Trang chủChính trịNgoại giaoBình thường mới thời khủng hoảng lúa gạo

Bình thường mới thời khủng hoảng lúa gạo


Khủng hoảng lương thực toàn cầu có phải là điều bình thường mới?

Bảy tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt hơn 4,83 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng  và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục thống kê. (Nguồn: TTXVN)
Bảy tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt hơn 4,83 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục thống kê. (Nguồn: TTXVN)

Từ gạo Ấn Độ đến lúa mì Australia, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến năng suất, làm tăng thêm tình trạng thiếu lương thực và giá cả tăng vọt do xung đột quân sự Nga – Ukraine.

Thị trường thế giới chao đảo nhiều tuần qua, sau khi Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo hàng đầu chính thức áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo. Một số quốc gia khác cũng hạn chế xuất khẩu, trong khi các nước muốn tăng nhập để đảm bảo an ninh lương thực. Kết quả là giá gạo trên thị trường thế giới ngày càng tăng. Ở châu Á, giá đã đạt mức cao nhất trong 15 năm. Ở Ấn Độ, giá gạo đã tăng hơn 30% kể từ tháng 10 năm ngoái.

Bình thường mới lẽ nào là những cú sốc về khí hậu, xung đột và cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp toàn cầu?

Nguy cơ thiếu gạo cận kề

Cuối tháng Bảy, Ấn Độ tuyên bố tạm dừng xuất khẩu gạo trắng để kiểm soát lạm phát trong nước tăng vọt và bảo đảm nguồn cung nội địa. New Delhi cho biết, họ buộc phải “ra tay” vì giá quốc tế lên quá cao. Ngay sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, việc hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực rộng lớn hơn, dẫn đến giá cả tăng vọt và nguy cơ đói kém gia tăng.

Trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Ấn Độ, lệnh cấm xuất khẩu này, giống như ở một số quốc gia khác, xem ra khó có thể được dỡ bỏ trong ngắn hạn.

Trang mạng của Viện nghiên cứu kinh tế Lowy đánh giá, nỗi lo thiếu gạo đang gia tăng trên khắp châu Á-khu vực sản xuất và tiêu thụ tới 90% lượng gạo trên thế giới. Nguyên nhân là sản lượng gạo giảm đáng kể, giá quốc tế tăng cao và nguồn cung phân bón trên toàn cầu hạn chế.

Trong khi đó, một phần do tác động của tình trạng El Nino, nên nguồn cung gạo của các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như Thái Lan (chiếm 15% lượng xuất khẩu gạo trên toàn cầu) và Việt Nam (14%) khó lấp đầy khoảng trống mà gạo Ấn Độ để lại.

Nhiều quốc gia khác được cho là đang “theo chân” Ấn Độ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hạn chế xuất khẩu gạo. Mặc dù hiện tại, một số nguồn cung gạo lớn tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu, song một số ý kiến cho rằng, không thể loại trừ khả năng các quốc gia khác, chẳng hạn ở Đông Nam Á có thể ra quyết định hạn chế xuất khẩu gạo để đối phó với tình trạng tích trữ trong nước.

Các nhà sản xuất gạo khác ở châu Á đã phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây. Hạn hán ở nước này (Bangladesh, Thái Lan), nhưng lại lũ lụt, mưa lớn ở nước khác (Trung Quốc), ngoài ra, tình trạng El Nino hiện chưa rõ ràng, nhưng được dự báo sẽ rất dữ dội trong niên vụ 2023-2024.

Những “cú sốc khí hậu” khiến chính phủ các nước rất lo lắng. Văn phòng Tổng thống Philippines đã ban hành các khuyến nghị chuẩn bị cho tình trạng El Nino. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cảnh báo về một mùa khô kéo dài trước cuộc bầu cử năm sau.

Thái Lan lo ngại El Nino có thể kéo dài đến năm 2025, gây thiệt hại hơn 40 tỷ Baht cho nông nghiệp và nông dân được yêu cầu chỉ trồng một vụ lúa để tiết kiệm nước. Trong khi đó, một số địa phương chủ chốt của Trung Quốc – nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn.

Cơ hội vàng cho nhà sản xuất lớn?

Để tránh tình trạng lặp lại cuộc khủng hoảng giá lương thực giai đoạn 2007-2008, đồng thời giải quyết nỗi lo thiếu hụt và lạm phát, chính phủ các nước tiêu thụ nhiều gạo đều tranh thủ mua, gia tăng dự trữ.

Trung Quốc nỗ lực tăng dự trữ quốc gia. Indonesia lên kế hoạch nhập khẩu gạo từ Campuchia và Myanmar để hỗ trợ nguồn dự trữ gạo của chính phủ…

Trong khi đó, sự sụt giảm đồng loạt trong sản xuất nông nghiệp – bao gồm cả sản xuất gạo – sẽ có hiệu ứng domino, khiến nguồn cung hạn chế trên thị trường toàn cầu. Điều này kết hợp với nhu cầu dự trữ tăng cao, tương lai có thể dẫn đến cạnh tranh mua từ các nước nhập khẩu và đẩy giá lương thực tăng mạnh hơn trên khắp châu Á và hơn thế nữa.

Trong một môi trường địa chính trị ngày càng phức tạp, an ninh lương thực là một phần của an ninh quốc gia, những tình huống như vậy sẽ làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh về nguồn cung thực phẩm và nguy hiểm hơn, có thể đẩy những căng thẳng chính trị và kinh tế xã hội lên cao và lan rộng trên toàn khu vực.

Giữa “cơn đau đầu” của nhiều chính phủ tìm nguồn cung lúa gạo, các nước như Australia – cường quốc nông nghiệp và vựa lúa mì toàn cầu, có thể tìm thấy cơ hội để tăng cường can dự và tăng xuất khẩu vào đúng thời điểm.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nguồn cung lớn có thể tranh thủ thời cơ “vàng”, đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới, khi cả nhu cầu và giá cả xuất khẩu tăng từng ngày.

Hiệp hội lương thực Việt Nam thông tin, xuất khẩu gạo đang thuận lợi, nhất là trong những tháng cuối năm bởi các thị trường lớn như Trung Quốc, Philippines, Malaysia… vẫn mua mạnh. Trong khi, người tiêu dùng tại thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở khu vực Trung Đông đang ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam, tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo.

Theo báo cáo tháng 7/2023 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2023/2024 dự báo đạt mức 520,8 triệu tấn, tăng 8 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng tiêu thụ trên toàn cầu dự kiến đạt kỷ lục 523,9 triệu tấn, vượt sản lượng gạo dự kiến 3,1 triệu tấn. Cùng với mức tồn cuối vụ thấp nhất kể từ niên vụ 2017/2018, cho thấy cung – cầu đang lệch nhau, bởi khi nhu cầu dự trữ gạo tăng lên, thì nguồn cung, cũng như tồn từ các niên vụ đang giảm sút.

Điều này rõ ràng tạo cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam, bởi theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, Việt Nam vẫn có thể đủ nguồn cung để xuất khẩu khoảng 7,5-8 triệu tấn gạo, trong đó, gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn. Giá gạo xuất khẩu bình quân tính trong sáu tháng ước đạt hơn 540 USD/tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2022 và là mức cao nhất trong một thập kỷ qua.

Tuy nhiên, nắm được cơ hội này hay không, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết – biến đổi khí hậu, mà còn là vấn đề đầu tư vào ngành nông nghiệp trong thời gian tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore

Tính chung cả năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. ...

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam, cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Giá gạo châu Á hiện cũng giảm mạnh.Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.Nhân...

Khai mạc Diễn đàn nghị viện Hợp tác Pháp ngữ

Kinhtedothi - Sáng 21/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Khai mạc Diễn đàn nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự kiện do Quốc hội Việt Nam tổ chức nhân dịp đăng cai Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF). Phát biểu khai mạc Diễn đàn, thay mặt Quốc hội và Nhân dân Việt Nam, Chủ...

10 tấn gạo bán trong vòng 1 tiếng, ngành công thương lý giải

Ngày 18-1, người dân vẫn tiếp tục đến các nhà máy xay xát, công ty xuất khẩu gạo để mua gạo về dự trữ, thậm chí nhiều người còn dùng xe tải chở gạo đến các vùng sâu, vùng xa để bán cho người dân. ...

Gạo Việt vươn lên Top 3 thế giới và thách thức trong năm 2025

Năm 2024, ngành gạo Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu, vươn lên Top 3 thế giới. Tuy nhiên, năm 2025, ngành đối mặt với nhiều thách thức từ cạnh tranh toàn cầu và biến động giá. Chất lượng và thương hiệu sẽ là yếu tố quyết định giúp gạo Việt duy trì phát triển bền vững. Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục mới Bộ Công Thương cho biết, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2024 nước ta tăng 12%, trong khi kim...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Mới nhất

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không...

Mới nhất