Trang chủNewsThời sựBốn bài học kinh nghiệm trong “hình mẫu” giải phóng mặt bằng...

Bốn bài học kinh nghiệm trong “hình mẫu” giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3


(HNMO) – Dự án đường Vành đai 3 vùng thành phố Hồ Chí Minh đã được khởi công sáng ngày hôm nay, 18-6. Còn nhớ, một năm trước, lãnh đạo thành phố đã đặt quyết tâm lấy dự án đường Vành đai 3 làm hình mẫu về giải phóng mặt bằng. Nay, kết quả đã vượt hơn mong đợi.

Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 3 vùng thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hồ Chí Minh (Ban Giao thông), tính đến ngày khởi công 18-6, đã có 335/410ha đất được người dân bàn giao phục vụ thi công dự án đường Vành đai 3 vùng thành phố Hồ Chí Minh, đạt 86,97% diện tích, vượt xa con số 70% đặt ra ban đầu. 

Địa phương gặp nhiều khó khăn như thành phố Thủ Đức cũng đạt tỷ lệ 71,93%. Các huyện có tỷ lệ thu hồi, bàn giao đất vượt chỉ tiêu đặt ra gồm: Huyện Hóc Môn (95,45%), huyện Bình Chánh (93,25%), huyện Củ Chi (83,91%).

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông nhận định, có được kết quả nêu trên là do sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành và hệ thống chính trị 4 địa phương nơi dự án đi qua. Cùng với đó, việc người dân đồng thuận hợp tác triển khai đã góp phần lớn vào thành công chung này. 

Có thể rút ra bốn bài học chính cho sự thành công của “hình mẫu” giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3, đó là: Sự vào cuộc đồng bộ; tăng cường vận động; lo tái định cư; đền bù mức cao.

Về vào cuộc đồng bộ, một năm trước, ngay khi bắt tay vào triển khai công tác chuẩn bị dự án, thành phố Hồ Chí Minh đã sớm thành lập Ban Chỉ huy, Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc và Hội đồng Cố vấn dự án đường Vành đai 3. Theo đó, Ban Chỉ đạo là cơ quan đầu mối phối hợp với tổ công tác Chính phủ và cùng với bộ, ngành giải quyết các vấn đề chung cho toàn dự án, các vấn đề có tính chất liên tỉnh. Ban gồm 16 thành viên do Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi làm trưởng ban. 

Mô hình hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc, Hội đồng Cố vấn dự án đường Vành đai 3.

Ban Chỉ huy do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan làm Trưởng ban, có nhiệm vụ giúp ban chỉ đạo điều hành, điều phối các nguồn lực; theo dõi, giám sát kế hoạch, tiến độ chi tiết… xử lý hoặc đề xuất kịp thời các vấn đề phát sinh để báo cáo Ban Chỉ đạo.

Hội đồng Cố vấn gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn phản biện, góp ý phương án, đề xuất giải pháp tối ưu để triển khai dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả đầu tư. Ý kiến của hội đồng là cơ sở giúp ban chỉ đạo quyết định các vấn đề quan trọng của dự án.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Võ Trung Trực cho biết, các đơn vị trên đã triển khai hàng nhiều cuộc họp để kiểm tra tiến độ, kịp thời hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, từ đó kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, giúp địa phương và cán bộ cơ sở nhanh chóng giải quyết vấn đề. 

Các thông tin về chính sách đền bù, giải tỏa được niêm yết công khai từ sớm để người dân tiếp nhận.

Về tăng cường vận động ở cơ sở, các huyện thành lập Ban Giải phóng mặt bằng cùng tổ chức, đoàn thể cơ sở tăng cường phối hợp thông tin, tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và đồng thuận. Các mốc dự án được cắm rất sớm. Các chính sách đền bù, tái định cư được niêm yết công khai, rõ ràng… giúp người dân, tổ chức có đất trong vùng dự án hiểu rõ mọi vấn đề, từ đó đồng thuận.

Về bố trí tái định cư, với người dân vùng dự án ở các huyện Hóc Môn và Củ Chi, thành phố bố trí tái định cư tại xã Xuân Thới Đông, gần chợ, đường, trường học, bệnh viện. Với những trường hợp không đủ điều kiện tái định cư, thành phố đưa ra phương án để người dân chọn mua căn hộ chung cư tại xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) và khu chung cư 10ha (phường Tân Thới Nhất, quận 12). Những hộ khó khăn được mua trả góp trong 15 năm. 

Khu tái định cư Long Bình – Long Thạnh Mỹ tại thành phố Thủ Đức.

Tại thành phố Thủ Đức, 239 trường hợp bị ảnh hưởng dự án được bố trí tái định cư tại khu tái định cư Long Bình – Long Thạnh Mỹ giai đoạn 2. Đây là khu dân cư đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi. Ngoài ra, thành phố còn bố trí 150 căn hộ chung cư C8 Man Thiện để tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa trắng nhưng không đủ điều kiện bồi thường hỗ trợ đất ở.

Về đền bù giải phóng mặt bằng, lần đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh áp dụng giá đền bù cao, sát với thực tế. Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức Nguyễn Hữu An Tứ thông tin, giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các diện tích đất trong vùng ảnh hưởng của dự án đường Vành đai 3 ở mức khá cao (cao nhất là hơn 73 triệu đồng/m2). Giá đất nền tái định cư cũng lên đến 55 triệu đồng/m2.

Người dân thành phố Thủ Đức phấn khởi nhận tiền đền bù.

Tại các huyện, người dân phấn khởi vì mức đền bù hợp lý. Ông Huỳnh Ngọc Thịnh, 53 tuổi, ngụ tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, cho biết: “Tôi được đền bù 1.500 m2 (đất trồng cây hằng năm) với giá đền bù là: 2.590.000 đồng/m2; tổng số tiền hơn 3,8 tỷ đồng. Tôi sẽ mua đất làm vườn hoặc trồng lúa, đầu tư thêm để có nông sản nhiều hơn, chất lượng hơn…”.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, cho biết, phát huy những kết quả đạt được, UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa thành lập Tổ Công tác khai thác quỹ đất ven đường Vành đai 3 do Phó Chủ tịch UBND thành phố Bùi Xuân Cường làm tổ trưởng. Tổ sẽ lập kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch, thu hồi đất, tái định cư, đầu tư hạ tầng kết nối và công tác đấu thầu dọc hai bên tuyến.

Phối cảnh đường Vành đai 3 đoạn trên cao qua nội đô thành phố Hồ Chí Minh.

Theo tính toán, quỹ đất vùng phụ cận dự án Vành đai 3 tại thành phố Hồ Chí Minh là hơn 2.400 ha, trong đó, có khoảng 500 ha đất nông nghiệp do nhà nước quản lý, có thể bán đấu giá thu về gần 27.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn có gần 1.900 ha người dân sử dụng, nếu rà soát, thu hồi và điều chỉnh quy hoạch  phù hợp, tổ chức đấu giá tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.



Nguồn

Cùng chủ đề

174 dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của các đơn vị đến thời điểm ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong số 101 dự án cấp thành phố, 77 dự án vướng mắc về GPMB. Dự kiến 42/77 dự án không giải ngân...

Quảng Ngãi “chạy nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều khó khăn cản trở giải ngân vốn đầu tư công Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Quảng Ngãi là hơn 6.900 tỷ đồng. Số vốn này bố trí đầu tư 49 dự án chuyển tiếp, 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 29 dự án khởi công mới. Đến nay, tỉnh đã phân khai cho các dự án gần 5.700 tỷ đồng, còn lại 1.200 tỷ đồng chưa phân khai do chưa có nguồn thu. Thế...

Phát huy sức mạnh “ý Đảng, lòng dân” từ phong trào “Dân vận khéo”

Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Thủ đô và đất nước; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ...

Khơi dậy nội lực, huy động sức mạnh Nhân dân

Với sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ TP đến cơ sở cùng cách làm bài bản, bám sát thực tiễn, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn TP Hà Nội đã thực sự thấm sâu, lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều việc mới, việc khó, phát sinh ở cơ sở đã được giải quyết và mang lại hiệu quả thiết thực… Từ thực tế tại TP Hà Nội cho...

Năm 2025, dự kiến triển khai dự án cải tạo đường Tô Ngọc Vân

Vừa qua, một số cơ quan truyền thông phản ánh việc đường Tô Ngọc Vân (phường Quảng An) xuống cấp, sụt lún tạo thành những hố sâu gây mất an toàn giao thông, liên quan đến vấn đề này, ngày 19/11, đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết, tuyến đường Tô Ngọc Vân đã nằm trong kế hoạch xây dựng, cải tạo của quận.  Khu vực tiến hành cải tạo, nâng cấp có tổng chiều dài toàn tuyến là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Hàng hóa dồi dào, khách rộn ràng sắm tết

Không khí tết “tràn” vào chợ, siêu thị… Ghi nhận vào hai ngày nghỉ cuối tuần, số lượng người dân, du khách “đổ” về các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM tiếp tục tăng đáng kể so với ngày bình thường. Trong đó, các mặt hàng mứt tết, bánh kẹo, trái cây sấy, giỏ quà tết… được quan tâm và chọn mua nhiều. Năm nay, một số...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu: Cầu nối để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai với hàng trăm đại biểu là nghị sĩ trẻ đến từ các Nghị viện thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tham dự, có những đại biểu lần đầu tiên đến Việt Nam, cũng có những đại biểu trở lại Việt Nam sau nhiều năm. Họ đều có chung một cảm nhận về một đất nước gần gũi, con...

Cùng chuyên mục

Hai dự án lớn thông xe, cửa ngõ TP HCM thông thoáng

(NLĐO) - Cầu Bà Hom và đường Dương Quảng Hàm giai đoạn 1 chính thức thông xe, giúp giảm ùn tắc, cải thiện giao thông ...

Sản xuất không đủ cầu, pháo hoa Z121 ‘cháy hàng’ dịp Tết

Tết Ất Tỵ nhu cầu mua pháo hoa chơi Tết của người dân tăng cao, nhưng sản xuất lại không đáp ứng đủ. Những ngày giáp Tết, anh Lê Ngọc An (Cầu Giấy, Hà Nội) tất bật tìm mua pháo hoa để mang về quê Thanh Hoá đón Tết cùng gia đình. Thế nhưng, anh chạy khắp các đại lý đều nhận được cái lắc đầu "hết hàng". May mắn, đến ngày 27 tháng Chạp, anh mới nhờ người quen...

Hà Nội lý giải gì về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168?

(NLĐO)- Theo Hà Nội, việc đề xuất tăng mức hình phạt giúp kiềm chế và làm giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ...

Bứt phá lợi nhuận, doanh thu 2024 của BCG Energy đạt 1.278 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, BCG Energy ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.278 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BCG Energy tăng trưởng vượt bậc so với năm trước, đạt 468 tỷ đồng. ...

7 điểm giữ xe cho người dân thưởng lãm đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Để tạo thuận lợi cho người dân, du khách đến thưởng lãm đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025, TPHCM vừa cập nhật danh sách 7 điểm tổ chức giữ xe máy có thu phí. Sau nửa tháng thi công, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” đã hoàn thành.  Công trình sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân TPHCM và...

Mới nhất

Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đã và đang gấp rút thực hiện thủ tục pháp lý trình cấp có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án Trung tâm giao dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng. Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến...

Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt

Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng...

10 cách kiểm soát calo ngày Tết, ăn nhưng không sợ mập

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo và đường có thể gây ra tình trạng tăng cân không mong muốn, vậy làm sao để kiểm soát calo những ngày Tết? ...

Đường sắt tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Mới nhất