Trang chủDi sảnBỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời...

Bỏ tiền tỷ may lễ phục – khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp


Kể từ năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESSCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại thì hoạt động hầu đồng cùng các câu chuyện liên quan không chỉ được biết đến nhiều hơn mà còn được thể hiện sáng tạo, đa dạng hơn với nhiều thay đổi thú vị. Lễ phục hầu đồng là một trong số đó.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 1.

Thanh đồng Vũ Thị Dung (Hà Nội)

Nghi lễ hầu đồng thường có 36 giá ngự, theo lệ sẽ có tương ứng 36 bộ khăn ngự áo chầu khác nhau. Mẫu mã, phụ kiện của số khăn áo này rất phong phú. Đặc biệt nó mang đặc trưng rõ ràng về từng vùng miền, từng vị thánh ngự hầu. Đồng thời tuân theo những quy cách và các ước định màu sắc cùng sự phối kết trang phụ kiện chặt chẽ.

Theo thanh đồng cung văn Nguyễn Văn Chung (thủ nhang đền Hàn Sơn và đền cô Bơ Bông, Hà Trung, Thanh Hóa) thì mỗi vị thánh có xuất xứ cùng các tích truyện khác nhau. Thế nên các bộ lễ phục cũng phải thể hiện khác nhau, các thanh đồng dù theo sở thích cá nhân hay điều kiện kinh tế tốt đến đâu cũng cần tuân thủ các nguyên tắc về thời trang của từng giá.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 2.

Thanh đồng cung văn Nguyễn Văn Chung (Thanh Hóa)

“Ví dụ trang phục của Cô Đôi Thượng Ngàn là áo xanh lá cây thêu hoa, cổ đeo kiềng bạc, đầu chít khăn củ ấu… Trang phục cô Bơ bông có màu trắng, khăn đội đầu cũng màu trắng, thắt dải lưng màu trắng (hoặc hồng). Hoặc trang phục Cô Chín Thượng Ngàn có màu hồng phơn phớt đào phai, đi hài hoa, đeo vòng hồng… Trong khi đó, trang phục Thánh Ông Hoàng Mười lại là long phục màu vàng, thêu chữ Thọ, đầu đội khăn xếp, thắt đai vàng, trâm cài tóc vàng…”, thanh đồng cung văn Nguyễn Văn Chung nói.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 3.

“Lễ phục nhà Thánh không kể giá trị vật chất. Có bộ vài trăm ngàn nhưng cũng có bộ vài triệu. Có tòa lễ phục tiền trăm nhưng cũng có tòa tiền tỷ. Nói chung đồ vào các vấn hầu diện Thánh ngoài thành tâm cần chỉn chu, chuẩn chỉ – tuân thủ chặt chẽ từ họa tiết, màu sắc đến chất liệu. Để làm ra những bộ lễ phục đẹp thợ phải hiểu về “tính” của Thánh, về các tích liên quan, về màu sắc, về họa tiết quy định…”, chị Dung nói.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 4.

“Làm lễ phục cho mình Dung rất cẩn thận, Dung đưa đồ về làng nghề thêu Đông Cứu, Thường Tín, (Hà Nội). Nguyên liệu Dung tự tay chọn lựa, từng mảnh gấm, mảnh lụa – loại tốt nhất dù giá khá đắt (có loại lên đến hơn nửa triệu đồng mỗi mét). Khi dựng bộ, Dung cũng thuê thêu thủ công hoàn toàn. Giá thêu mỗi bộ (tính thành phẩm) cũng phải từ một đến vài triệu mỗi bộ (tùy tính chất, yêu cầu về mức độ phức tạp hay đơn giản). Thời gian thêu mất từ 1 – 3 tháng. Bù lại thì sản phẩm lên rất ưng. Hình thêu chuẩn, Rồng ra Rồng, Phượng ra Phượng. Đường thêu uyển chuyển sinh động, những người giàu cảm xúc như các thanh đồng nhìn vào rất xúc động”, chị Dung nói tiếp.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 5.

Không chỉ riêng chị Dung, với những thanh đồng có điều kiện thì việc đầu tư cho lễ phục rất được chú trọng. Họ quan niệm chuẩn bị trang phục diện thánh càng chỉn chu sẽ càng thể hiện được sự thành tâm, càng đẹp cảm xúc sẽ càng thăng hoa.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 6.

Trên thị trường, lễ phục nói chung và trang phục hầu đồng nói riêng mẫu mã, giá cả rất đa dạng. Nếu trang phục làm từ nguyên, phụ liệu thông thường, kết hợp với phụ kiện có chất liệu thời trang (đồ mỹ ký) thì giá chỉ từ vài trăm ngàn đến hơn triệu đồng mỗi bộ, cả tòa cũng chỉ trên dưới chục triệu đồng. Tuy nhiên, với các bộ cao cấp thì khác. Ngoài việc được may từ những loại vải đắt đỏ thì các phụ liệu dùng theo cũng rất cao cấp như chỉ kim tuyến vàng cao cấp, hạt gắn bằng đá quý, pha lê, kim sa ngoại nhập… chưa kể phụ kiện trong bộ như vòng, xuyến, nhẫn… đều từ vàng, ngọc, đá quý… Tất cả khiến cho bộ trang phục có giá lên đến tiền trăm triệu, tiền tỷ…

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 7.

Mỗi tòa trang phục có giá tiền tỷ nhưng nhiều thanh đồng không tiếc tiền. Đầu tư một lần, dùng cho các khóa lễ hàng kỳ, hàng năm để diện thánh giúp họ thể hiện được phần nào tâm nguyện.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 8.

Song hơn hết là được mặc đẹp – mặc những bộ cánh không chỉ đắt giá, cao cấp, có nghệ thuật thêu, thùa, đính kết tinh xảo đáng ngưỡng mộ, có họa tiết, chi tiết mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống đáng tự hào để từ đó được đẹp, được tỏa sáng ở tín ngưỡng – nơi mà họ luôn nghĩ mới là chốn thuộc về.



Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-trang-tre/bo-tien-ty-may-le-phuc-khi-tin-nguong-va-thoi-trang-hoa-nhip-185240302200447417.htm

Cùng chủ đề

‘Lễ hội vật đuổi giải’

(CLO) Ngày 4/2, xã Cao Xá (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025. Đây không chỉ là một lễ...

NSND Hồng Vân trao lại bằng khen vở “Bông cánh cò” cho gia đình cố nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn có thêm động lực để lan tỏa những di sản văn hóa, âm nhạc mà ông để lại. ...

Từ tài nguyên thầm lặng đến động lực phát triển

(NB&CL) Di sản văn hóa gồm những hiện vật, công trình hay lễ hội truyền thống tồn tại qua hàng thế kỷ là một nguồn tài nguyên vô giá, không chỉ để bảo tồn mà còn có thể khai thác một cách bền vững nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đằng sau vẻ đẹp sắc sảo và quyến rũ của Miley Cyrus tại Grammy 2025

Từ hình tượng ngôi sao Disney, nàng công chúa nhạc pop cá tính đến nữ ca sĩ trưởng...

Mỹ chuẩn bị kế hoạch rút quân khỏi Syria?

Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là đang xây dựng kế hoạch rút quân khỏi Syria theo ý kiến của Tổng thống Donald Trump gần đây. ...

Bé trai 1 tuổi bị hóc hạt bí trong đường thở

Bé trai 1 tuổi ở Lâm Đồng bị hóc hạt bí trong đường thở, các bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã gắp dị vật ra khỏi đường thở thành công. ...

Bài đọc nhiều

Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 là Di tích quốc gia

VHO - Tối 16.11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu Tập kết ra Bắc 1954 và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia. “Phát huy tinh thần cách mạng của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Tôi đề nghị chính quyền địa...

Thánh địa Mỹ Sơn – một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam

Thánh địa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.   Kỳ quan nhân loại Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song...

Thu phí tham quan di tích lăng vua Dục Đức từ ngày 1.1.2025

VHO - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi, bổ sung khi mua vé tham quan tại các địa điểm thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế kể từ ngày 1.1.2025. Ngoài ra, từ đầu năm 2025, các điểm di tích Huế sẽ có sự thay đổi về những mốc thời gian mở cửa tham quan miễn phí cho du khách nội địa. Cụ thể, vẫn có 5...

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Mỹ chuẩn bị kế hoạch rút quân khỏi Syria?

Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là đang xây dựng kế hoạch rút quân khỏi Syria theo ý kiến của Tổng thống Donald...

5 tỉnh có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn ở Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, 5 tỉnh ở nước ta có tiềm năng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn. Các địa phương này tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực...

Nghênh đón Thần Tài Ất Tỵ – Khai Xuân hồng phát

VietinBank Gold & Jewellery ra mắt các sản phẩm đồng xu vàng được thiết kế tinh xảo mang ý nghĩa sâu sắc, thay cho lời chúc khai niên hưng vượng, thành công tới khách hàng nhân Ngày vía Thần tài năm Ất Tỵ. Sản phẩm hiện đang được cung cấp trên toàn hệ thống bán hàng của VietinBank...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Văn Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Thạch Hà, Hà Tĩnh đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, mặc dù còn hơn 9 năm công tác. ...

Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán, tạo động lực tăng trưởng dài hạn

Bước vào năm 2025, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển...

Mới nhất