Trang chủDestinationsQuảng NinhBình Liêu: Nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU

Bình Liêu: Nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU


Cán bộ Đồn BPCK Hoành Mô giúp người dân thôn Nà Choòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu xây dựng vườn mẫu.
Cán bộ Đồn BPCK Hoành Mô giúp người dân thôn Nà Choòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu xây dựng vườn mẫu.

Bà Hoàng Thị Vịnh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bình Liêu cho biết: Là huyện miền núi, biên giới đặc biệt nhất cả nước với khoảng 95% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, Bình Liêu luôn nhận được nhiều sự quan tâm rất lớn của trung ương, của tỉnh thông qua các cơ chế chính sách về đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; an sinh, phúc lợi xã hội; việc làm, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đào tạo nghề, giáo dục, y tế…. Đặc biệt, hệ thống giao thông kết nối 104 thôn, bản của huyện được hoàn thành đã trở thành sợi dây kết nối thúc đẩy sự phát triển địa phương. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn, tạo động lực để nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu; xây dựng diện mạo các vùng nông thôn, miền núi biên giới của huyện ngày càng khang trang, hiện đại; củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, chính quyền… Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, Bình Liêu vẫn là địa phương còn nhiều khó khăn. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chất lượng y tế, giáo dục còn hạn chế. Đặc biệt là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ…  

Xác định rõ đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, thời gian qua, bám sát các nội dung của Nghị quyết 06-NQ/TU, Huyện ủy Bình Liêu đã rà soát, xây dựng Chương trình hành động với những mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Cụ thể, huyện phấn đấu đến hết năm 2022, không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới; đến năm 2023, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có 20% xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người gấp 2 lần so năm 2020; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, khó khăn… Đến năm 2030, có hệ thống kết cấu kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, kết nối thuận lợi với các vùng phát triển của tỉnh; 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 100% thôn, khu phố duy trì, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân…

Trên cơ sở mục tiêu cụ thể đã đặt ra, Huyện ủy chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lựa chọn 3 khâu đột phá thực hiện nghị quyết, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Trong đó, xác định rõ 3 khâu đột phá gồm: Từng bước phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ vùng nông thôn, đồng bào DTTS; đẩy mạnh phát triển giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện thời gian tới và đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp gắn với phát huy những tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, đường biên giới, truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng…

Bà Vi Thị Sẹc, 77 tuổi, vợ Liệt sỹ tái giá ở thôn Đồng Cặm, xã Hoành Mô bên ngôi nhà mới được lực lượng BĐBP hỗ trợ kinh phí, ngày công xây dựng.
Bà Vi Thị Sẹc, 77 tuổi, vợ liệt sĩ tái giá ở thôn Đồng Cặm, xã Hoành Mô bên ngôi nhà mới được lực lượng BĐBP hỗ trợ kinh phí, ngày công xây dựng.

Căn cứ Chương trình hành động, UBND huyện chủ động xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, đề án, chương trình phát triển phát kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh. Huyện xác định phát triển giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu nông thôn, gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới… Trong quá trình triển khai, huyện Bình Liêu chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn để tạo sự đồng thuận và tham gia thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 06 đã tạo động lực to lớn góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, giảm nghèo bền vững. Tính đến hết năm 2022, huyện còn 154 hộ nghèo, cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt hơn 62 triệu đồng/người/năm. Huyện phấn đấu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng/người. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bình Liêu không còn hộ nào có nhà ở tạm, dột nát, 11 thôn trên địa bàn huyện đủ điều kiện ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Đặc biệt 100% hộ dân hiện đang được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và được sử dụng điện đảm bảo an toàn, chất lượng.

Về phát triển sản xuất, Bình Liêu đã hoàn thiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt đối với các dự án: Chăn nuôi gia súc (trâu, bò), trồng cây dược liệu, trồng hoa chất lượng cao, đầu tư cơ sở chế biến tinh dầu hồi, sở và chế biến gỗ rừng trồng. Riêng về lĩnh vực giáo dục, 100% các xã, thị trấn huyện Bình Liêu đến nay đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3…

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, huyện Bình Liêu tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung Nghị quyết 06 đã đề ra. Qua đó, góp phần không ngừng xây dựng địa phương ngày càng phát triển vững chắc về mọi mặt.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Liêu: Tích cực hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu “Quảng Ninh 60 năm xây dựng và phát triển”

Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu “Quảng Ninh 60 năm xây dựng và phát triển” do Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức, đông đảo đảng viên, CCVC, người lao động, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Bình Liêu đã tích cực tham gia. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, ý nghĩa và thiết thực chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023). Đến nay, Ban Tổ...

Bí thư chi bộ 9X năng động

Với sự năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, những bí thư chi bộ 9X đang chứng tỏ bản lĩnh, hạt nhân chính trị ở khu dân cư, được người dân quý mến, tín nhiệm. Sau gần 4 năm đảm nhận cương vị Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Mó (xã Húc Động, huyện Bình Liêu), chị La Thị Thâu (SN 1990) đã chứng tỏ được năng lực, sự gương mẫu của người...

Bình Liêu đổi mới công tác xây dựng Đảng

Sau 2 năm rưỡi thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, cùng với những kết quả đáng khích lệ trong phát triển KT-XH, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của huyện Bình Liêu tiếp tục có nhiều đổi mới, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức, cơ sở đảng, góp phần xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững...

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc

Là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất tỉnh, Bình Liêu sở hữu tiềm năng văn hóa đa dạng và khác biệt. Để phát huy tối đa lợi thế sẵn có này, những năm qua huyện đặc biệt chú trọng đầu tư cho công tác bảo tồn văn hóa, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc, gắn với nâng cao chất lượng sống cho nhân dân. Bình Liêu là huyện miền núi biên giới với...

Bình Liêu: Tạo đột phá trong phát triển dịch vụ, du lịch

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020-2025, du lịch Bình Liêu từng bước phục hồi và khởi sắc. Kết quả đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua đã tạo tiền đề để Bình Liêu hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch biên giới của Quảng Ninh. Nửa đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh tích cực chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023

Mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp, nhưng đến thời điểm này, công tác ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đã và đang được ngành GD&ĐT Quảng Ninh chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh bước vào kỳ thi nghiêm túc, hiệu quả và đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng dịch. Sau khi hoàn tất tổ chức kỳ thi vào lớp...

Đoàn Than Quảng Ninh: Thi đua sáng tạo trong lao động, sản xuất

Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh có gần 21.000 đoàn viên, chiếm gần 1/3 lực lượng lao động chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Nhiều phong trào thi đua được tuổi trẻ ngành than hưởng ứng thực hiện đã tạo ra khí thế thi đua lao động, sản xuất ngày càng hăng say, phát huy sức trẻ sáng tạo.  Công ty Than Nam Mẫu là một trong những đơn vị điển hình...

TX Quảng Yên: Tạo đồng thuận trong GPMB

Với định hướng phát triển trở thành KKT ven biển, động lực quan trọng thúc đẩy khu vực miền Tây của tỉnh, Quảng Yên đón nhận sự quan tâm lớn khi hàng loạt các dự án động lực được ưu tiên đầu tư trên địa bàn. Tuy nhiên, điều này lại trở thành áp lực khi công tác GPMB đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ chính quyền địa phương. Năm 2023, TX Quảng Yên có 31 dự...

Hiệu quả và sức lan tỏa từ dân vận chính quyền ở Quảng Yên

Thời gian qua, công tác dân vận được cả hệ thống chính trị ở TX Quảng Yên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, tạo được niềm tin trong nhân dân. Cùng với việc thực hiện có hiệu quả mô hình dân vận khéo, xác định dân vận chính quyền là một nội dung...

Động viên đội hình tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” năm 2023

Sáng 28/6, ngày đầu tiên diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đến một số điểm thi trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai chương trình Tiếp sức mùa thi; thăm, tặng quà, động viên các đội hình thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” kỳ thi THPT quốc gia 2023 và tặng quà động viên học sinh có hoàn...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất