Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào?

Bộ GD-ĐT ‘điều chỉnh’ môn tích hợp thế nào?


Cụ thể, văn bản về việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng ký, nêu thực tế triển khai dạy tích hợp thời gian qua cho thấy việc phân công giáo viên (GV) và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học còn khó khăn, vướng mắc.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 1.

Một buổi học tích hợp môn khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7 tại TP.HCM

Do vậy, Bộ GD-ĐT đưa ra một số lưu ý các nhà trường thực hiện việc phân công GV, xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các môn tích hợp, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đồng thời có xây dựng khung kế hoạch dạy kèm theo để các cơ sở giáo dục tham khảo.

Môn khoa học tự nhiên dạy theo mạch nội dung

Ở môn khoa học tự nhiên (cấp THCS), Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phân công GV bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo của GV với nội dung dạy học được phân công (theo các mạch nội dung chất và sự biến đổi của chất, năng lượng và sự biến đổi, vật sống, trái đất và bầu trời).

“Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV để bảo đảm chất lượng dạy học”, văn bản của Bộ nêu.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo tiếp tục xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với mạch nội dung theo chương trình môn học. Trong trường hợp khó khăn về xếp thời khóa biểu, cần linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung hoặc các chủ đề của chương trình để xếp thời khóa biểu phù hợp với việc phân công GV, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm (bảo đảm nội dung dạy học trước là cơ sở cho nội dung dạy học sau) và khả năng thực hiện của GV.

Về thực hiện kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT hướng dẫn kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; GV dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá với nội dung đó. Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với GV cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên, bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ. Ma trận, nội dung bài kiểm tra định kỳ được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình đến thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh (HS) làm bài kiểm tra sao cho thuận tiện trong việc phân công GV chấm bài, tổng hợp kết quả.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 2.

Học sinh trong giờ học môn sử-địa lý. Với môn học này, theo hướng dẫn mới, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý thay vì học theo mạch kiến thức như môn khoa học tự nhiên.

Lịch sử và địa lý dạy đồng thời các phân môn

Với môn lịch sử và địa lý, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường phân công GV bảo đảm sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo của GV với nội dung dạy học được phân công (theo phân môn lịch sử, địa lý và các chủ đề liên môn). Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng đảm nhận toàn bộ cả 2 môn phải được thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV để đảm bảo chất lượng dạy học.

Với môn học này, Bộ hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý thay vì học theo mạch kiến thức như môn khoa học tự nhiên. Các phân môn này cũng được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Nội dung bài kiểm tra đánh giá định kỳ với môn lịch sử và địa lý phải phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn tính đến thời điểm kiểm tra. Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các GV cùng dạy môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 3.

Ở môn khoa học tự nhiên (cấp THCS), Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo với nội dung dạy học được phân công

Bộ trưởng GD-ĐT từng nói sẽ “điều chỉnh” lớn với môn tích hợp

Mới đây, Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia giáo dục về quá nhiều bất cập của việc triển khai dạy học các môn tích hợp ở cấp THCS. Tại buổi làm việc của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) chiều 27.7, khi đại biểu nêu các khó khăn, bức xúc của cơ sở khi dạy học tích hợp, Bộ trưởng GD-ĐT cũng cho biết: “Bộ đã nhận thấy việc triển khai môn tích hợp là một thách thức lớn đang đặt ra” và cho rằng: “Môn tích hợp là câu chuyện “quả trứng và con gà”. Nghị quyết 88 của Quốc hội yêu cầu phải tích hợp một số môn học ở cấp THCS. Nếu chương trình không thiết kế môn tích hợp thì các trường sư phạm không có căn cứ để đào tạo GV dạy tích hợp. Khi bắt đầu thực hiện thì phải dùng đội ngũ GV cũ, tập huấn dần để chuyển đổi chứ không thể đợi đến 4 năm đào tạo GV dạy tích hợp ra trường rồi mới thực hiện chương trình này”.

Do vậy, theo Bộ trưởng GD-ĐT, môn tích hợp trước mắt sẽ có hai con đường: một là quay về như cũ thành các đơn môn; con đường thứ hai là vẫn kiên trì đổi mới và sẽ tính toán một lộ trình đến một năm nào đó GV cũ được tập huấn đầy đủ các điều kiện đảm bảo và sẽ hoàn tất. Phải xem đây là vấn đề chuyên môn và cần quá trình triển khai chứ không phải đặt ra yêu cầu về thời gian, tháng mấy phải làm xong vấn đề này.

Ngày 15.8, tại buổi gặp gỡ với nhà giáo trên toàn quốc, Bộ trưởng GD-ĐT cho biết việc triển khai tích hợp liên môn là một điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khi thiết kế chương trình, Bộ GD-ĐT đã tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, mục tiêu là phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Song khi triển khai thực tế vẫn gặp rất nhiều điểm vướng mắc. Khó khăn nhất là việc triển khai các môn tích hợp.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 4.

Giáo viên trên cả nước rất mong chờ sự điều chỉnh cụ thể từ Bộ GD-ĐT với môn tích hợp

Người đứng đầu Bộ GD-ĐT nói: “Từ việc kiểm tra, thu thập ý kiến chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, GV tại các địa phương, Bộ nhận thấy đây là điểm nghẽn, điểm khó. Đã có một số GV có thể dạy được tất cả các học phần trong môn tích hợp, nhưng đa số vẫn dạy theo các môn riêng biệt. Nhất là với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dù việc tập huấn GV đã được triển khai nhưng vẫn gặp những khó khăn lớn.

Căn cứ vào thực tế triển khai, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời gian ngắn sắp tới sẽ quyết định xem xét điều chỉnh việc dạy học các môn tích hợp bậc THCS. Chúng ta vẫn kiên trì việc dạy tích hợp ở bậc tiểu học vì đã làm tốt từ trước tới nay, nhưng riêng bậc THCS, Bộ sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia, khả năng cao sẽ đưa ra điều chỉnh. Có thể đây sẽ là điều chỉnh lớn nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Sau phát biểu này của Bộ trưởng, GV trên cả nước rất mong chờ sự điều chỉnh cụ thể từ Bộ với môn tích hợp. 

Hoạt động trải nghiệm: Không bắt buộc chia đều số tiết/tuần

Với hoạt động trải nghiệm, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các trường phân công GV có năng lực, chuyên môn phù hợp, nhưng ưu tiên bố trí GV phụ trách theo từng chủ đề. Ví dụ, đối với các chủ đề hoạt động hướng tới tự nhiên, GV địa lý sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho HS tìm hiểu, huy động các kiến thức và kỹ năng về bảo vệ môi trường…; đối với chủ đề hướng nghiệp, GV công nghệ sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức về trang thiết bị, dụng cụ lao động và kỹ năng an toàn…

Tại hướng dẫn, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý việc xây dựng thời khóa biểu đảm bảo sự linh hoạt, không bắt buộc chia đều số tiết/tuần, không bắt buộc thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong SGK. Hình thức tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá cũng được triển khai linh hoạt.



Source link

Cùng chủ đề

Cử tri đề nghị điều chỉnh dạy môn tích hợp, Bộ trưởng GD&ĐT nói gì?

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim SÆ¡n trả lời kiến nghị cá»­ tri Thanh Hóa gá»­i đến Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV về vấn đề dạy môn tích hợp THCS theo chương trình phổ thông mới. Cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD&ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.Trả...

Chọn sách giáo khoa: Quyền phê duyệt của giám đốc sở hay vẫn chủ tịch tỉnh?

Đại diện một số sở giáo dục và đào tạo đề nghị nên trao lại quyền phê duyệt chọn sách giáo khoa cho giám đốc sở. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giá sách đã giảm Tại hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào...

Tuyển sinh lớp 10: TP.HCM muốn được chủ động chọn môn thi thứ ba

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi vào lớp 10. Chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi năm tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến các Sở về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển...

Một huyện có 17 giáo viên yếu kém chuyên môn, không đủ năng lực giảng dạy theo chương trình mới

Ngày 12/10, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng Phòng GDĐT huyện Tu Mơ Rông, cho biết qua rà soát, xác định trên địa bàn hiện có 17 giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn; không đảm nhiệm được việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Hà Nội giải bài toán cấm dạy thêm thu tiền thế nào?

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng khi nhiều thầy cô băn khoăn việc cấm dạy thêm có thu tiền và hỗ trợ kinh phí để giáo viên ôn thi học sinh cuối cấp. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá, việc ban hành và áp dụng Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm là cần thiết. "Đây là hoạt động khá phức tạp, phạm vi rộng, nhu cầu của người...

Những điều cần nhớ về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm nay là hơn 1.071.000, tăng hơn 45.000 thí sinh so với năm ngoái. Trong đó, số thí sinh tự do là 46.978, chiếm 4,38%. Tổng số thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ là 66.927 em, chiếm 6,25%; nhiều nhất là thí sinh của Hà Nội với 21.554 thí sinh; TP.HCM có 13.076 em. Năm nay, chỉ 37% thí sinh chọn bài thi Khoa học tự...

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Nữ sinh đánh bạn tới tấp trong lớp, mang chích điện ra dọa

(NLĐO) – Một nữ sinh lớp 10 tại Đắk Lắk đã tát tới tấp vào mặt bạn ngay trong lớp học và dùng chích điện ra dọa trước sự chứng kiến của bạn học. ...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

CHOLIMEX FOOD HOÀ VÀO NIỀM VUI ĐÓN LỄ 30/4 CÙNG CHƯƠNG TRÌNH HUẾ – KINH ĐÔ ẨM THỰC

Chương trình “Huế – Kinh đô ẩm thực” 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/4-02/5 tại Công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP Huế), không chỉ hứa hẹn tạo ra không gian văn hoá ẩm thực đặc sắc mà còn là một trong những điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động văn hóa – lễ hội...

Đối tượng được ưu tiên trong khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2024

Trong hệ thống y tế, việc xác định đối tượng cần được ưu tiên trong khám chữa bệnh là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính nhân đạo, công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã có những quy định rõ...

Những thông tin cần có trong hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên là hoạt động quan trọng trong chính sách chăm lo toàn diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quá trình khám được diễn ra thuận lợi, chính xác và đúng quy định pháp luật, không thể thiếu bước chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp và từng...

“ĐO NI ĐÓNG GIÀY” CHO TÌNH YÊU THĂNG HOA

Chuẩn bị cho ngày trọng đại của đời mình, không ít cặp đôi dành nhiều tâm sức để kiếm tìm tín vật tình yêu ưng ý. Bởi nhẫn cưới là biểu tượng đồng hành, chứng nhân của tình yêu và giây phút thiêng liêng giữa hai người. Trong bài viết này, hãy cùng DOJI “đo ni đóng giày”...

VIMC đồng hành cùng Đoàn tàu Thống Nhất kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tối 29/4/2025, tại Ga Hà Nội, lễ khai mạc hành trình Đoàn tàu Thống Nhất đã được tổ chức trang trọng ngay trước thời khắc đoàn tàu SE1 lăn bánh. Sự kiện có sự tham dự của khách mời và đại diện các doanh nghiệp, trong đó có sự góp mặt của Tổng công ty Hàng hải Việt...

Mới nhất