Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về "ao ước" trong điều động,...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Về một số vấn đề lớn của dự thảo, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, cho biết về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Phạm Thắng

Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục nhận định việc giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục là cần thiết, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng; góp phần khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ và mất cân đối cơ cấu nhà giáo.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng. Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.

Các ý kiến tại phiên họp đồng tình với nội dung chỉnh lý, cho rằng quy định theo hướng này khẳng định được vai trò, trách nhiệm chủ trì tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục; bảo đảm đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động.

Về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng ủng hộ việc phân cấp, phân quyền cho cơ sở giáo dục, bao gồm cả cơ sở tự chủ hoặc chưa tự chủ. “Cơ sở giáo dục công lập tự chủ hay chưa tự chủ, nên để cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, cơ quan quản lý giáo dục không nên can thiệp”- Phó Chủ tịch Quốc hội nói và nêu rõ cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra, nếu tuyển dụng sai quy định sẽ “tuýt còi”.

Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết dự thảo luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần quy định rành mạch về vấn đề này để tháo gỡ các nút thắt về điều động, thuyên chuyển giáo viên hiện nay. Ông nhắc đến một số giáo viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên được cho thuyên chuyển khi nơi đến đồng ý tiếp nhận.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nơi lấy lý do như đã đủ biên chế để không nhận, dẫn đến tình trạng có cô giáo cắm bản 10 – 20 năm, nhưng vẫn phải cắm bản.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại.

Đồng thời nhấn mạnh việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh là phải đi. “Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh”- Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ ngành giáo dục “ao ước” chính sách mạnh, phù hợp trong điều động, thuyên chuyển giáo viên. Song việc này cũng rất khác với điều động bên quân đội, bởi ngành giáo dục hiện không quản lý viên chức mà giao cho cấp tỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá dự thảo luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một thay đổi mang tính cách mạng. “Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì sẽ làm tốt, nhưng hiện nay chưa được như quân đội”- người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.

Dự án Luật Nhà giáo dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2025.



Nguồn: https://nld.com.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-noi-ve-ao-uoc-trong-dieu-dong-thuyen-chuyen-giao-vien-196250207123712417.htm

Cùng chủ đề

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý,...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Tự nguyện’ cũng không được dạy thêm, thu tiền

TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh "tự nguyện" cũng không được thu tiền. TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh...

Đề xuất giáo viên được hỗ trợ thuê nhà ở công vụ, lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ, nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ. ...

Đề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học thêm

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn nữa với các hành vi Nhà giáo không được làm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giảm 3.600 đầu mối, Bộ Tài chính sau hợp nhất là “mạch máu” của nền kinh tế

(NLĐO)- Nhấn mạnh Bộ Tài chính mới là bộ "cốt lõi" - "mạch máu" của nền kinh tế, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu "sắp xếp xong thì công việc phải chạy" ...

Hai Phó Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bình Định cùng xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bình Định hiện có 2 Phó Trưởng Ban cùng sinh năm 1966 và đều xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Cổ phiếu Bất động sản Điện lực Miền Trung có nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc

(NLĐO)- Bất động sản Điện lực Miền Trung bị HoSE lưu ý về khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu báo cáo tài chính 2024 tiếp tục thua lỗ. ...

Nhiều người bỏ cơm trưa, bồng con đi mua vàng ngày Thần Tài lấy may, không cần để ý giá

(NLĐO) – Giữa trưa, lượng khách tới công ty vàng SJC vẫn tấp nập trong ngày Thần Tài. ...

Khai hội Xuân Yên Tử năm 2025

(NLĐO)- Lễ hội Xuân Yên Tử kéo dài trong 3 tháng, là một trong những lễ hội Xuân lớn và kéo dài nhất cả nước ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Vẫn chở ba, không mũ bảo hiểm phóng nhanh trước cổng trường

Dù mức phạt vi phạm giao thông từ đầu năm 2025 "rất gắt", nhưng trước nhiều cổng trường ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vẫn tái diễn tình trạng xe máy chở ba, không đội mũ bảo hiểm phóng nhanh, làm người dân xung quanh ngán ngẩm. ...

UBND TP.HCM chỉ đạo gì về việc tổ chức dạy thêm học thêm?

UBND TP.HCM giao trách nhiệm đối với Sở GD-ĐT và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện trong việc hướng dẫn và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. ...

Nhiều trường ‘hot’ ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh

TPO - Nhiều trường “hot” THCS ở Hà Nội đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh cũng như phương thức tuyển sinh lớp 6 năm học tới. Từ năm 2025, Bộ GD&ĐT cấm thi tuyển nên phụ huynh nóng lòng ngóng phương án tuyển sinh của các trường, đặc biệt là trường chất lượng cao. TPO - Nhiều trường “hot” THCS ở Hà Nội đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh cũng như phương thức tuyển sinh...

Quy định mới về dạy thêm sắp có hiệu lực: Nơi ngưng dạy ‘nghe ngóng’, nơi tìm cách… lách

Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 14-2-2025 đang tiếp tục gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thông tư quy định các trường...

Cơ hội để học sinh/sinh viên nữ Việt Nam “Một ngày làm Đại sứ”

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 50 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và CHLB Đức (23/9/1975 - 23/9/2025), Đại sứ quán Đức mời các học...

Mới nhất

Dệt may, da giày chắc chân trong nhóm xuất khẩu tỷ USD

Tiếp đà khởi sắc đơn hàng từ cuối năm vừa qua, tháng 1/2025 dệt may và da giày tiếp tục đứng trong nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu tỷ USD. Số liệu mới công bố từ Tổng Cục Thống kê cho thấy, trong tháng 1/2025 có 7 nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu...

Thị trường ổn định, hàng hoá lưu thông sôi động

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thị trường tại Yên Bái duy trì ổn định, hàng hóa lưu thông bình thường, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong tỉnh. Thị trường cơ bản ổn định Theo báo cáo kết quả thực hiện, kế hoạch triển khai nhiệm...

Nguyễn Xuân Son xuất sắc nhất V.League dù không đá trận nào

Chiều 7/2, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) thông báo các danh hiệu trong tháng 1 tại V.League. Theo đó, Nguyễn Xuân Son gặp chấn thương nặng, không thi đấu trận nào tại V.League vẫn giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất.Thực tế, danh hiệu này đến với Xuân Son không phải...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,9% trong tháng 1 năm 2025

Du khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1 năm 2025 đạt gần 2,1 triệu lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những...

Mới nhất

Nhà Thuốc Việt Pháp 1