Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật...

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và xây dựng luật Giáo dục, luật Giáo dục ĐH mới.

Ngày 17.12, tại ĐH Duy Tân (TP.Đà Nẵng), Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm về rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục và luật Giáo dục đại học (GDĐH). Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì buổi tọa đàm với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục ĐH.

Tạo đàm được tổ chức nhằm thảo luận, đánh giá về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện luật Giáo dục, luật GDĐH. Đồng thời, đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định tại luật hiện hành và các văn bản liên quan.

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH- Ảnh 1.

Tọa đàm về rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục và luật GDĐH

Tại buổi tọa đàm, đại diện sở GD-ĐT và cơ sở GDĐH đã thảo luận về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện luật Giáo dục trong giai đoạn 2020 – 2024, luật GDĐH giai đoạn 2019 – 2023 và đề xuất bổ sung, chỉnh sửa.

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH- Ảnh 2.

Chuyên gia góp ý về luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, luật GDĐH đã triển khai được 5 năm, đạt được kết quả quan trọng trong hệ thống GDĐH, số lượng các trường ĐH có sự thay đổi không đáng kể. Đặc biệt về quy mô, chất lượng đào tạo có sự gia tăng rõ rệt, trong đó năng lực quản trị ĐH, tính cạnh tranh, tự chủ trong mọi hoạt động được đề cao.

“Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng có nhiều vấn đề bất cập. Có thể do trong quá trình tổ chức triển khai, có thể nội dung còn mới, nhận thức còn chưa phù hợp, năng lực khi triển khai còn hạn chế hoặc do những quy định pháp luật khác liên quan đến các cơ sở GDĐH về tài chính, tài sản, công tác tổ chức bộ máy… Nhưng vẫn có những nội dung quy định trong luật chưa rõ, chưa phù hợp trong bối cảnh phát triển mới”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH- Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi tọa đàm

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các cơ sở GDĐH đóng vai trò rất quan trọng. Đây là thời điểm các chuyên gia cùng nghiên cứu các nhiệm vụ, quy định mới trong các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo để đề xuất các nội dung cần thể chế hóa trong luật GDĐH.

Đồng thời, nghiên cứu thực tiễn phát triển giáo dục và đào tạo trong khu vực và thế giới, ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ tới đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế trong luật GDĐH.

“Qua quá trình sơ kết, đánh giá của các bên, Bộ GD-ĐT ghi nhận những ý kiến đề xuất, phân tích về khó khăn, thuận lợi và những mặt đạt được, vấn đề còn tồn tại hạn chế. Từ đó, cơ quan chức năng có báo cáo, đề xuất sửa luật và xây dựng luật mới”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định.

Báo cáo tóm tắt về rà soát, đánh giá thực hiện luật GDĐH, đại diện Vụ GDĐH cho biết, qua 5 năm thực hiện (2019 – 2023), luật GDĐH cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển GDĐH, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về GDĐH, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH; bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước và góp phần phát triển kinh tế – xã hội… Có thể khẳng định rằng, việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện tự chủ ĐH là một chủ trương đúng đắn, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở GDĐH thực hiện tự chủ trong thời gian qua.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bo-gd-dt-lay-y-kien-chuyen-gia-de-de-xuat-sua-luat-giao-duc-luat-gddh-185241217170727216.htm

Cùng chủ đề

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo nên một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đồng bộ. Đây cũng là cơ hội để điều chỉnh luật Giáo dục và luật...

Giải pháp nâng chuẩn cho hơn 8.500 giáo viên của TP.HCM

Theo quy định, đến năm 2030, TP.HCM phải hoàn tất lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên các bậc học. Sở GD-ĐT thống kê, TP hiện còn hơn 8.500 giáo viên chưa đạt chuẩn quy định. ...

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục

Các chuyên gia đầu ngành từ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã hỗ trợ 3 đại học lớn của Việt Nam từng bước trở thành cơ sở giáo dục đại học mang tầm quốc tế. Ngày 12-12, dự án...

‘Trường đại học’ thành ‘đại học’, bằng tốt nghiệp có khác?

Trước xu hướng trường đại học (ĐH) thành ĐH ở Việt Nam, không ít người vẫn chưa hiểu rõ vì sao lại tồn tại cách gọi 'rối' và dễ nhầm lẫn như vậy. Hai mô hình này khác nhau như thế nào, có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Hành trình bền bỉ của nữ sinh Nam Định giành HCV Olympic Hóa học Châu Á

Phan Bảo Ngọc đến từ "đất học Nam Định" là một trong số ít thí sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á năm 2025. ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Những lời chúc Tết hay, hài hước dành cho bạn gái cùng lớp

Bên cạnh những lời chúc Tết đến người thân, gia đình thì những lời chúc, nhắn gửi tới bạn bè cũng là món quà ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Dưới đây là những lời chúc Tết đến các bạn gái cùng lớp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Chúc mừng năm mới, cô bạn xinh xắn ơi. Được biết và học cùng lớp với bạn là một trong những điều tuyệt vời trong...

Cô giáo Hà Nội ‘mất ăn mất ngủ’ tìm cách đưa tranh dân gian Hàng Trống tới học sinh

Cho trẻ mầm non sớm tiếp cận và hình thành những cảm xúc tích cực ban đầu với tranh dân gian Hàng Trống là cách làm sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trường Mầm non Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hơn 22 năm công tác, cô Nguyễn Thị Mỹ Ngọc luôn tận tụy với công việc. Sống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cô cảm nhận được sự lãng quên của xã hội hiện đại...

Nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị ung thư được Bộ GD-ĐT phê duyệt năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa phê duyệt Danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ GD-ĐT năm 2025 với 25 đề tài nghiên cứu của giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH. ...

Mới nhất

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Công ty may có ‘bố là chủ tịch, con làm tổng giám đốc’ báo lãi kỷ lục

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG vừa công bố báo cáo tài chính quý 4-2024 với lãi sau thuế 315 tỉ đồng, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. ...

Chồng đi làm xa về nhà ăn Tết, vợ và 3 con gái đợi đến nửa đêm chạy ra đón

(Dân trí) - Ô tô vừa dừng trước cửa nhà, anh Quý đã trông thấy 3 cô con gái chạy ùa ra, vui mừng hò reo đón bố về ăn Tết. Nghe tiếng ô tô dừng trước cửa nhà khuya 12/1, ba cô con gái mừng rỡ, vừa hét lớn "bố ơi" vừa ùa ra đón anh Nguyễn Văn Quý...

Tăng mức phạt với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm

Cần có mức phạt cao hơn để kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Cần có mức phạt cao hơn để kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đề xuất tăng...

Hành trình bền bỉ của nữ sinh Nam Định giành HCV Olympic Hóa học Châu Á

Phan Bảo Ngọc đến từ "đất học Nam Định" là một trong số ít thí sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi...

Mới nhất

Phá kỷ lục 3 tháng