuân ấm áp của cặp vợ chồng 12 năm ‘tìm con’

Hơn một thập kỷ mong chờ tiếng khóc trẻ thơ trong gia đình nhỏ, vợ chồng chị Phùng Thị Liên và anh Nguyễn Hoàng Trung đã trải qua hết thảy những khó khăn. Và mùa xuân này, họ đã chào đón 2 thiên thần nhỏ, thành quả của 12 năm chờ đợi. ...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Trực cấp cứu 24/24, chăm lo cho hàng nghìn bệnh nhân nội trú

NDO - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E duy trì đội cấp cứu ngoại viện; các bệnh viện đều chăm lo cho hàng nghìn bệnh nhân ở lại viện ăn Tết với những món quà 0 đồng tại hội chợ xuân. Duy trì cấp cứu ngoại viện Trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 25/1/2025 (thứ Bảy) đến hết ngày 02/2/2025 (Chủ nhật) (tức từ ngày 26 tháng Chạp...

Mỹ nhân Engfa Waraha và dàn sao Thái Lan khoe dáng với áo dài

(Dân trí) - Dàn mỹ nhân nổi tiếng của Thái Lan gồm Engfa Waraha, Charlotte, Mailin, Meena vừa có chuyến sang Việt Nam để quảng bá cho dự án phim "Petrichor the series". Chuyến đi diễn ra vào dịp cận kề Tết Nguyên đán, chính vì thế, dàn diễn viên đã khéo léo lựa chọn những thiết kế áo dài nằm trong BST "Phụng Hàm Thơ" của NTK Đức Vincie để "ghi điểm" với người hâm mộ. Khoảnh khắc này...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khu đền tháp Chămpa – Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là một thung lũng hẹp, rộng độ 4km2, có núi bao quanh như một tường thành tự nhiên, vững chãi, có khe nước sâu (Khe Thẻ) vừa có tính phòng thủ, vừa huyền bí, nằm cách Đà Nẵng khoảng 60km về phía Tây Nam, cách kinh đô cũ Simhapura của Chămpa (Trà Kiệu ngày nay) khoảng 15km về phía tây, được các vương triều Chămpa xưa chọn xây dựng thành một trung tâm tôn giáo lớn nhất...

Qua miền Di sản: Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại.  Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Hôm nay, U23 Việt Nam “thử lửa” với U23 Bahrain trước thềm U23 Đông Nam Á

Hôm nay 15/8, U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain vào lúc 18h00 để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. HLV Hoàng Anh Tuấn của U23 Việt Nam. Hôm nay (15/8), U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. Cuộc đọ sức này sẽ diễn ra lúc 18h00 chiều nay. Do tính chất phục vụ riêng cho công tác chuyên môn của hai đội...

Người di cư bất hợp pháp: Vấn đề nóng ở Địa Trung Hải

Tổ chức SOS Mediterranee cho biết, tàu cứu hộ Ocean Viking vừa giải cứu hơn 600 người di cư đang lênh đênh trên Địa Trung Hải. Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường vượt biển nguy hiểm nhất với người di cư này đã có ít nhất 1.848 người thiệt mạng khi tìm cách từ Bắc Phi đến Italia và Malta. Ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp là vấn đề nóng khiến các quốc...

Bài đọc nhiều

Kiệt sức do nắng nóng, phòng ngừa thế nào?

Nắng nóng, nhiệt độ cao rất dễ gây sốc nhiệt và kiệt sức. Kiệt sức do nhiệt là tình trạng liên quan đến nhiệt, có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và thường đi kèm với tình trạng mất nước… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Kiệt sức do nhiệt cần được xử lý kịp thời… Mặc dù kiệt sức...

Cách ngăn ngừa ra mồ hôi tay, chân quá nhiều

Ra mồ hôi tay, chân có thể gây khó chịu, nhưng nếu được quan tâm và chăm sóc đúng cách, có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc... Dùng nước chanh tươi chà lên bàn tay, bàn chân giúp giảm tiết mồ hôi. 1. Tại sao ra mồ hôi tay chân quá nhiều? Đổ mồ hôi là một quá trình tự nhiên giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhưng ra mồ hôi tay chân quá nhiều có...

Cùng chuyên mục

Chùa Keo làng Hành Thiện – kiệt tác kiến trúc gỗ thế kỷ XVII

Chùa Keo, tọa lạc tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam. Với tuổi đời hơn 400 năm, ngôi chùa này là một minh chứng sống động cho tài năng và sự khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam thời xưa.

Nhà thờ Đổ Nam Định

Nhà thờ đổ, vốn là nhà thờ Thánh Maria Madalena, còn có tên gọi khác là nhà thờ Trái Tim, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp. Là người con Hải Hậu chắc hẳn ai ai cũng từng nghe đến cái tên nhà thờ đổ - một cái tên rất lạ và gợi sự tò mò cho nhiều người.

Những người thợ làm chén Thánh trong nhà thờ Kiên Lao

Những chiếc chén thánh như những tác phẩm điêu khắc được những người thợ làng Kiên Lao gò bằng tay và tạo hình rất đẹp. Đã từng theo nghề hơn 30 năm, ông Thanh cũng là người nổi tiếng trong làng về làm sản phẩm này...

Nghề đúc đồng Ý Yên hội nhập và phát triển

Ở Nam Định, đúc đồng là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng cả nước. Ngoài Xuân Trường, Ý Yên cũng là địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Nhưng sản phẩm đúc đồng của Ý Yên có lẽ được nâng lên tầm cao hơn với số lượng cung cấp cho thị trường lớn hơn. Công việc của những người thợ đúc đồng ở Ý Yên nhiều liên tục trong năm ko bất kể mùa nào, do...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Mới nhất

Chuyện bây giờ mới kể

Một trong những dấu ấn thành công trong hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 – đó là câu chuyện về lần đầu Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc. Trong những ngày cuối năm bận rộn, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện cùng Cục trưởng Cục Xúc tiến...

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025: Tiếp tục đi ngang

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025 tiếp tục chứng kiến đi ngang trên khắp các tỉnh thành. Hiện, giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (27/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục trong chuỗi ngày giao dịch ảm đạm....

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành...

Quan tâm chăm lo Tết cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, Hội NCT huyện Hóc Môn phối hợp với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, thăm hỏi, tặng quà cho NCT có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện... Hội NCT huyện vận động các nhà hảo tâm, chăm lo Tết cho NCT có hoàn cảnh khó khăn gồm 90 suất...

‘Đổ bê tông’ trước khi uống rượu, có giảm say?

Nhiều người mách nhau ăn thật no trước khi uống rượu sẽ giúp giảm say rượu hơn. Điều này có đúng? Tác hại của...

Mới nhất