Trang chủPolitical ActivitiesBộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện …


Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Pháp chế, Vụ Dầu khí và Than, Viện Năng lượng…; đại diện các bộ, ngành là thành viên của Hội đồng thẩm định; các chuyên gia phản biện…

Thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã rất khẩn trương triển khai các thủ tục liên quan như: xây dựng, phê duyệt đề cương dự toán; tổ chức lựa chọn đơn vị Tư vấn, xây dựng đề án; đăng tải trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Công Thương và có văn bản gửi các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương để tham vấn ý kiến đối với đề án.

Ngày 11/02/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 261/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định gồm đại diện các bộ, ngành như: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư…, cùng nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực năng lượng như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và các tổng công ty điện lực khu vực.

Các chuyên gia phản biện bao gồm: Ông Ngô Tuấn Kiệt, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng – Viện Hàn Lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Ủy viên phản biện; ông Nguyễn Thái Sơn, nguyên Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Để bảo đảm tiến độ rất cấp bách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc trình, phê duyệt đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước ngày 28/02/2025; đồng thời, bảo đảm tuân thủ các quy trình, thủ tục của pháp luật về quy hoạch và điện lực như Luật Quy hoạch, Luật Điện lực, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP… việc tham vấn ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan rất quan trọng.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và yêu cầu nhiệm vụ, hôm nay Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham vấn của các đồng chí thành viên Hội đồng thẩm định, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hoàn thiện đề án trước khi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổ chức cuộc họp chính thức theo quy định.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã xác định mục tiêu phấn đấu của Việt Nam trong năm 2025 là đạt tăng trưởng kinh tế thấp nhất 8%, phấn đấu ở mức 2 con số trong những năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thì mục tiêu tăng trưởng về năng lượng, đặc biệt là điện năng cần đạt hệ số 1,4 – 1,5% mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Mặt khác, theo cam kết của Việt Nam tại COP26 là đạt mục tiêu trung hòa cac bon vào năm 2050, cần tăng rất nhanh về quy mô điện năng và thay đổi rất mạnh về cơ cấu. Cụ thể, đến năm 2030 tổng công suất cần gấp 2,5 – 3 lần công suất hiện có và đến năm 2050 thì phải đạt quy mô gấp 5 – 7 lần; giảm tối đa nguồn điện hóa thạch và tăng tối đa nguồn điện năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời), phát triển các nguồn năng lượng mới, sạch (như điện khí, điện hạt nhân). Với những lý do đã nêu, việc xây dựng Quy hoạch điện VIII điều chỉnh là hết sức cần thiết, theo luật Quy hoạch thì cần điều chỉnh theo chu kỳ 5 năm một lần và năm 2025 là năm thuộc chu kỳ điều chỉnh theo quy định, đồng thời cũng cần phải được điểu chỉnh để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chính phủ đã chỉ đạo phải phát triển tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo (gồm điện gió, điện mặt trời, điện mặt trời tập trung, điện mặt trời áp mái, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi), phát triển hợp lý các nguồn điện nền, đặc biệt là các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch…, đồng thời phải đạt mục tiêu cân đối giữa các vùng miền, cân đối giữa nguồn và truyền tải nhằm vào 3 mục tiêu cơ bản, gồm: (1) Bám sát nhu cầu phụ tải của đất nước, của vùng; (2) Đáp ứng các hợp đồng mua bán điện trực tiếp DPPA và (3) Đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu điện sạch.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong năm vừa qua, Trung ương và Quốc Hội đã chỉ đạo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành Luật Điện lực (sửa đổi). Có thể nói, Luật Điện lực sửa đổi đã đạt mục tiêu một cách ngoạn mục, tuy chưa được nhiều kỳ vọng nhưng ít nhất cũng góp phần giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển các nguồn năng lượng mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang rất khẩn trương hoàn tất các Nghị định, Quy định chi tiết để thực hiện Luật Điện lực (sửa đổi). Bộ Công Thương cùng với các Bộ, ngành có liên quan cũng đang gấp rút hoàn thành những Thông tư để hướng dẫn các đơn vị, dự kiến sẽ được công bố trong vài ngày tới. Như vậy, Luật Điện lực (sửa đổi) được thực thi, cùng với việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII sẽ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và thực hiện mục tiêu trung hòa cac bon của Việt Nam.

Tại Hội nghị, các chuyên gia phản biện là những người có chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích, dự báo, tính toán cụ thể và những đóng góp có giá trị, sát với thực tiễn nhằm xây dựng đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đủ điện, kịp thời cho phát triển kinh tế – xã hội; phù hợp với quy định pháp luật.

Kết luận Hội nghị, Thay mặt cho cơ quan chủ trì soạn thảo và Hội đồng thường trực Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn sự hiện diện của các thành viên Hội đồng thẩm định, đặc biệt là các ý kiến góp ý để tư vấn, giúp cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ, dự thảo tài liệu phục vụ công tác thẩm định chính thức của Hội đồng.

Bộ trưởng đề nghị các thành viên quán triệt kỹ mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, tuân thủ đầy đủ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và thành viên Hội đồng thẩm định, đối chiếu với Hồ sơ Quy hoạch (điều chỉnh) để phát hiện, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) đối với dự thảo Quy hoạch.

 “Đề nghị các đơn vị tư vấn và cơ quan thường trực tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo trình ra Hội đồng chính thức thời gian tới. Các ý kiến khác của các thành viên tiếp tục gửi đơn vị tư vấn và cơ quan thường trực trước ngày 15/2 để có điều kiện tiếp thu, hoàn thiện dự thảo”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị.

Qua thảo luận của các đại diện đơn vị phản biện, Bộ trưởng yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu một số nội dung sau:

Thứ nhất, về dự báo tăng trưởng, cần đặt ra 3 kịch bản: kịch bản cơ sở, kịch bản cao, kịch bản cực đoan. Đối với kịch bản cơ sở cần điều chỉnh cao từ 45-50% so với Quy hoạch điện VIII; kịch bản cao từ 60-65%; kịch bản cực đoan từ 70-75%. Đơn vị tư vấn cần tính lại, phân bổ cơ cấu và thay đổi tư duy phát triển điện và tư duy phát triển kinh tế theo từng vùng và trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, về nguồn, cần phát triển tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo; thủy điện, thủy điện tích năng (lưu ý đến việc không ảnh hưởng đến vấn đề môi trường); điện sinh khối (bao gồm cả rác, điện sinh khối); đặc biệt, chú ý phát triển năng lượng mới như điện khí tự nhiên trong nước, khí hóa lỏng và điện hạt nhân. Cần phát triển điện hạt nhân tập trung, điện hạt nhân quy mô nhỏ trên phạm vi cả nước, chú trọng phát triển nguồn điện qua pin lưu trữ.

Thứ ba, về truyền tải, Bộ trưởng yêu cầu cần đề cập trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải là áp dụng lưới điện thông minh; truyền tải lên miền cần tính đến phương án là cáp ngầm (kể cả ngầm trên bờ và dưới đáy biển); còn từ đoạn nổi hay trạm biến áp có thể bằng hệ thống truyền tải nội miền, lưới điện thông minh để giải tỏa công suất của các cơ sở này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng đề nghị tinh thần chung là hạn chế đến mức tối đa truyền tải liên miền; cần thay đổi tư duy phát triển điện và tư duy phát triển kinh tế theo vùng miền để giải quyết được vấn đề.

Về các giải pháp, Bộ trưởng cũng thống nhất, cần phải tiến tới thị trường điện cạnh tranh cả 3 cấp độ: phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh; có giá điện theo 2 thành phần (gồm cả giá mua và giá bán); xác định khung giá theo giờ, khung giá cho các loại hình điện năng (đối với những loại hình điện năng chưa có cơ sở thực tiễn cũng mạnh dạn đề xuất xây dựng khung giá để thu hút đầu tư và sẽ điều chỉnh theo thực tiễn phát sinh).

Khẩn trương có quy định tách bạch giá truyền tải với giá thành sản xuất điện theo hướng thị trường, tính đúng, tính đủ, tính chi phí của giá truyền tải để huy động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền tải, kể cả truyền tải liên miền, truyền tải nội miền và thực hiện mua bán điện trực tiếp. Đặc biệt cần phải có cơ chế đặc thù cho từng loại hình điện năng, nhất là nguồn điện nền và nguồn năng lượng mới. Ngoài ra, cần bổ sung hệ giải pháp về cơ chế lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định, cơ chế huy động các nguồn vốn, nhất là vốn trong nước, vốn trong dân để có thể thực hiện được.

“Đề nghị đơn vị tư vấn, đơn vị chủ trì, cơ quan thường trực khẩn trương trước ngày 15/2 lấy đủ ý kiến của các thành viên trong Hội đồng thẩm định cũng như ý kiến thành viên phản biện để biên tập hoàn thiện tài liệu chính thức, gửi trước thành viên trong khoảng 3 ngày. Dự kiến ngày 18/12, chúng ta sẽ họp Hội đồng thẩm định quốc gia chính thức lần thứ 2 để thảo luận, biểu quyết thông qua. Dựa trên kết quả đó, đơn vị tư vấn và cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện để trình lên Chính phủ khoảng ngày 20 – 22/2 để các thành viên Chính phủ thảo luận và góp ý kiến”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII gồm 12 Chương. Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã nghiên cứu, tính toán một số kịch bản, phương án khác nhau đảm bảo tính khách quan, khoa học, tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục trong lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Đề án đã tuân thủ các văn kiện của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển năng lượng, quy hoạch tổng thể quốc gia, bám sát và tiếp thu đầy đủ các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, ý kiến góp ý của các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước có liên quan.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/bo-cong-thuong-to-chuc-hoi-nghi-tham-van-y-kien-hoi-dong-tham-dinh-de-an-dieu-chinh-quy-hoach-dien-viii.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 lời khuyên cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Bắc Âu chuẩn bị tuân thủ EUDR

Để tiếp cận và duy trì thị phần trong khu vực này, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng theo các lời khuyên sau:1. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràngDoanh nghiệp cần đảm bảo cà phê xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của EUDR, bao gồm:·         Sản phẩm không gây phá rừng.·         Tuân thủ luật pháp tại quốc gia sản xuất.·         Chia sẻ thông tin vị trí địa lý cụ thể của...

Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Dưới đây là một số bài học quan trọng từ các hội chợ thời trang tại Bắc Âu, chẳng hạn như CIFF (Copenhagen International Fashion Fair) ở Đan Mạch, Oslo Runway ở Na Uy, và Stockholm Fashion District ở Thụy Điển. 1. Chú trọng tính thẩm mỹ và thị hiếu tối giản Người tiêu dùng Bắc Âu ưa chuộng thiết kế tối giản, bền vững và thực dụng. Tại các hội chợ như CIFF, các thương hiệu thường tập trung...

Ca-na-đa ban hành kết luận đợt rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với mặt hàng ống …

Trong đợt rà soát này, một số nhà xuất khẩu/sản xuất Đài Loan-Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan đã cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của CBSA nên được tính mức thuế riêng cho các lô hàng nhập khẩu vào Ca-na-đa trong tương lai, áp dụng từ ngày 31 tháng 01 năm 2025. Một số doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm không tham gia cung cấp/cung cấp không đầy đủ thông...

Các yêu cầu truy xuất nguồn gốc chặt chẽ hơn đang chi phối thị trường mật ong Bắc Âu và lời khuyên …

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc mới tại Bắc ÂuGhi nhãn xuất xứ rõ ràng: Các loại mật ong pha trộn phải ghi rõ từng quốc gia xuất xứ trên nhãn chính.Áp dụng công nghệ kiểm tra hiện đại: Các mẫu mật ong sẽ được kiểm tra bằng công nghệ tiên tiến để đảm bảo tính xác thực.Hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ: Toàn bộ chuỗi cung ứng, từ tổ ong đến sản phẩm cuối cùng, phải được ghi...

Sắp diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu và Hội chợ về quà tặng, quà lưu niệm

Hội chợ được tổ chức nhằm góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu của thành phố, đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh lâu dài, cung ứng vào chuỗi sản phẩm.Tiếp nối thành công và hiệu quả của các kỳ hội chợ đã diễn ra trong năm 2023, 2024 và cùng với mục tiêu hỗ...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở...

(MPI) – Ngày 05/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa...

Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Sáng 11/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. ...

Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) - Sáng 6/1, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ chủ...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Cùng chuyên mục

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở của càphê Robusta. ...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung là Tổ trưởng. Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. Ảnh minh họa....

Hội nghị thẩm định Đề án thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Bình Định

Sáng ngày 13/02/2025, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án thành lập thị trấn An Hòa thuộc huyện An Lão và Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chủ trì Hội nghị. Tham...

Quốc hội chuyển vai nhiều về cho Chính phủ để điều hành linh hoạt

Dự Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định theo hướng tạo điều kiện để Chính phủ dễ điều hành kinh tế xã hội, tăng cường vai trò của “cơ quan trình phải chịu trách nhiệm đến cùng”. Sáng ngày 12/02/2024, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự Luật Ban hành...

Mới nhất

Á hậu Kim Duyên ngày càng gợi cảm, tiết lộ cuộc sống kín tiếng

Á hậu Phạm Kim Duyên tái xuất với hình ảnh gợi cảm sau giảm cân. Cô tiết lộ cuộc sống kín tiếng, dành thời gian kinh doanh, thiện nguyện thay vì dấn thân showbiz. Phạm Kim Duyên sinh năm 1993, là Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2013. Đây cũng là cuộc thi Hà Anh đoạt á...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Xu hướng hẹn hò mới trong dịp Lễ tình nhân

Ứng dụng hẹn hò vừa cập nhật tính năng Khám phá, bổ sung các sở thích mới giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nửa kia phù hợp hơn. Trong dịp...

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở...

Mới nhất