Trang chủChính trịNgoại giao"Bó tre" tạo nên sức mạnh bền vững

“Bó tre” tạo nên sức mạnh bền vững


Bài viết trích từ phần phỏng vấn của TS. Prashanth Parameswaran, chủ bút Bản tin ASEAN Wonk với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao về chủ đề “Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và ngoại giao cây tre Việt Nam” đăng tải ngày 14/2.

ASEAN - 'Bó tre' tạo nên sức mạnh bền vững
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định, ASEAN là ngôi nhà, là điểm tựa để Việt Nam vững vàng trước môi trường địa chính trị thách thức. (Nguồn: ASEAN Wonk)

Gia nhập ASEAN năm 1995 là một trong những bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trong bối cảnh khu vực còn tồn tại nhiều căng thẳng lúc bấy giờ. Tính đến nay, đã gần 30 năm Việt Nam là thành viên ASEAN và có nhiều đóng góp đáng kể. Từng đảm nhận nhiều vị trí trong ngành Ngoại giao, tham gia vào các vấn đề liên quan ASEAN, theo ông nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam về ASEAN đã thay đổi như thế nào qua các giai đoạn?

Chúng ta đang kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và đây là một trong những quyết sách đối ngoại thành công nhất của Việt Nam. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Việt Nam quyết định tham gia khối ASEAN, mở đầu cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, đặt nền móng cho những thành công mà đất nước đã đạt được trong gần 4 thập kỷ qua. Có thể nói, ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích và là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Là một nhà ngoại giao, tôi từng công tác tại Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) và có cơ hội theo dõi quá trình này. Tôi đã chứng kiến Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các hoạt động của khối. Hiện Việt Nam đang triển khai sáng kiến quan trọng là Diễn đàn Tương lai ASEAN (ASEAN Future Forum), thể hiện vai trò đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN trong bối cảnh Hiệp hội đang đứng trước nhiều bước chuyển quan trọng.

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Phạm Thu Hằng và Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Trịnh Minh Mạnh đã chủ trì sự kiện họp báo Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 - AFF 2025. (Ảnh: Anh Sơn)
Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Phạm Thu Hằng và Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Trịnh Minh Mạnh chủ trì họp báo Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 – AFF 2025, ngày 13/2 tại Hà Nội. (Ảnh: Anh Sơn)

Trước đây, phần lớn các cuộc đối thoại khu vực chủ yếu diễn ra ở các quốc gia thuộc Đông Nam Á mạnh về lĩnh vực hàng hải, điển hình như Đối thoại Shangri-La ở Singapore hay Hội nghị bàn tròn châu Á – Thái Bình Dương tại Malaysia. Vì vậy, sáng kiến này của Việt Nam góp phần tạo cân bằng trong vai trò điều phối và kết nối đối thoại khu vực. Trong vai trò Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, một trong những đơn vị chính chịu trách nhiệm tổ chức, ông đánh giá thế nào về quá trình Việt Nam khởi xướng và lan tỏa sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN?

ASEAN vốn là tổ chức có rất nhiều hội nghị và sáng kiến, đặc biệt từ các quốc gia Đông Nam Á hàng hải như Singapore hay Malaysia. Ban đầu, một số ý kiến cho rằng việc bổ sung thêm một hội nghị nữa sẽ khá khó khăn. Nhưng Việt Nam nhận thấy dù số lượng nhiều, nhưng chất lượng các cuộc thảo luận chưa đủ đáp ứng, đặc biệt trong thời điểm then chốt như hiện nay.

Chúng ta cần nhiều hơn những cuộc đối thoại chiến lược, ý tưởng sáng tạo và giải pháp đột phá để đối phó thách thức mà khối này đang đối mặt. Vì vậy, Việt Nam đề xuất ý tưởng về một cơ chế đối thoại theo mô hình kênh 1.5 dành riêng cho ASEAN. Đây chính là điểm còn thiếu trong khu vực.

TS. Nguyễn Hùng Sơn khẳng định “Nếu dùng hình ảnh ‘cây tre’, thì ASEAN chính là ‘bó tre’, gắn kết lại để tạo nên sức mạnh bền vững”

Hiện đã có một số cơ chế đối thoại tương tự như Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương, Đối thoại Quốc phòng Indonesia, Diễn đàn Jeju. Tuy nhiên, chưa có một diễn đàn nào tập trung hoàn toàn vào ASEAN và quan hệ giữa khối này với các đối tác. Vì vậy, Việt Nam quyết định đề xuất sáng kiến này để lấp đầy khoảng trống đó.

Rất may mắn, trong lần tổ chức đầu tiên và sắp tới đây là lần thứ hai, Việt Nam nhận được những phản hồi, ủng hộ tích cực từ khu vực. Còn quá sớm để khẳng định liệu sáng kiến này có thể duy trì lâu dài hay không, nhưng tôi tin rằng đang có một khoảng trống mà Việt Nam nỗ lực lấp đầy, và điều này mang lại giá trị thiết thực cho ASEAN cũng như khu vực.

Với bất kỳ sáng kiến nào trong ASEAN, việc nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên là rất quan trọng. Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN vào năm 2024 và sau đó sáng kiến này được đề cập trong Tuyên bố chung của khối tại Vientiane (Lào). Đây là một năm quan trọng với ASEAN khi công bố Tầm nhìn 2045 nhằm xây dựng cộng đồng khu vực trong 20 năm tới. Xin ông chia sẻ thêm về quá trình phổ biến sáng kiến này và mức độ ủng hộ của các quốc gia thành viên?

Khi đưa ra sáng kiến, Việt Nam đã chủ động chia sẻ ý tưởng với các đối tác, bạn bè khu vực. Chúng tôi đã báo cáo với Bộ trưởng Ngoại giao và lãnh đạo các nước ASEAN để giải thích mục đích sáng kiến. Đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2024, Lào mong muốn nhận được sự ủng hộ trong thúc đẩy các cuộc thảo luận nội khối.

Việt Nam nói rất rõ với đối tác Lào rằng đây chính xác là điều chúng tôi muốn làm để hỗ trợ vai trò Chủ tịch ASEAN của Vientiane – tạo thêm cơ hội đối thoại giữa ASEAN và các đối tác trên thế giới, cũng như lấp đầy những khoảng trống mà Lào cảm thấy chưa thực hiện được trong thúc đẩy đối thoại khu vực. Vì vậy, họ đã ủng hộ sáng kiến này và Thủ tướng Lào cùng Thủ tướng Việt Nam đã chủ trì khai mạc Diễn đàn năm ngoái.

Nhiều đối tác đối thoại của ASEAN cũng tán thành sáng kiến, tham dự trực tiếp hoặc gửi thông điệp qua video để thể hiện sự ủng hộ. Sáng kiến này sau đó được đề cập trong Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, phản ánh sự ghi nhận của khối về giá trị sự kiện. ASEAN thấy rằng đây là sáng kiến ý nghĩa và quyết định tiếp tục ủng hộ nếu Việt Nam tổ chức lần nữa. Đó là lý do Việt Nam chuẩn bị tổ chức lần thứ hai năm nay.

Lần này, chúng tôi thuyết phục được Malaysia rằng sáng kiến này cũng sẽ hỗ trợ vai trò Chủ tịch ASEAN của họ. Thủ tướng Malaysia dự kiến trực tiếp tham gia khai mạc cùng Thủ tướng Việt Nam. Tôi rất vui khi năm nay Việt Nam nhận được sự ủng hộ còn lớn hơn từ ASEAN và các đối tác.

Nhiều lãnh đạo, Bộ trưởng xác nhận sẽ tham gia trực tiếp, số lượng người đăng ký tham dự tăng đáng kể. Điều này cho thấy các quốc gia trong khu vực đánh giá cao Diễn đàn, sẵn sàng dành thời gian và nguồn lực tham gia.

ASEAN - 'Bó tre' tạo nên sức mạnh bền vững
ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích và là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước ta. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Các cuộc đối thoại trong khu vực đang thay đổi theo thời gian, trước đây thường tập trung nhiều vào an ninh và quốc phòng, nhưng khái niệm an ninh nay đã được mở rộng, bao hàm cả vấn đề kinh tế, môi trường và khí hậu. Dường như Diễn đàn Tương lai ASEAN đang cố gắng tiếp cận những vấn đề lớn theo cách đa chiều hơn, về xu hướng địa kinh tế và vấn đề toàn cầu. Diễn đàn năm nay sẽ mang lại những nội dung mới gì và Việt Nam vạch định hướng tương lai cho chương trình ra sao?

Vì đây là Diễn đàn Tương lai ASEAN, nên ASEAN chính là trọng tâm của mọi thảo luận. Chúng tôi thiết kế chương trình sao cho ASEAN là chủ thể của đối thoại, là bên dẫn dắt thảo luận, thể hiện vai trò lãnh đạo trong tất cả phiên họp. Trong mỗi phiên, chúng tôi cố gắng mời một nhà lãnh đạo quan trọng hoặc học giả ASEAN uy tín để dẫn dắt đối thoại.

Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng có cách tiếp cận mang tính tương lai. Chúng tôi tập trung vào các vấn đề mới nổi có thể ảnh hưởng tương lai ASEAN, tác động tới hoạt động khối trong những năm tới.

Chúng tôi cố gắng cân bằng giữa các lĩnh vực, không chỉ tập trung vào an ninh mà còn các vấn đề phát triển. Năm nay, Việt Nam dành nhiều thời lượng cho nội dung công nghệ, với hai phiên thảo luận chuyên sâu về công nghệ và tương lai công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ nội khối, tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghệ toàn cầu, và giúp khu vực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng này.

Tóm lại, Việt Nam cố gắng xây dựng một diễn đàn toàn diện, tập trung vào ASEAN, có tư duy hướng tới tương lai và linh hoạt về chương trình. Tinh thần chung là phản ứng linh hoạt theo nhu cầu thực tế và hỗ trợ chương trình nghị sự của nước Chủ tịch ASEAN.

Chúng tôi quan sát những ưu tiên của Chủ tịch ASEAN và điều chỉnh để bổ trợ cho những nội dung đó, biến Diễn đàn thành một phần trong nỗ lực chung của ASEAN nhằm định hình chương trình nghị sự khu vực.

ASEAN - 'Bó tre' giúp Việt Nam đứng vững trước sóng gió địa chính trị
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025, ngày 19/1 tại Langkawi, Malaysia. (Nguồn: Báo Chính phủ)

Việt Nam đang tiến gần đến kỳ đại hội Đảng tiếp theo vào đầu năm tới, và theo như lời Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong khi đó, môi trường chính trị quốc tế đang có nhiều thay đổi, Mỹ có chính quyền mới bên cạnh những biến động ở châu Âu và Trung Đông. Ông nhìn nhận thế nào về những thay đổi trong chính sách đối ngoại Việt Nam thời gian tới, giữa bối cảnh vừa có sự tiếp nối, vừa có sự chuyển đổi?

Nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh thực tế rằng, thế giới đang ở một bước ngoặt lớn, với sự chuyển dịch nhanh chóng sang trật tự đa cực, biến đổi nhanh chóng và chưa định hình hoàn toàn. Đồng thời, Việt Nam cũng bước vào một giai đoạn phát triển mới sau gần 40 năm Đổi mới, đạt được nhiều thành tựu đáng kể và hiện sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển khác.

Mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ phát triển, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, và tiến lên nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau 4 thập kỷ tích lũy nền tảng kinh tế, đất nước cần đặt tham vọng cao hơn, hướng đến một giai đoạn phát triển mà tư duy và hành động cũng phải khác đi. Vì vậy, những thay đổi chính yếu sẽ nằm ở cách Việt Nam quản trị đất nước, cách ứng xử với biến động quốc tế, cũng như cách khai thác cơ hội và đối phó thách thức bên ngoài.

Chẳng hạn, về công nghệ, Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh rằng Việt Nam phải tận dụng được cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trên thế giới. Nếu không nắm bắt được cơ hội này, đất nước sẽ tụt hậu và khó đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Do đó, chúng ta phải hành động khác đi để tận dụng cơ hội này. Diễn đàn Tương lai ASEAN là một trong những nỗ lực góp phần định vị đất nước trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil ngày càng đi vào chiều sâu

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3. Sáng 28/3, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau Lễ đón chính thức diễn ra trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Lula...

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Anh lần thứ 4

Cuộc họp đánh giá cao ý nghĩa của các dự án và hoạt động hợp tác ASEAN-Anh trong các lĩnh vực như chuyển đổi xanh, hội nhập kinh tế...

Học viện Ngoại giao bỏ phương thức phỏng vấn, thêm phương thức xét tuyển mới

TPO - Chứng chỉ ngoại ngữ được Học viện Ngoại giao quy đổi theo thang điểm 10 và xét độc lập như một môn trong tổ hợp xét tuyển thay vì chỉ cộng điểm khuyến khích tối đa 6 điểm như những năm trước.  TPO - Chứng chỉ ngoại ngữ được Học viện Ngoại giao quy đổi theo thang điểm 10 và xét độc lập như một môn trong tổ hợp xét tuyển thay vì chỉ cộng...

Học viện Ngoại giao dùng 12 tổ hợp xét tuyển

Nhiều điểm mới trong dự kiến phương án tuyển sinh ĐH 2025 của Học viện Ngoại giao, trong đó tăng số tổ hợp xét tuyển lên 12 thay vì chỉ 8 tổ hợp xét tuyển như năm ngoái. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho “cuộc chơi” chung

Việt Nam đang dần trở nên quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thậm chí, có thể nói, đã đến lúc thế giới cần Việt Nam. Nhưng điều quan trọng là, doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội và cùng tham gia “cuộc chơi” đó như thế nào?

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Nếu Mỹ rời IMF và WB… sẽ là ‘món quà’ cho các nước khác?

Sau khi Tổng thống Donald Trump ký các sắc lệnh hành pháp chính thức rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người ta nói đến khả năng Washington tiếp tục rời khỏi nhiều tổ chức toàn cầu hơn, trong đó có Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB)…

Sinh hoạt chuyên đề liên chi bộ về học tập phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh

Để học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, cán bộ ngoại giao trước tiên cần xây dựng quyết tâm, rèn luyện bền bỉ, giữ vững bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng, trau đồi kiến thức và năng lực để triển khai vận dụng trong thực tiễn đối ngoại.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất