Trang chủNewsThời sựBộ trưởng Đào Hồng Lan: Thuốc BHYT không giới hạn rẻ hay...

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Thuốc BHYT không giới hạn rẻ hay đắt


Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán không bị giới hạn bởi chủng loại, rẻ hay đắt, nội hay ngoại.

“Thuốc được chọn để bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu bệnh nhân và khả năng chi trả của quỹ”, bà Lan nói khi giải trình tại phiên thảo luận kinh tế xã hội tại Quốc hội, sáng 1/11.

Lãnh đạo ngành Y tế cho biết từ 2014 đến nay, Bộ đã 5 lần cập nhật danh mục thuốc BHYT; rà soát danh mục hiện hành để loại thuốc hiệu quả thấp; đánh giá khả năng cân đối quỹ BHYT. Việt Nam được đánh giá là một trong số ít nước có danh mục thuốc tương đối đầy đủ với hơn 1.000 hoạt chất, và không phải thuốc nào mới phát minh đều nghiễm nhiên được đưa vào danh mục thuốc BHYT”.

Bà Lan thừa nhận việc thiếu thuốc, vật tư y tế không mới, xảy ra ở nhiều quốc gia và đặc biệt nghiêm trọng sau đại dịch Covid. Các thuốc bị thiếu chủ yếu dùng cho hệ thần kinh, tim mạch, chống nhiễm trùng, ung thư, chống độc, tiêu hóa, vaccine và thuốc chế biến từ huyết tương, máu người.

Nguyên nhân chủ yếu là nguồn cung nguyên liệu, hoạt chất sử dụng để sản xuất khan hiếm, giá cả biến động, lạm phát, khủng hoảng năng lượng; chuỗi cung ứng gián đoạn do xung đột quân sự, chi phí đầu vào tăng cao. Các công ty thiếu động lực sản xuất thuốc do đem lại ít lợi nhuận.

Theo Bộ trưởng Lan, đấu thầu thuốc hiện nay thực hiện ở cả ba cấp trung ương, địa phương và cơ sở y tế. Việc thiếu thuốc, vật tư y tế do hệ thống văn bản còn bất cập, tổ chức mua sắm đấu thầu vướng mắc, công tác phối hợp chưa kịp thời, có nơi còn tâm lý e ngại, sợ sai.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan giải trình về vấn đề thiếu thuốc

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan giải trình vấn đề đại biểu quan tâm sáng 1/11. Video: Truyền hình Quốc hội

Bộ Y tế đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi quy định trong Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Khám bệnh chữa bệnh và các nghị quyết của Quốc hội, thông tư của bộ, ngành, để tạo hành lang pháp lý. “Luật Đấu thầu sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2024 sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong đảm bảo nguồn cung và mua sắm thuốc, thiết bị y tế”, bà Lan nói.

Trước đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết khó khăn của bệnh viện hiện nay là không mua được hàng chất lượng tốt, phát triển kỹ thuật mới. Nhiều hãng vật tư y tế sẵn sàng sửa thông tin sản phẩm, mời thầu giá rẻ để lách qua khe cửa hẹp trúng thầu tại các bệnh viện. Mua bán vật tư y tế “rất rối” với quá nhiều quy định pháp luật, khó đưa ra quyết định mua sắm đáp ứng quy định của nhiều bộ, ngành.

Để ngăn chặn tình trạng này, bác sĩ Lân Hiếu đề xuất giải pháp đẩy mạnh tiêu chí bảo hành, chuyển giao kỹ thuật, phân nhóm khi đấu thầu vật tư y tế. Chỉ những hãng chất lượng tốt mới chấp nhận bảo hành, bảo trì lên đến 5 năm kèm điều kiện đào tạo, chuyển giao. Nếu các tiêu chí này được quy định trong văn bản cụ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành y tế.





Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu phát biểu sáng 1/11. Ảnh: Media Quốc hội

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu phát biểu sáng 1/11. Ảnh: Media Quốc hội

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng nêu thực trạng nhiều năm nay việc cấp phép nhập khẩu, cho phép sử dụng dụng cụ mới ở Việt Nam đang bế tắc. “Bản thân tôi cũng phải đưa bệnh nhân ra nước ngoài để chữa vì không có dụng cụ nhập khẩu. Các hãng lớn thấy quy định về trình tự, thủ tục, thời gian để được cấp phép đều lắc đầu ngao ngán, thậm chí rút khỏi Việt Nam”, ông Hiếu cho hay.

Việc mua sắm ở bệnh viện tỉnh theo ông Hiếu còn khó khăn hơn vì quá nhiều khâu phê duyệt, kiểm tra. Việc mua sắm phụ thuộc vào Sở Y tế, Tài chính, UBND cấp tỉnh. Sợ trách nhiệm dẫn đến tâm lý trì hoãn, hồ sơ để trên bàn không đọc, hết hạn thì tìm vài lỗi nhỏ để trả về cơ sở. Vì vậy, ông đề nghị giao trách nhiệm mua sắm chính cho người sử dụng sản phẩm đấu thầu, giao cho bệnh viện quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật, người bệnh.

Vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế cũng được nhiều đại biểu đặt câu hỏi cho lãnh đạo ngành Y tế tại phiên thảo luận chiều 31/10. Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Phó đoàn Bình Dương) đề nghị Chính phủ có cơ chế trả lại kinh phí cho người dân phải tự mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài dù những loại này có trong danh mục được thanh toán BHYT.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM) cho rằng vấn đề này đã được đại biểu đưa ra từ các kỳ họp trước song trong báo cáo của Chính phủ còn sơ sài về hướng xử lý. Việc cập nhật danh mục thuốc cho bệnh nhân ở Việt Nam cũng rất chậm so với các nước. Đơn cử, Nhật Bản chỉ mất khoảng 3 tháng, Pháp 15 tháng, Hàn Quốc 18 tháng, nhưng Việt Nam mất trung bình từ 2 đến 4 năm để đưa một loại thuốc mới vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế.

Nữ đại biểu cho rằng như vậy mất quyền lợi của người dân hưởng BHYT và đề nghị làm rõ trách nhiệm của cơ quan này trong việc chi trả tiền người dân phải tự bỏ ra để mua thuốc.


Sơn Hà



Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Đào Hồng Lan phản hồi đề nghị giảm tỉ lệ đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, với phạm vi quyền lợi được hưởng, mức đóng bảo hiểm y tế ở Việt Nam được đánh giá tương đối thấp so với các nước tương đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có...

Mang Tết ấm đến với những bệnh nhân bảo hiểm y tế

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang triển khai chương trình 'Không để ai bị bỏ lại phía sau' mang Tết ấm đến với bệnh nhân bảo hiểm y tế. Tiếp thêm những ngọn lửa ấm áp Trong không khí Xuân Ất Tỵ đang gần kề, chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau” đang được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai hàng loạt tại các địa phương. Với...

Ra mắt hệ thống MRI 3.0 Tesla chẩn đoán sớm ung thư, đột quỵ

Bệnh viện đa khoa số 10 (Hậu Giang) vừa đưa vào hoạt động hệ thống MRI 3.0 Tesla uMR 780, được xem là thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đặc biệt trong tầm soát sớm ung thư, đột quỵ. ...

Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế

Tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện công lập vẫn là vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị và sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện công lập vẫn là vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị và sức khỏe...

Sản phẩm gắn nhãn ‘ít béo’, ‘không đường’ cũng có thể gây tăng cân

Khao khát giảm cân nhanh, nhịn ăn, không uống đủ nước, phụ thuộc sản phẩm ăn kiêng... không mang lại hiệu quả giảm cân, thậm chí gây hại cho sức khỏe. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Hàng hóa dồi dào, khách rộn ràng sắm tết

Không khí tết “tràn” vào chợ, siêu thị… Ghi nhận vào hai ngày nghỉ cuối tuần, số lượng người dân, du khách “đổ” về các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM tiếp tục tăng đáng kể so với ngày bình thường. Trong đó, các mặt hàng mứt tết, bánh kẹo, trái cây sấy, giỏ quà tết… được quan tâm và chọn mua nhiều. Năm nay, một số...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu: Cầu nối để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai với hàng trăm đại biểu là nghị sĩ trẻ đến từ các Nghị viện thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tham dự, có những đại biểu lần đầu tiên đến Việt Nam, cũng có những đại biểu trở lại Việt Nam sau nhiều năm. Họ đều có chung một cảm nhận về một đất nước gần gũi, con...

Cùng chuyên mục

Mai vàng ế ẩm, tiểu thương “xả hàng” nhưng vẫn vắng người mua

(NLĐO) - Một số điểm bán mai ở TP Vinh vào ngày giáp Tết treo biển “xả hàng” nhưng vẫn vắng người mua. ...

Các nước châu Á tưng bừng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đối với người dân ở một số nước châu Á, Tết Nguyên đán hay Tết Âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Người dân ở các nước đón Tết Âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Maylaysia, Singapore, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc … đang tưng bừng trang trí nhà cửa, tất bật mua sắm, giăng đèn kết hoa khắp các phố phường và tổ chức các lễ hội đặc sắc để chào đón Tết Nguyên đán Ất...

TPHCM tiếp tục thông xe 2 công trình trọng điểm dịp Tết

Cầu Bà Hom quận Bình Tân và dự án nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp được thông xe dịp Tết Ất Tỵ 2025 giúp khơi thông cửa ngõ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Ngày 27/1 (nhằm 28 Tết), ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban giao thông) TPHCM cho biết, 2 công trình vừa đồng loạt đưa vào khai thác trước...

Từ 2025, ô tô dán decal có còn được đăng kiểm?

Dán decal cho xe ô tô, đặc biệt là dán decal nóc đen được rất nhiều chủ xe ưa chuộng để làm đẹp cho “xế cưng”. ...

Bộ Nội vụ trình Chính phủ danh sách 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gửi Chính phủ, gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. ...

Mới nhất

Độc lạ món canh môn da trâu của người Thái xứ Thanh

(NLĐO)- Canh môn da trâu là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc miền núi Thanh...

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên...

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh